Nơi Cuối Con Đường

Chương 7




Một người cao lớn như anh nay lại ở trong chiếc hộp bé xíu này.

Tôi ôm chặt chiếc hộp, nước mắt lã chã rơi.

25

Mọi thớ th ịt trên cơ thể đều đang run lên, toàn thân đau nhức, x ương cốt như sắp gãy vụn.

Như có con d ao cứa vào ngực, từ từ di chuyển, cơn đau tê tái nhanh chóng khuếch tán, chạy khắp cơ thể.

Tôi không thở nổi, tựa trán vào hũ t r o c ố t rồi thở hổn hển.

Tống Thận, trước đây cứ hễ nhìn thấy em khóc là anh sẽ chạy tới dỗ em, nhưng sau này anh sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.

Anh sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.

Một cảnh s á t nữ định đi tới đỡ tôi dậy nhưng chú Viên lại ra hiệu cho cô ấy không cần.

Chú ấy cứ đứng trước mặt rồi gọi tên tôi.

Ngẩng đầu lên, tôi mới nhận ra mái tóc của chú ấy đã bạc trắng.

Đôi môi chú Viên cứ đóng rồi lại mở, chú ấy nói cái gì đó những tôi hoàn toàn không nghe thấy.

Tôi chỉ biết ôm chặt chiếc hộp vào lòng rồi hỏi: “Lúc ra đi, anh ấy có đau không ạ?”

26

Tống Thận là l i ệ t sĩ, là công thần.

Anh thâm nhập vào trong hang ổ của bọn buôn bán MT ở biên giới Trung - Việt, liên tục tin gửi tin tức ra ngoài, đã nhiều lần ngăn cản được giao dịch buôn bán MT của bọn chúng.

Trong một lần hai băng đảng lớn giao dịch vào hai tháng trước, cảnh s á t tập trung lực lượng, chuẩn bị vây b ắt, Tống Thận lại chợt nhận ra đó chỉ là một cái bẫy.

Địa điểm giao dịch thật sự vốn không phải nơi đã được tình báo từ trước.

Khi thời gian b o m nổ bắt đầu đếm ngược, Tống Thận hoàn toàn có cơ hội trốn thoát nhưng anh lại lựa chọn gửi tin tình báo cuối cùng cho đồng đội của mình.

“Quay về.”

Còn anh thì không thể về được nữa.

Tiếng nổ lớn, ngọn lửa ngợp trời, cây cối trong phạm vi mười mấy mét đều bị thiêu rụi, tạo thành một ngọn núi lửa nhỏ.

Trong hũ t r o c ố t kia chỉ đựng một phần h à i c ố t thật của anh.

Thậm chí anh còn không được t oàn th ây.

Chú Viên nói: “Sự h y sinh của thằng bé rất có giá trị. Cùng với đó, chúng ta đã tiêu diệt được hai băng đảng buôn bán MT lớn, tóm gọi được mười mấy tên t ộ i p h ạ m cấp cao lẩn trốn. Trong đó còn có cả h ung t hủ đã hại c h ế t bố mẹ Tống Thận nhiều năm về trước nữa.”

Bên trong nghĩa trang l i ệ t sĩ, mộ của Tống Thận được đặt ngay cạnh mộ của bố mẹ anh.

Tôi quỳ xuống, chạm nhẹ ngón tay lên gương mặt anh

Đó là bức ảnh anh chụp lúc nhập học ở trường cảnh s á t, còn rất trẻ.

Nhưng giữa ấn đường đã có sự chín chắn không hợp tuổi tác.

Dưới ống kính, Tống Thận không cười, xa cách nhiều năm, cách một lần s inh t ử, cách không gian và thời gian đối mặt với tôi.

“Lần đó thằng bé dẫn cháu đi ăn với chú, chú đã rất ngạc nhiên bởi lẽ chú chưa từng thấy thằng bé ở bên một cô gái nào.” Chú Viên nói: “Cháu nhìn bức ảnh của nó mà xem, nó là đứa không thích cười nhưng ngày hôm đó nó đã cười rất nhiều.”

Sống mũi của tôi lại bắt đầu cay cay.

Nhưng đôi mắt khóc suốt mấy ngày liên tục nay đã cạn khô.

Tôi im lặng, bỏ một tờ tiền giấy vào trong đống lửa.

Học theo dáng vẻ nhiều năm trước của anh.

Tàn tro bị gió cuốn bay, rơi vào bức ảnh của anh.

Còn anh sẽ luôn trẻ trung, sẽ luôn lạnh lùng, trở thành vĩnh hằng.

27

Chú Viên nói, sau khi bố mẹ Tống Thận qua đời, có một khoảng thời gian Tống Thận đã từng sống ở nhà chú ấy.

Chú ấy hỏi tôi có muốn tới xem phòng của Tống Thận, thu dọn một ít đồ đạc của anh rồi mang đi không.

Tôi hỏi: “Còn nhà của anh ấy thì sao? Là căn nhà sống cùng bố mẹ ấy ạ.”

Chú Viên nói: “Căn nhà đó ở trong khu tập thể cũ, đã bị phá dỡ nhiều năm về trước rồi.”

