Vùng đất Thất Sơn luôn ẩn chứa nhiều điều huyền diệu, nơi đây là xứ sở của các bật cao nhân với nhiều đạo pháp tuyệt kỹ như đứng trên một chiếc nón lá để đi qua sông, thảo phạt bọn trộm cướp bằng thuật định thân khiến bọn chúng phải đứng chết trân không nhúc nhích được, cho đến các thuật bí truyền mà đến giờ vẫn còn được lưu truyền. Tuy số lượng nhân tài học được đạo pháp không nhiều như thuở xưa, tuy nhiên khi ai đó đã lĩnh hội được thì rất huyền diệu và một trong số đó có thầy ba Huy.
Thầy ba Huy vốn là cháu nội của cô hai Ngọc ngày xưa, người đã một thời lừng lẫy với vô số cuộc chiến tâm linh khốc liệt cùng nhiều chuyến phiêu lưu mạo hiểm, anh ta là truyền nhân duy nhất của môn phái Lục Tông Thất Sơn, được tạo lập bởi thầy Sáu Nghĩa thuở xưa. Do mang trong người dòng máu của đạo gia, nên thầy ba Huy đã lĩnh hội được hầu hết các đạo pháp từ ông-bà nội truyền lại, có thể sử dụng được các thuật như ẩn thân, bắt vong, dùng nón lá lướt qua sông, cầu hồn, thông âm, lên xác, chiêu tài, cùng với rất nhiều pháp thuật bí truyền khác.
Sau khi ông nội Lê Chiếu qua đời, ba Huy đã trở nên cứng cỏi và hành pháp chuẩn xác hơn, đặc biệt với bản tính hiền lành biết cách đối nhân xử thế, hay giúp đỡ người khó khăn nên được mọi người trong vùng quý mến. Đã rất nhiều lần một mình chạm trán với bọn tà ma quỷ dữ, và thu phục được chúng một cách dễ dàng, tuy nhiên cũng có không ít lần gặp phải khó khăn vì những oán khí của chúng quá nặng khó siêu độ. Những khi gặp các vong linh oán khí nặng ba Huy đều thu vong linh đó lại, rồi nhốt trong một cái chuông để thường xuyên giảng pháp và cho chúng tu học để tiêu trừ dần oán niệm, tiện thể cũng sai các vong hồn ấy đi làm nhiệm vụ cho mình.
Thế nhưng việc đó đã dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng, xảy ra vào đúng ngày rằm tháng bảy âm lịch. Hôm đó là buổi chiều ngày thứ sáu, sau khi chữa bệnh cho bá tánh xong ba Huy ra sân dọn dẹp và quét đám lá khô, đang mải mê làm việc thì từ ngoài xa có hai người, một nam, một nữ chở nhau trên chiếc xe máy hiệu RS màu xanh chạy tới, dừng trước cổng nhà, giọng nũ cất lên gọi
- Anh Ba ơi có nhà không, mở cửa cho tụi em.
Nghe tiếng gọi ba Huy ngước lên nhìn, thấy lấp ló bên ngoài rào có người, nên dựng cây chổi chà dựa vô góc cột rồi đi ra cửa coi là ai tới kiếm mình, bởi nếu là người tới trị bệnh hay trừ ta thì ít khi tới vào giờ này và đa phần họ kêu là thầy Huy hoặc thầy ba chứ ít ai kêu là anh ba. Vừa bước tới cửa ra liền nhận ra người quen, anh cười tươi, cất tiếng chào
- Ôi trời, còn tưởng là ai thì ra hai vợ chồng hai đứa, mà hôm nay ngọn gió nào thổi hai người xuống đây vậy.
Người tới là vợ chồng Hạnh Thúy và Hải Phương, Hạnh Thúy vốn là em chú bác ruột của ba Huy, nhà ở tận Bình Dương, cô tính tình hòa đồng lại siêng năng chịu khó nên rất được lòng dòng họ bên chồng. Còn chồng của Hạnh Thúy tên Hải Phương, quê ở Vũng Tàu, anh ta tính tình vui vẻ nhưng mỗi tội hay nói nhiều, đặc biệt anh chàng này rất hay táy máy chân tay và vô cùng háo thắng.
Thấy ba Huy mở cửa, Hạnh Thúy tươi cười đáp lời ông anh họ
- Dạ, số là ngày giỗ ông nội hồi tháng rồi vì công việc bận rộn vợ chồng em không về được, thấy cũng ái náy trong lòng nên sau khi xong việc tụi em mới rủ nhau về đây, trước là để thắp cho ông nội nén nhang sau đó sẳn dịp ghé thăm bà nội với anh ba luôn thể.
Ba Huy vui vẻ kéo cánh cửa rào, mời hai người em họ của mình vô
- Ừ, vậy thì hai đứa vô nhà rữa mặt trước đi cho mát, rồi ra ăn cơm với anh luôn cho vui.
