Quân Hôn Chớp Nhoáng

Chương 165: Con của chu tiểu y là của cậu?




Trong quán bar, nhạc heavy metal xập xình lan tỏa khắp quầy rượu, những tay chơi nhạc trẻ tuổi đứng giữa sân khấu truyền tải năng lượng thanh xuân, người mê đắm âm thanh của họ lắc lư cơ thể theo giai điệu, còn người chế loại âm nhạc này thì gắt gỏng bỏ đi.

Giang Hạo chọn một vị trí cách khá xa sân khấu, vì anh nghĩ một nơi quá ồn ào không thích hợp để nói chuyện.

Cạn ly.” Ba người bạn thân thiết nâng chén uống một hơi cạn sạch, theo thông lệ nhiều năm, dù không có việc gì thì họ cũng sẽ hẹn nhau ở đây để gặp mặt. Giang Hạo nhìn Nguyễn Tấn nói: “Đừng nhìn tôi, không phải cậu muốn hỏi thăm tình hình của Kiều Tâm Duy à, cô ấy rất khỏe.”

Tân cười cười: “Thú thật tôi chỉ muốn hỏi khi nào cô ấy đi làm lại, công ty có rất nhiều chuyện cần giải quyết.”

“Không cần vội, để cô ấy nghỉ ngơi nhiều hơn đã.” Nguyễn Tấn than thở: “Aiz, sau chuyện của Từ Nhật Gia, tôi không dám nhận thêm người mới một cách tùy tiện nữa, bây giờ rất bận rộn, ngày nào cũng phải tăng ca, hôm nay về nhà tôi cũng phải làm việc tiếp.” Lúc hai người nói chuyện phiếm, Giang Hạo vẫn để ý đến Trần Kinh Nghiệp, thấy anh ta vẫn luôn cầm điện thoại nhắn tin, trông không yên lòng chút nào, anh dành chuyển đề tài: “Bảo Trần Kính Nghiệp đến giúp cậu đi, chẳng phải bây giờ cậu ấy đang nghỉ phép à?”

Trần Kinh Nghiệp đột nhiên bị nhắc tên, ngẩng mặt lên hỏi: “A? Gì đấy?”

Thình lình, Nguyễn Tấn giật lấy điện thoại của anh ta: “Tịch thu điện thoại, đang nghỉ phép sao nhận được nhiều công việc thế, bây giờ hẹn gặp mặt nhau càng lúc càng khó, tôi cũng phải bỏ công việc sang một bên còn cậu thì chơi điện thoại là thế nào?”

Trần Kinh Nghiệp nôn nóng đến tái mặt, anh ta vội vã hấp tấp nói: “Được, tôi không chơi nữa, cậu trả di động lại cho tôi.”

Thấy bộ dạng nghiêm túc của cậu bạn, Nguyễn Tấn đưa điện thoại lại cho anh ta: “Đùa cậu tí thôi, xem là thật làm gì.”

Trần Kinh Nghiệm định nhận lại điện thoại, Giang Hạo đã giật lấy: “Trần Kinh Nghiệp, tôi có một chuyện định hỏi cậu.” Anh nghiêm túc nói, đồng thời lén nhìn màn hình di động, không nhìn thì coi như không biết, vừa xem đã thấy giật mình. Trần Kinh Nghiệp đang trò chuyện với một người bạn tên “Y” về đứa con trong tương lai. Cơn tức xông thẳng lên não, anh ném di động sang một bên, chất vấn: “Trần Kinh Nghiệm, con của Chu Tiểu Y là của cậu?”

Người giật nảy người không chỉ một mình Trần Kinh Nghiệp, mà còn có Nguyễn Tấn, anh không ngờ ba chữ “Chu Tiểu Y” vẫn còn có cơ hội chui vào tai của mình.