Thế thì Tống Thận, anh đã trở thành người không có chốn về từ lâu rồi phải không.

Những ngày gia đình đoàn viên sum vầy, khi tôi oán trách bố mẹ quản mình quá nghiêm, anh đã nghĩ những gì.

Tôi thật sự không thể nghĩ quá kỹ về nó, tôi sợ mình sẽ đ i ê n mất.

Cho đến khi đặt chân vào trong căn phòng của Tống Thận tôi mới nhận ra anh cũng chẳng có đồ gì đặc biệt.

Căn phòng vẫn là dáng vẻ trước lúc anh rời đi.

Trên bàn trống không, chỉ có vài cuốn nhật ý anh viết thời còn đi học trên giá sách.

Tôi mở tủ quần áo ra, bên trong cũng rất trống, ngoài bộ đồng phục ra thì chỉ có vài bộ quần áo một màu.

Như thể anh không để lại thứ gì, ngoài những người giống như chúng tôi vẫn còn ghi nhớ dáng vẻ của anh.

Tôi ngồi trước giường của anh, tưởng tượng về Tống Thận thời niên thiếu, anh sẽ ngồi trong căn phòng này học bài, viết chữ, và ngủ.

Có cảm giác căn phòng này như được lấp đầy ngay tức khắc, khoé miệng của tôi cũng bất giác cong cong.

Nhưng khi kéo chiếc rèm cửa ra, ánh nắng từ bên ngoài chiếu vào, trong phòng chỉ còn lại một mình tôi và một cái bóng cô độc.

Tôi không mang theo thứ gì.

Tôi không cần nhìn vật nhớ người, Tống Thận luôn sống trong tâm trí tôi.

Chỉ cần tôi vẫn còn sống, anh sẽ không bao giờ biến mất.

Lúc chào tạm biệt chú Viên, chú ấy cứ ngập ngừng mãi.

Tôi cười nói: “Cháu sẽ giữ gìn sức khoẻ, chú cũng thế nhé. Hằng năm mỗi khi đến sinh nhật Tống Thận cháu sẽ lại tới đây thăm anh ấy.”

Chú Viên nói: “Hiểu Hiểu, nó hy vọng cháu sẽ sống cuộc đời của mình.”

28

Sống cuộc đời của tôi ư?

Nhưng cuộc đời của tôi, từng chút từng chút một đã gắn chặt lấy Tống Thận rồi.

Tôi dùng chút sức lực cuối cùng bay về Zurich, hoàn thành bài bảo vệ luận văn tốt nghiệp của mình.

Tôi sửa lại lời cảm ơn, thêm tên của Tống Thận vào.

Nếu một ngày nào đó tôi mất đi, tôi hy vọng tên của anh sẽ không biến mất khỏi thế giới này.

Tôi đã dùng cách này để tên của mình và anh được đặt cạnh nhau.

Tống Thận, Kỷ Hiểu Hiểu.

Từng yêu, từng chia xa, từng mất.

Sau khi tốt nghiệp, tôi trở về nước rồi thuê một phòng trọ ở gần công ty.

Ban ngày tôi là một kỹ sư căng tràn nhựa sống, nhưng tối đến tôi phải uống th uốc thì mới chìm được vào giấc ngủ.

Tôi nhanh chóng gầy rộc đi.

Mẹ bay tới Bắc Kinh du lịch, khi nhìn thấy tôi bà đã rất hoảng sợ.

“Hiểu Hiểu, công việc vất vả lắm sao? Trông con y như bộ x ương khô vậy.”

Bà ở lại Bắc Kinh vài ngày, mua đồ nấu cơm, muốn bồi bổ cho tôi.

Một ngày nọ tôi tan làm về nhà, thấy mẹ đang ngồi trên sô pha nhưng lại không xem tivi.

Trên bàn trà có vài lọ th uốc.

Bà hỏi tôi: “Nói cho mẹ biết, mấy cái này là gì?”

Bà là một người mẹ tân tiến, biết rõ nhưng vãna cố hỏi.

Tôi cười đáp: “Là th uốc chữa b ệnh t r ầ m c ả m.”

Bà hỏi: “Con bắt đầu uống chúng từ khi nào? Áp lực học hành hay do áp lực công việc quá lớn?”

Tôi ngẩng đầu lên, nước mắt ầng ậc trong hốc mắt chảy ngược vào trong cổ họng.

“Con yêu một người, về sau anh ấy qua đời rồi con thành ra thế này.” Tôi cười nói: “Con xin lỗi, con cũng không muốn như thế.”

29

Hai năm qua đi, b ệ n h t r ầ m c ả m của tôi vẫn không thuyên giảm.

Tôi cũng không đón sinh nhật nữa.

Nhiều năm trước khi đứng trên cầu đi bộ tôi đã rất bất ngờ với câu nói “Bắt đầu từ năm lên bảy anh đã không còn đón sinh nhật nữa.” của Tống Thận.

Sau quãng thời gian chia xa, đột nhiên tôi hiểu được anh của khi ấy.