Hai vợ chồng Hạnh Thúy vui vẻ bước vô nhà. Sau đó cả ba người cùng quây quần bên mâm cơm và trò chuyện rất vui vẻ, lúc họ nhìn lại thì trời đã tối, vốn dĩ Hải Phương dự định sẽ cùng vợ chạy xe máy thẳng về Bình Dương luôn trong đêm. Nhưng Hạnh Thúy đã lên tiếng ngăn cản, vì lâu rồi không có dịp về quê chơi, hôm nay chỉ sẵn dịp ở lại đây một đêm rồi sáng sớm mai hai vợ chồng về cũng không muộn. Mặc dù Hải Phương trong lòng không vừa ý lắm, vì cái tính tham công tiếc việc, một ngày đi là lỡ một ngày làm nhưng thấy vợ mình đã cương quyết như vậy rồi, thì thôi cũng xui theo.
Hơn nữa trong lòng anh cũng muốn làm thử điều mình đang muốn nãy giờ, bởi từ khi Hải Phương bước vào giang phòng thờ để thắp nhang cho ông nội vợ, thì bản tính tờ mò trong anh chợt nổi lên vì căn phòng trông rất đồ sộ pha chút cổ kính. Trên nóc lợp bằng ngói âm dương đã ngã màu, dưới nền được lót gạch tàu màu gạch tôm, cả gian phòng có bốn cây cột cái bằng gỗ khắc chữ nho lên nước bóng loáng. Mà điều đáng chú ý hơn ở đây đặt tới chín bàn thờ, được bày trí theo kiểu cách khác nhau từ những bức hình, bài vị cho đến những bức tượng của chư vị được thờ phụng, bất kể cái nào cũng khá lạ mắt với Hải Phương.
Cả gian phòng thờ rộng bốn, năm chục mét vuông, mà chỉ có vài bức tượng Phật khá quen thuộc bởi hay thấy ở các ngôi chùa, còn lại nhiều hình tượng rất lạ thậm chí nhiều tượng nhìn rất dữ dằn với các gương mặt nhìn vô đã khiến cho óc ác anh nổi lên, song song đó có những lá bùa với nét chữ đỏ, chữ đen vẽ ngoằn ngoèo. Tất cả điều đó gây cho Hải Phương cảm giác rất khó chiệu và ngứa mắt, vì lần đầu về cho biết nhà ông nội vợ mà lại chứng kiến cái kiểu thờ cúng quái lạ như vậy, anh ta thầm tự nhủ trong đầu
- Ối giời ôi, đã mang tiếng làm thầy rồi mà lại chả biết cách thờ cúng gì xất. Thờ cái gì mà linh ta, linh tinh như vậy, Phật không ra Phật, ma không ra ma, lại còn bùa chú vẽ lung tung cả lên, đúng là tào lao chả ra làm sao cả.
Nhưng ấn tượng nhất cho Hải Phương không phải là 9 cái bàn thờ đó, mà lại là một cái chuông đồng lớn màu đen, giáp vòng cái chuông được dán những lá bùa dài khoảng gần hai gan tay trông lạ mắt, Hải Phương vốn cũng thường hay đi chùa nên có vẻ thích thú với cái chuông cổ kính này, anh thầm nghĩ
- Chắc tiếng chuông này lớn và vang vọng lắm đây, hay là mình gõ một phát nghe thử xem sao nhợ?
Tuy rất muốn gõ thử nhưng lúc đó vì sự có mặt của ba Huy và Hạnh Thúy ở đó, nên anh ta cũng chưa dám táy máy mà gõ thử, cho đến khi mẹ của ba Huy kêu cả nhà xuống ăn cơm thì Phương mới bắt đầu nhìn chăm chú vào cái chuông. Rồi bước đến gần ngắm nghía thật kỹ, thấy bên trong sáp đèn cầy nhỏ giọt tạo thành hình dáng kỳ lạ, trên mặt chuông ngoài những lá bùa được dán còn có một tờ giấy trắng viết rõ ba từ “CẤM GÕ CHUÔNG”, bên trên cái giá gỗ là một cái dùi được bao bọc bởi một lớp vãi đỏ. Vừa tính cầm chày lên thì giọng Hạnh Thúy đã vang lên.
- Anh xuống ăn cơm nè
Nên Hải Phương đành gát lại ý định gỡ chuông. Bây giờ nhân diệp phải ở lại đêm nay nên Hải Phương lần nữa thực hiện ý định của mình, anh ta mới rón rén cầm cái chày lên và gõ vào chuông ba tiếng liên tục để thử xem độ vang như thế nào. Quả thật cái chuông đồng phát ra âm thanh rất hay, nó ngân lên rất dễ chịu tại, khiến Hải Phương gật đầu tỏ vẻ thích thú.
Nhưng khi tiếng chuông thứ ba vừa dứt, thầy ba Huy từ phía nhà sau đã hớt hải chạy lên rồi kêu trời một tiếng, mọi người trong nhà lúc này vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra thì phía ngoài sân đã phát ra tiếng động, như thể có cả một đoàn người đang bước. Thầy ba Huy vội chạy ra sân nhìn rồi lên tiếng
- Thôi chết, đại họa tới rồi.