Chương 103: Võ Lâm Đại Mạc
Làm gì cũng cần phải nói đến thời cơ thuận lợi, võ lâm Trung Nguyên vào lúc đó thì cao thủ cũng không nhiều. Ngoài Nh·iếp Phong và Bộ Kinh Vân ra thì thiên kiếm Vô Danh đã mai danh ẩn tánh.
Khi ấy chỉ còn một người có thể nói là đủ thực lực để tranh phong được với Lam Nguyệt Thánh chủ, người đó là Kiếm Thánh Long Nhi. Nhưng y gần hai mươi năm trước đã đả bại Thiên Kiếm Vô Danh, bước lên con đườg thiên hạ vô địch. Từ lâu Long Nhi đã không còn mặn mà với thế sự võ lâm nữa, y phong kiếm ở Độc Kiếm Lâu gần như là cách biệt với giang hồ.
Việc gây dựng cơ nghiệp ở Trung Nguyên của Lam Nguyệt Thánh chủ, có thể nói là thuận lợi như cá gặp nước. Lam Nguyệt Tông chỉ vài năm ngắn ngủi đã gây dựng được thế lực hùng mạnh bậc nhất Giang hồ Trung Nguyên.
Nhưng có điều lúc đó thiên hạ đệ nhất bang này lại xảy ra đấu tranh nội bộ, Lam Nguyệt Thánh Chủ bị tổng kỳ chủ Tuyết Tâm Nam âm mưu tạo phản g·iết c·hết.
Sau đó Lam Nguyệt Tông tiếp tục lục đục chia rẽ, thế lực và sức ảnh hưởng ngày càng suy yếu, tạo cơ hội cho quần hùng Trung Nguyên liên thủ phản công đánh bại thế lực ngoại bang này.
Tổng đàn của Lam Nguyệt Tông ở Trung Nguyên tan rã, chỉ còn lại một phân đàn nhỏ còn lưu lại ở địa bàn cũ ngoài Đại Mạc, do kỳ chủ Lam Thắng Hùng là cháu xa của Lam Nguyệt Thánh Chủ cầm đầu.
Sau khi tổng đàn tan dã thì Lam Thắng Hùng ở Đại Mạc liền tự nhận là Lam Nguyệt Tông Chủ, tiếp tục xây dựng củng cố lại thế lực Lam Nguyệt Tông ở miền cát vàng này. Nhưng chỉ dựa vào đám tàn dư của Lam Nguyệt Tông năm xưa cho nên thế lực cũng không được hùng mạnh.
Mọi chuyện cứ thế yên bình được một thời gian, vài năm sau khi Kinh Vân Đạo ở Trung Nguyên do Bất Khốc Tử Thần Bộ Kinh Vân sáng lập, không ngừng củng cố thế lực cả bên trong và bên ngoài võ lâm Trung Thổ.
Bộ Kinh Vân bèn cho gửi Kinh Vân Th·iếp đến các lộ anh hùng ngoài Đại Mạc, nội dung là mời đến dự Kinh Vân Đại Hội ở Tổng Đàn Kinh Vân Đạo trên Thiên Sơn.
Tân Lam Nguyệt Thánh Chủ là Lam Thắng Hùng cho rằng, đây chính là cơ hội cho Lam Nguyệt Tông trở mình, dựa vào danh tiếng của Kinh Vân Đạo để thống nhất các bang phái Đại Mạc.
Tuy nhiên khi đến Kinh Vân Đạo chưa lâu, Lam Thắng Hùng vì tham lam sức mạnh trong Đại Kiếp Đao mà muốn chiếm đoạt làm của riêng. Nhưng bị phát hiện và bị nhân vật số hai trong Kinh Vân Đạo là Hoài Diệt thẳng tay thanh lý môn hộ.
Hoài Diệt là một cuồng nhân ra tay tàn nhẫn, thủ hạ chẳng lưu tình. Lam Thắng Hùng học nghệ chưa tinh tài không bằng người. Trong lúc giao đấu bị trúng phải Hỗn Nguyên Thất Sát của Hoài Diệt rơi xuống vách núi.
May mắn không c·hết dưới tay của Hoài Diệt, nhờ vào bản thân Lam Nguyệt Tông Chủ cũng có tu luyện Vô Tướng Phá Nguyên Khí, tuyệt thế thần công danh chấn Đại Mạc nên Lam Thắng Hùng mới thoát khỏi cửa tử.
