Chương 19: Người Việt Nam mới
Phạm Tiến Dũng b·ị đ·ánh thức khi trời còn tờ mờ sáng. Bên trong phòng chỉ huy chật kín người. Mười bốn thành viên thuộc tổ chủ lực, sáu người tổ quân y, cùng hơn hai mươi người du kích khỏe mạnh. Số lượng lớn người đang tập trung ở trong căn phòng này gián tiếp nói lên trận đánh tiếp theo trọng yếu như thế nào.
Một người lính với bộ quân phục rách vài chỗ, còn bám mùi thuốc súng vỗ vai Dũng bằng một lực nắm đủ mạnh mẽ. Hắn nhận ra người đàn ông này, đó là anh Mẫn, đại đội trưởng đại đội 3. Có chút bối rối khi hắn không thể đưa tay phải lên chào lại được, vậy nên Dũng đưa tay trái lên ngang ngực, và vỗ nhẹ vào tay phải của anh.
“Tôi nghe đội trưởng đại đội 30 của trung đoàn I giới thiệu cậu là dũng sĩ diệt Pháp đã bắn cháy máy bay giặc tại chốt Bưu điện?”
Dũng gật đầu, nhưng lại lắc đầu, chỉ chỉ vào cánh tay phải của mình. Hắn đoán được nhiệm vụ mà đại đội trưởng Mẫn muốn giao phó. Nhưng một du kích không bắn được súng không phù hợp với trọng trách này.
“Bắn trúng thân cây đằng kia, khẩu súng này là của cậu.”
Chỉ huy Mẫn có vẻ không quá quan tâm đến biểu cảm miễn cưỡng của Dũng. Chìa tay đưa ra một khẩu súng ngắn trông có vẻ được lau chùi thường xuyên, Mẫn hướng ánh nhìn của Dũng sang thân cây hoa gạo già bị bom nổ cháy đen gãy đổ. Một khẩu súng piston kiểu cũ của Nhật, loại Hamada I, nặng khoảng 6 lạng rưỡi, dài 16,5 xentimet, hộp đạn 9 viên, tầm bắn hiệu quả ba mươi mét, vận tốc đầu đạn xấp xỉ vận tốc âm thanh.
Cầm thoải mái báng súng bên tay trái, Dũng bắn mà chẳng cần bỏ thời gian ngắm. Ba viên đạn lần lượt bay ra, tạo nên những tia lửa sáng giữa màn sương mờ nhạt của tháng mười hai, rồi găm chặt lấy thân cây đã khô c·hết. Vài mảnh bụi gỗ bay lên cao. Mấy cậu dân quân trẻ nuốt nước bọt, có người lén lén vỗ tay. Mẫn gật đầu.
“Được rồi, cậu Dũng, cậu Quang, cậu Tuần, cậu Nghĩa đi với tôi lấy hàng. Nhớ là phải di chuyển bí mật, hàng phải đem về bằng mọi giá, nếu bị phát hiện thì tất cả các cậu phải cùng tôi chặn hậu để cậu Quang mang hàng về chiến khu. Mất hàng thì tất cả theo tôi lên tòa án binh mà khóc lóc.”
Quả nhiên là thế. Dũng nghĩ thầm. Món hàng quan trọng đến mức tòa án binh sẵn sàng lập án để trừng phạt người làm mất, biểu tượng quyết thắng của chiến lũy Ô Cầu Dền, Dũng đã tưởng rằng hiệu ứng cánh bướm do hắn mang lại đã khiến nó không còn ở đây nữa. Nhưng xem ra, vốn dĩ thứ đó ngay từ đầu vốn chưa được giao cho Liên khu II.
Cuộc nhận hàng diễn ra suôn sẻ đến bất ngờ. Một cuộc đánh nghi binh đánh lạc hướng quân thù được tổ chức ở phố Hàng Than, tạo điều kiện cho nhóm nhận hàng dễ dàng di chuyển qua những con đường bí mật đến ban chỉ huy tiểu đoàn.
Năm người đàn ông quay trở lại Liên khu lúc 5 giờ sáng, khi địch đã bắt đầu bắn những loạt đạn chào ngày mới lên chiến lũy, giống như những ngày trước.
Run run mở những lớp vải được đóng gói cẩn thận ra, Quân hít một hơi lạnh. Những người khác cũng mất hồn trong một giây.
Một khẩu Bazooka nòng sáu mươi ly, cùng năm viên đạn.
