Ông Xã, Chúng Ta Xuyên Không

Chương 9






Ngay phía nam thành Lê Dương đối diện với sông Ô Thủy là một ngọn núi sừng sững nguy nga. Núi này cao chọc trời, thắt lưng là những đám mây tinh tế bay lượn.



Cũng vì dãy núi cao hùng vĩ này cùng với dòng sông trải dài mà thành Lê Dương là một địa danh nổi tiếng với phong cảnh xinh đẹp. Chim bay cá nhảy, trên núi có những khi rừng dày đặc lá cây rất hiếm thấy, đi sâu vào trong có thể thấy những loại sinh vật kỳ lạ. Tôm cá tràn đầy, hai dòng sông cung cấp thủy sản nhiều không kể xiết.



Có được điều kiện tự nhiên may mắn như thế, thành Lê Dương nhanh chóng trở thành phát triển mạnh mẽ về ẩm thực. Đi dạo trong thành một vòng, lúc nào cũng có thể nhìn thấy các quán ăn quán rượu đặc sắc khác nhau. Kiểu dáng không giống nhau, thức ăn không giống nhau nhưng đều có một điểm chung đó là cả sảnh đường tràn ngập khách, buôn bán rất phát đạt.



Ngọn núi nổi tiếng này của thành Lê Dương tên gọi là Kỳ Dương, ở Kỳ Dương có một ngôi chùa trăm năm dựa vào núi, tên là Lôi Sơn, chùa Lôi Sơn này cũng là đích đến hôm nay của Diệp Mạt cùng mọi người.




Xe ngựa chậm rãi đi ra khỏi phố hoa, đập vào mặt là mùi hương hoa rất nồng, Diệp Mạt vén rèm che trên xe, tò mò nhìn phong cảnh ở bên ngoài.



Chỉ thấy ánh mắt trời tưới lên những bông hoa nhìn như gấm. Bắc ngang qua sông Ô Thủy là một cây cầu đá hình vòm, dọc hai bên bờ sông là những tảng đá to.



Trên đường cái không thiếu các cửa hàng, thỉnh thoảng lại có thêm vài cái mở cửa, những lô bánh bao mới nấu tỏa hương thơm phức. Người đi trên đường cũng không nhiều, thỉnh thoảng mới gặp ông chủ hay bà chủ cầm chổi quét tước bậc thang trước cửa hàng.



Diệp Mạt đến đây hơn một tháng, lần nay xem như là lần đầu tiên ra khỏi cửa. Thời gian còn sớm, trên đường không có nhiều người đi, Diệp Chân thị cũng cho cô vén rèm lên thưởng thức phong cảnh. Nếu là ngày thường đông đúc thì với thân phận như cô việc đưa mặt ra đường thế này là việc làm không hợp lễ nghĩa.



Xe ngựa đi lòng vòng chừng nửa canh giờ mới đến cửa thành. Mà cửa thành cũng đang nghênh đón một ngày náo nhiệt. Thôn dân ở ngoại ô đều đến sớm, trên tay là rổ hoặc là giỏ, có khi là sọt trái cây, có khi là ngũ cốc, lương thảo, còn nghe được hương vị ngào ngạt của rượu gạo.



Diệp gia vừa đến cửa thành đã có người đi trước đến nói chuyện với lính canh cửa. Xe ngựa dừng lại, Diệp Mạt không khống chế được lòng hiếu kỳ. Vén rèm che lên thì thấy bên ngoài có một nông phụ đang đi qua, hai vai gánh hai cái sọt thật to, bên trong đậy kính không biết là cái gì.



Diệp Mạt rất là tò mò, liền lên tiếng gọi nàng lại: “A di, người đang gánh cái gì vậy?”




Nông phụ kia lần đầu vào thành đã gặp được người cao quý như thế, yên lặng nhìn tán thưởng không thôi. Chưa từng nghĩ trên một chiếc xe ngựa phú quý thế này lại có một khuôn mặt trắng nõn mũm mĩm lộ ra, đôi mắt như sao rời, sáng ngời đẹp đẽ.



Nông phụ kia đem đôi gánh đặt ở bên dường nhìn Diệp Mạt cười hiền hậu: “Là bánh Hoa nhi, tiểu thư muốn mua một cái không?”



Nói xong liền lấy ra một cái, đưa đến cho Diệp Mạt, nhưng bị thị vệ đứng ở bên ngăn cản. Diệp Mạt vội vàng ngăn cản thị vệ: “Các người đừng làm khó dễ nàng, để nàng lại đây đi.”



Cũng may là nông phụ kia có vẻ mặt thành thật, tay chân do làm việc hằng năm mà thô to, nhưng vẫn là nữ nhân yếu đuối. Đám thị vệ nghĩ, có nhiều người vây quanh như vậy, cho nàng ta can đảm cũng không dám gây chuyện, lúc này mới nghiêng người để nàng tiến đến.



Chỉ là nàng vẫn không đến gần được Diệp Mạt, nha hoàn ở hai bên xe ngăn lại nhận bánh từ trong tay nàng đưa lên cho Diệp Mạt. Diệp Mạt đưa bánh lên ngửi ngửi, một mùi thơm ngọt ngào chui vào hơi thở.



Ngẩng đầu lên còn thấy nông phụ vẫn đứng tại chỗ, cười hiền lành nhìn cô, trong lòng không khỏi thấy ấm áp liền hỏi: “Bánh này làm từ quả hồng đúng không?”



Nông phụ ngẩng đầu nhìn cô, làn da vàng như nếp, môi nứt nẻ, quần áo làm từ vải bố mà chắp vá nên. Tuy là nông phụ bình thường, nhưng lại ngay thẳng đoan chính, hai chân dấu dưới vấy, không nhìn thấy giày.




Trong lòng Diệp Mạt không khỏi thở dài, nữ tử cổ đại thật là hiền lành đoan trang, cho dù là phu nhân quý tộc hay là nông phụ cũng như vậy.



“Đúng vậy.” Nông phụ thấy Diệp Mạt hỏi thì trả lời.



Lúc này, Diệp Chân thị Huệ Ngạc cùng Thục Lan đều chú ý đến. Diệp Chân thị nhìn Diệp Mạt hỏi: “Mạt Mạt, đang nói chuyện với ai vậy?”



Diệp Mạt vội vàng quay đầu lại, đưa cái bánh bình thường ở trong tay lên như hiến vật quý, vui vẻ nói: “Mẫu thân, người cũng biết loại bánh này ăn rất ngon không?”



Diệp Chân thị đưa tay trái ra, nhận lấy cái bánh của Diệp Mạt đưa. Thấy Diệp Mạt chơi vui vẻ thì không khỏi vui mừng theo, mày liễu cong lên nói: “Đương nhiên là ăn rất ngon, trước kia khi mẫu thân còn ở nhà, ngoại tổ mẫu của con có làm bánh này. Đến mùa hồng, mẫu thân thấy người ta trèo lên hái quả, sau đó phơi khô để người làm bánh.”



“Vậy ngoại tổ mẫu (bà ngoại) còn làm không?” Diệp Mạt nghĩ, mẹ của cô sinh cô cũng mới ba mươi tuổi, như thế bà ngoại chắc cũng chỉ năm mươi tuổi, tuy xã hội cổ đại người ta sống không lâu nhưng sống đến năm mươi tuổi là có thể.