Đại nạn không c·hết ắt gặp hồng phúc về sau, lê tấm thân tàn tạ quay trở về lại Đại Mạc. Từ đó Lam Nguyệt Tông càng trở nên lu mờ như chiếc bóng vất vưởng trong võ lâm nơi này.
Ngoài Liên Vân Trại là thế lực mạnh nhất ra thì vài năm gần đây nổi lên một giáo phái là Thương Thiên Các, do một trong Tứ Long Đại Mạc là Nguyệt Long đứng đầu.
Thân thế của Nguyệt Long như thế nào vẫn là một ẩn số, chỉ biết là khi xây dựng nên Thương Thiên Các, người này đã thu dụng tàn dư của các giáo phái tà quái một thời của Đại Mạc về dưới chướng.
Có thể nhắc đến như bộ tộc Lang Bạt, Lãng Nhân Sát Tộc, Tàn Tộc, Độc Đào Nguyên, Miêu Tộc. Tất cả đám ác nhân này đều được Thương Thiên Các rộng rãi thu nhận.
Vậy Thương Thiên Các này là thế lực như thế nào?
Nguyệt Long một trong tứ Long Đại Mạc rốt cuộc là ai, hắn thực sự có bản lĩnh gì, đặc biệt là có quan hệ gì với Bộ Kinh Vân.
Quần anh Đại Mạc thật ra thì thực lực không hề kém cạnh so với võ lâm Trung Nguyên. Trên đất có Thổ Công thì dưới sông có Hà Bá. Mỗi phương đều có những anh tài lừng lẫy với điểm nổi bật riêng của mình.
Do đặc trưng địa hình Đại Mạc rộng lớn, khí hậu lại khắc nghiệt khô cằn nên giang hồ nơi đây có phần thâm trầm hơn so với võ lâm Trung Nguyên.
Nhưng không vì thế mà các võ sĩ Đại Mạc võ công không giỏi. Cũng có vài lần võ sĩ đại mạc tham gia vào các cuộc phân tranh trong võ lâm Trung Nguyên.
Còn nhớ mấy mươi năm về trước đích thân hoàng đế Trung Thổ, đã phái người đến Đại Mạc để thương lượng với tộc chủ Cầu Tuyệt của Bộ Tộc Lang Bạt.
Lúc ấy võ lâm nổi lên một Nh·iếp Phong và Bộ Kinh Vân hai đương kim thanh niên cường giả danh chấn giang hồ. Nhưng sau đó Nh·iếp Phong nhập ma công lực đại tiến, tại Lăng Vân Động ở Lạc Sợn y đã c·ướp Long Mạch chính là xương sống của Huỳnh Đế và mang đi mất.
Nh·iếp Phong nhập ma luyện thành Ma Đao thiên hạ vô địch, tay cầm Long Mạch là vận khí của quốc gia. Hoàng đế không còn cách nào để đoạt lại được Long Mạch, nên Thiên Tử đã sai sứ thần qua Đại Mạc tiến hành thương lượng với một bang phái rất có thực lực đó là Bộ Tộc Lang Bạt.
Cầu Tuyệt tộc chủ khi đó tuy là nữ nhi nhưng đã luyện được kỹ năng ám khí cực cao. Hoàng đế đã hứa với Cầu Tuyệt là nếu g·iết được Nh·iếp Phong đoạt lại được Long Mạch, thì triều đình sẽ cắt đất ban thưởng hậu hĩnh.
Bộ Tộc Lang Bạt cũng chính như tên của họ là thường xuyên du mục trên các vùng đất Đại Mạc, cho nên họ không có chỗ ở cố định. Nay hoàng đế trung thổ hứa sẽ cấp đất để bọn họ an cư lạp nghiệp, không phải sống cuộc sống nay đây mai đó thiếu thốn đủ đường.
Vì phần thưởng rất đáng giá này mà tộc chủ Cầu Tuyệt cam tâm bán mạng cho triều đình. Bà ta cùng Thập Nhị Hồng Tướng dời khỏi Đại Mạc, ngày đêm tiến vào Trung Nguyên để đi tìm và g·iết Nh·iếp Phong đoạt lại Long Mạch.