Trần Kinh Nghiệp không dám nhìn hai người bạn của mình, anh ta run rẩy nói lắp: “Không phải... Không phải... Không phải.” Ánh mắt của anh ta có vẻ trốn tránh, đứng ngồi không yên, liên tục dịch mông về sau. Cùi chỏ của anh ta vô tình va vào một chai bia, làm nó rơi thẳng xuống đất, bia lạnh vương vãi khắp sàn, bắn tung tóe vào ống quần anh ta.

Nhìn sao cũng thấy anh ta đang chột dạ, Nguyễn Tấn quát: “Kinh Nghiệp, dây thần kinh nào của cậu bị đứt mà dám chọc vào Chu Tiểu Y thể hả? Tôi bị cô ta hại cho thê thảm như vậy mà cậu không thấy hả, sao cậu dám cùng cô ta gây ra cơ sự này!” Nghĩ lại, anh cảm thấy chuyện có gì đó sai sai. Lúc Chu Tiểu Y và anh quen nhau, cô ta đã mang thai con của Trấn Kinh Nghiệp, chuyện này... Chuyện máu chó bại não gì thế này: “Hai người dan díu với nhau từ khi nào?”

Trần Kinh Nghiệp biết hôm nay mình trốn không thoát, anh ta im lặng nhìn Giang Hạo một lát: “Kiều Tâm Duy nói với cậu?”

“Chuyện đã đến nước này, cô ấy không nói cho tôi thì cậu giấu cũng không được bao lâu đâu.” Vốn không muốn nhiều chuyện, nhưng anh thực sự không đành lòng nhìn người anh em của mình nhảy vào hố lửa: “Trần Kính Nghiệp, tôi thấy cậu càng lớn càng hồ đồ rồi, chuyện gì đang xảy ra với cậu vậy?” Trần Kinh Nghiệp ngơ ngác dựa lưng ra sau, cả cơ thể anh ta đều rũ rượi. Tiếng âm nhạc ồn ào nhức não khiến lòng anh ta cảm thấy bực bội.

Nguyễn Tấn nói: “Không phải cậu cũng bị Chu Tiểu Y quấn lấy đấy chứ, cô ta muốn bao nhiêu tiền?”

Trần Kinh Nghiệp lắc đầu: “Chuyện này không giống như các cậu nghĩ đâu... A Hạo, Tân, các cậu còn nhớ chúng ta đã từng gặp một học sinh tiểu học ở thôn xóm xa xôi tại Quý Châu vào mười ba năm về trước không?”

Đó là một đợt quyên góp do hội Chữ Thập Đỏ tổ chức vào mười ba năm trước, sau khi tốt nghiệp Đại Học, họ thấy khá rảnh rỗi nên đã tham gia chương trình và đến phát quà ở một trường học trong vùng thôn núi xa xôi tại Quý Châu. Cũng chính tại năm đó, họ quen biết cô bé Chu Tiểu Y mười một tuổi. Vào lúc đó, Chu Tiểu Y trông rất chất phác ngây thơ, lớn lên ở thôn núi lạc hậu, cô bé ấy có một cặp mắt tràn ngập khao khát, để rồi ai nhìn vào đôi mắt đó cũng cảm thấy không đành lòng từ chối nối.

“Anh ơi, các anh là người mà ông trời phải xuống để giúp đỡ chúng em phải không?” Cô bé nắm góc áo của Trần Kinh Nghiệp và hỏi.

Trần Kính Nghiệp vừa quay đầu lại, đập vào mắt anh ta là một đôi mắt to tròn lúng liếng, đây là lần đầu tiên anh ta nhìn thấy một đôi mắt không chứa một chút tạp chất nào như thế. Anh ta ngồi xuống, sờ sờ khuôn mặt của đứa trẻ: “Bọn anh không phải là người ông trời phái xuống, đây là những người có lòng tốt trong xã hội gửi cho các em, bọn anh chỉ là người phân phát thôi.”

