Rể Ngoan Xuống Núi, Tu Thành Chính Quả

Chương 594: Tôi sẽ cố hết sức




Đại hội võ lâm không có nhiều người như Lý Dục Thần tưởng tượng, cũng chỉ có mấy chục người đến tham gia.

Chị Mai nói, mấy chục người này đại diện cho võ lâm Nam Giang.

Phần lớn bọn họ đều là trưởng môn hoặc trưởng lão của các môn phái, đều là nhân vật nổi tiếng ở địa phương, trong mắt đệ tử môn nhân, là tiền bối tôn trưởng vô cùng lợi hại.

Nhưng đến đây, người nào cũng nghiêm chỉnh ngồi trên vị trí của mình, chờ đợi hai đại tông sư đến, giống như học sinh ngoan ngoãn đợi giáo viên lên lớp sau tiếng chuông giữa giờ học.

Lý Dục Thần không có thiệp mời, đương nhiên không có chỗ ngồi, cũng may ở hội trường còn có mấy chỗ ngồi lẻ tẻ, chỉ là vị trí hơi xa một chút, ở trong góc. Người ngồi ở đây hiển nhiên thân phận địa vị đều thấp hơn một chút.

Lý Dục Thần cũng không để ý, đưa theo Mã Sơn và Lâm Vân qua đó.

Ba người chị Mai cũng dứt khoát bỏ chỗ ngồi của mình và ngồi cùng với anh.

Họ vừa mới ngồi xuống đã có hai người quen đi đến chào hỏi họ.

Một người là Lê Chấn Đông, một người Võ Tu Nghị, bây giờ đã đổi tên là Võ Đức Hổ, họ lần lượt đại diện cho phái Thiết Y và Ưng Trảo Môn.

Hai người thường xuyên đến quán Giang Hồ, đặc biệt là Võ Tu Nghị, còn làm nhân viên rửa rau ở quán Giang Hồ một thời gian, vô cùng thân thiết với họ.

Sau khi chào hỏi xong, hai người cũng không về chỗ ngồi, mà ghé lại ngồi bên cạnh sư phụ Vinh.

Hội trường này vốn dùng làm phòng trưng bày triển lãm, vô cùng rộng rãi, sau khi chuyển đi tất cả dụng cụ triển lãm và tường triển lãm, lại càng trống không. Hơn trăm người ngồi ở đây, cảm giác thưa thớt lẻ tẻ. Ngược lại là trong góc của họ, lại náo nhiệt vui vẻ hơn.

Chị Mai giới thiệu với Lý Dục Thần những người ngồi trong hội trường, còn những người mà bà ta không biết, thì Lê Chấn Đông và Võ Đức Hổ bổ sung tiếp.

Lý Dục Thần không có hứng thú với những người đó, chỉ nghe cho qua. Thực ra anh cũng không có hứng thú với cả đại hội võ lâm, đến tham dự, là vì muốn giải quyết một số việc.

Đại hội Tiên Môn tổ chức sáu mươi năm một lần, cũng gọi là hội Dạo Trì, mới khiến anh hứng thú.

Ngược lại là hai người ở trong góc đối diện thu hút sự chú ý của anh.

Hai người này không ngồi cùng nhau, một người ngồi ở góc Đông Bắc, một người góc Đồng Nam. 

Ở góc Đông Bắc là một người đàn ông trung niên, lùn thấp bé, để ria mép hai bên, trông cũng rất bình thường. Vì ngồi ở trong góc, chắc chắn thân phận địa vị không cao, đương nhiên không thu hút người khác chú ý.

Nhưng Lý Dục Thần cảm nhận được một luồng khí †ức cường mạnh được kiểm soát từ trên người ông ta.

Đây là một cao thủ.

Ở góc Đông Nam là một cô gái trẻ, ngũ quan xinh đẹp, chỉ là da hơi đen, nhưng không phải là đen bẩm sinh, có lẽ là vì thường xuyên phơi nắng.

Cô gái này không phải là cao thủ võ đạo, nhưng có dị thuật, rất có thể là vu tu.

Tuy đã chú ý đến hai người này, nhưng không liên quan gì đến Lý Dục Thần, chị Mai cũng không giới thiệu với anh người ngồi trong góc, cho nên anh cũng chỉ lướt mắt nhìn qua một cái, không quan tâm nữa.

Một lúc sau, có ai người từ lối đi cho khách quý đi vào. Là hai người phụ nữ, một già một trẻ.

Mọi người trong hội trường xôn xao hẳn lên, đều lên trước cung kính chào hỏi.

Chị Mai lặng lẽ nói bên tai Lý Dục Thần: “Đó là Xà Bích Thanh, cũng là tông sư. Nhưng bà ta không phải người Nam Giang, chỉ ở tạm ở nhà họ Quan thành phố Âu. Cho nên thường khi nói đến tông sư Nam Giang, đều chỉ nói đến hai người Liễu Kim Sinh và Hà Trường Xuân. 

Người bên cạnh bà ta là cô cả của nhà họ Quan thành phố Âu, Quan Nhã Lệ”.

Lý Dục Thần gật đầu. Thực ra anh vừa nhìn thấy Quan Nhã Lệ là đã đoán được thân phận của bà lão bên cạnh cô ta.

Xà Bích Thanh cười tươi chào hỏi mọi người, rồi ngồi về vi trí khách quý.

Quan Nhã Lệ lại nhìn ngó nghiêng cả hội trường, dường như đang tìm người. Nhìn một vòng, có chút thất vọng. Bỗng nhiên nhìn thấy Lý Dục Thần ở trong góc, liền vui vẻ đi đến.

“Cậu Lý, sao cậu lại ở đây?”

“Được, tôi sẽ cố hết sức”, Lý Dục Thần nói.

Quan Nhã Lệ đi về chỗ.

Chị Mai kinh ngạc nhìn Lý Dục Thần: “Cậu quen biết người nhà họ Quan à?”

Lý Dục Thần: “Tôi chỉ quen Quan Nhã Lệ”.