Nếu sinh nhật của bạn chỉ đang nhắc bạn nhớ đến cái c h ế t của một người nào đó vậy thì dù đó có là ngày vui hơn nữa thì cũng chỉ có đau thương.

Chu Huyên tới Bắc Kinh công tác, thấy dáng vẻ gầy nhom đó của tôi thì ôm chặt lấy tôi rồi bật khóc.

Cô ấy dúi bức ảnh chụp năm ấy vào tay tôi rồi nghẹn ngào nói: “Vì anh ấy, cậu cũng phải cố gắng sống tiếp được không?”

Tôi nhìn bức ảnh trân trân.

Tôi của năm 19 tuổi vừa hay tin Tống Thận muốn đến Vân Nam xa xôi đã khóc một trận rất to.

Khi ấy tôi không biết sinh ly vẫn có hy vọng, còn tử biệt lại là tuyệt vọng.

Kỷ Hiểu Hiểu, mày ngốc thật đấy.

Nếu biết trước có ngày hôm nay, có phải khi ấy tôi nên cười với anh nhiều hơn không?

Bố mẹ nói, ông bà hy vọng tôi có thể lập gia đình.

Đầu năm nay mẹ đi kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra ra b ệ n h u n g t h ư v ú.

Mẹ nói: “Mẹ tin con có thể độc lập về tài chính nhưng mẹ cũng mong đến một ngày khi con gặp phản vấn đề nan giải trong cuộc sống, bên cạnh còn có đôi bàn tay đỡ lấy con, cũng giống như mẹ và bố của con vậy.”

Bà nói: “Người c h ế t cũng c h ế t rồi, người sống thì vẫn phải sống. Hiểu Hiểu, cứ coi như con nghĩ cho bố mẹ được không?”

Bà nói: “Bố mẹ cũng đã già cả, có rất nhiều chuyện không giúp được con, bố mẹ chỉ mong con có thể bình an hạnh phúc sống hết một đời.”

Tôi hứa với bà, tôi sẽ đi xem mắt.

Bảy người trước đều tan rã trong không vui.

Chỉ có người thứ tám, khi nghe thấy tôi nói: “Em có một người mà em không thể quên được, có lẽ sẽ rất bất công với anh trong hôn nhân", anh ấy lại không hề tỏ ra không vui.

Anh ấy chỉ cười nói: “Không sao, trong lòng anh cũng có một người, chúng ta giống nhau.”

Anh ấy là Đường Hà.

Sau đó tên của anh ấy và tên của tôi được đặt cạnh nhau trên tấm thiệp mời đám cưới.

30

Chu Huyên tới làm phù dâu cho tôi.

Cô ấy khen Đường Hà vừa đẹp trai lại vừa dịu dàng, sau đó nói: “Anh phải đối xử thật tốt với Hiểu Hiểu của em đấy nhé, hồi còn đi học có nhiều người theo đuổi cậu ấy lắm đó.”

Đường Hà mỉm cười, gật đầu đồng ý.

Trong phòng trang điểm đã được đóng chặt, chỉ còn lại mỗi tôi và Đường Hà.

Tôi hỏi: “Người trong lòng anh…”

Anh nói: “Cô ấy gặp t a i n ạ n mất rồi.”

Tôi giật mình, gật đầu.

Anh lại hỏi tôi: “Người trong lòng em thì sao?”

Nước mắt ầng ậc trong hốc mắt, tôi mỉm cười, lau nó đi rồi nói: “Anh ấy là một anh hùng, vì Tổ quốc mà hy s inh.”

Đường Hà vỗ nhẹ lên bả vai tôi.

Hôn lễ rất náo nhiệt, MC rất biết cách khuấy động bầu không khí, vô cùng sôi động.

Tôi khoác tay bố đi lên sân khấu, Đường Hà đứng ở điểm cuối đợi tôi.

Rất nhiều năm về trước tôi cũng từng ảo tưởng mình và người đó trao nhẫn cho nhau.

Cảnh còn người mất.

Cánh hoa bay ngợp trời, đến lúc thề nguyền tôi lại như nghẹn ở cổ họng.

Đưa mắt cầu cứu Chu Huyên ở dưới sân khấu nhưng tôi lại nhìn thấy một người đang ngồi trong góc tối.

Lý trí còn chưa kịp phản ứng, nước mắt đã lăn dài.

Tôi run lên bần bật.

MC cười nói: “Cô dâu cảm động quá, được lấy người mình thương nhất định sẽ rất hạnh phúc, mọi người vỗ tay cổ vũ cho cô dâu nào.”

Người thân, bạn bè đều đang vỗ tay.

Anh cúi đầu mỉm cười, rót r ư ợ u, nâng ly với tôi rồi uống cạn.

Tôi nức nở đọc lời thề nguyện: “Kiếp này, em trung thành với anh, dẫu cho sinh ly t ử biệt, dẫu cho…”

Tôi không nói nổi nữa.

Những lời này vốn là dành cho anh.

Đường Hà dịu dàng lau đi giọt nước mắt vương trên khoé mắt tôi rồi cúi đầu hôn tôi.

Tôi đưa mắt nhìn về phía đó, không thấy bóng dáng của anh đâu nữa.