Cô gái bé nhỏ chớp chớp mắt, cái hiểu cái không nói: “Nói chung là các anh chính là người đến đây để giúp đỡ chúng em.”

Trần Kinh Nghiệp mỉm cười, rồi đưa một cái cặp màu đỏ cho cô bé: “Cầm đi, đây là quà cho em.”

Cô bé đeo cặp lên lưng, nở nụ cười xinh xắn vô cùng. Khuôn mặt tỏ vẻ thỏa mãn khiến ai cũng phải yêu thương, nhưng chỉ một lát sau, cổ bẻ buồn bã nói: “Sau khi phát đồ xong, các anh phải đi đúng không?”

Trần Kinh Nghiệp gật đầu. “Các anh không đi được không? Ở lại đây chơi với bọn em.”

“Bọn anh sẽ quay lại, năm nào hội Chữ Thập Đỏ cũng đến đây phát quà cho bọn em.” “Vậy em có thể đi cùng các anh không? Em muốn nhìn thế giới bên kia ngọn núi lớn.” Nhìn ánh mắt ngập tràn khát vọng của đứa trẻ, Trần Kinh Nghiệp không đành lòng từ chối. Thế là, anh viết một dãy số đưa cho cô bé: “Gọi số điện thoại này thì có thể tìm anh, nếu có gì cần giúp đỡ, em cứ tìm anh.”

Khi đó, cô bé không biết đây là số điện thoại di động, dù lớn như vậy nhưng cô không biết điện thoại là cái gì, nhưng cô bé vẫn chăm chú vuốt thẳng mảnh giấy nhỏ, sợ làm mất nó.

“Em tên gì?”

Cô bé thẹn thùng như hoa: “Em tên là Chu Tiểu Y.” Lúc đó, Nguyễn Tấn nói đùa: “Eo ơi, trồng loli ngoan ngoãn đáng yêu chưa kìa, Kinh Nghiệp, dẫn về làm vợ bé đi, ha ha ha.”

Tưởng rằng chỉ là một câu nói đùa, mười năm sau thế mà lại trở thành sự thật.

Từ đó về sau, Trần Kinh Nghiệp vẫn luôn giúp đỡ Chu Tiểu Y, từ Tiểu học, Trung học Phổ thông cho đến Đại học. Mười năm sau, Chu Tiểu Y không phụ kỳ vọng thi đỗ Đại học. Cô ta là đứa trẻ đầu tiên và duy nhất trong thôn có thể học đến Đại học. Rời khỏi ngọn núi đó, cô ta như một tờ giấy trắng, một tờ giấy trắng rơi vào trong chảo nhuộm, chảo nhuộm màu gì thì cô ta sẽ có màu đó.

Cô ta chỉ thi đỗ vào một trường Đại học hạng ba, từ lúc thi đỗ cho đến lúc cầm tấm bằng trên tay, cô ta vừa học vừa làm, xem như là người bước ra ngoài xã hội từ sớm. Cuộc sống trong thành phố rất phức tạp, chưa đến nửa năm, cô ta đã biến chất.

Cô ta nói ba mình là người làm ăn nhỏ, nhưng vẫn kiếm đủ tiền để mua cho cô ta một căn phòng nhỏ ở thủ đô. Cô ta nói mình không muốn để ba phải vất vả như vậy, cho nên cô ta làm thêm để kiếm chút tiền sinh hoạt phí. Cô ta nói mình phải cố gắng học hành, xây dựng sự nghiệp để dẫn ba mẹ đến thủ đô an cư lạc nghiệp.

Tất cả mọi người ở thủ đô đều bị cô ta lừa dối. Còn cuộc sống của cô ta càng ngày càng thoải mái trong thế giới hoang tưởng tự tạo ra. Cô ta hưởng thụ tình yêu, hưởng thụ ánh mắt hâm mộ của các bạn học, hưởng thụ sự tự hào đầy giả dối mà vật chất đem lại.