Trong c·hiến t·ranh hiện đại, Bazooka chẳng phải thứ v·ũ k·hí xa lạ gì, một binh chủng lục quân có ba mươi đến năm mươi khẩu cũng không phải việc hiếm. Thế nhưng lúc bây giờ, Việt Minh chỉ có duy nhất một khẩu súng Bazooka được lực lượng OSS của Mỹ cung cấp thay lời cảm ơn đã giải cứu phi công Mỹ bị p·hát x·ít Nhật Bản bắt giữ. Trên toàn Đông Nam Á lúc bấy giờ, nếu không tính q·uân đ·ội các nước đế quốc, thì đây có lẽ là khẩu súng bắn tăng duy nhất.
99% người Việt năm 1946 thậm chí còn chưa từng nghe qua về loại súng này.
Tầm một phần mười cán bộ Việt Minh đều từng nghe qua, nhưng chưa ai từng thử sử dụng nó. Từng viên đạn đều rất quý.
“Mày biết gì về cái này không Dũng?”
Quang chọc chọc tay vào sườn hắn, khẽ hỏi. Dũng lắc đầu. Lính nghĩa vụ không được tiếp xúc với khí tài cao cấp bậc này.
“Đây là Bazooka, của Mỹ, chuyên dùng để bắn xe tăng. Quân khu có lệnh, ngày hôm nay phải đánh lùi trung đoàn địch đóng giữ, mở toang cánh cửa Đại Cồ Việt cho bộ đội ven đô đánh vào.”
Thụ đứng giữa đám đông, đẩy gọng kính, dõng dạc nói. Nhìn vào đôi mắt sáng long lanh như một đứa trẻ của anh, Dũng chắc rằng Thụ rất muốn thử sờ vào khẩu súng ấy một lần.
Những người trẻ, kể cả Vệ quốc đoàn và dân quân tự vệ đều nhao nhao xung phong vác súng, nhưng Thụ gạt hết đi. Không giống súng trường, Bazooka không chỉ tiết kiệm đạn là đủ.
“Lệnh truyền xuống là bắn viên nào là phải hiệu quả viên ấy. Không được bắn trượt, và bằng giá nào cũng không được làm mất súng. Dù mất người cũng phải giữ được súng. Anh nào làm mất thì chính là tội đồ của dân, tòa án binh không xử thì tôi cũng xin vượt quyền xử tù.”
Nghe đến đây, đám đông im lặng, đứng dạt hết sang hai bên. Đối với họ, t·ử v·ong không đáng sợ, năm đói Ất Dậu đ·ã c·hết nhiều người quá rồi.
Nhưng gây tội với Tổ quốc, để thực dân Pháp lấy được lợi thế, vậy thì không còn chỉ là vấn đề sống hay c·hết nữa.
Dũng cũng đứng chen lấn cùng đám người ấy. Hắn rất muốn xung phong nhận việc, nhưng bazooka không phải v·ũ k·hí chỉ cần một tay là có thể bắn được. Vì thế, hắn nhìn xung quanh, tìm kiến một thân hình nhỏ con gầy gò, nhưng mạnh mẽ rắn ròi, luôn tỏa ra khí chất một người võ sĩ đạo.
“Vẫn là để tao đi. Hồi còn ở Guadalcanal tao từng dùng súng này rồi.”
Ông anh chán chường ngồi dựa lưng vào một thân cây đổ cất tiếng. Bộ sơ mi tối màu được gấp phẳng phiu, sơ vin cùng chiếc quần thụng túi rộng đặc trưng của q·uân đ·ội Nhận Bản và một mái tóc rẽ ngôi đầy gàu và bụi, che khuất đi đôi mắt đen tối màu sâu thẳm. Rất khó để đoán ra tuổi chính xác của anh, vì đôi mắt ấy như hút tất cả mọi thứ vào sâu bên trong. Một địa ngục không đáy. Địa ngục của bom đạn và tàn sát điên cuồng.
“Anh Tân? Anh chắc chứ?”
Phủi bụi bám trên dày, Asukuda nhớ về những ngày tháng địa ngục tại vòng vây Thái Bình Dương trên quần đảo Solomon chống lại q·uân đ·ội đồng minh, khi lương thực cạn kiệt, tàu ngầm hết xăng, và những khẩu súng chống tăng bắt đến đỏ nòng cũng không thể ngăn cản bước tiến của q·uân đ·ội Hoa Kỳ.
“Ngày hôm ấy, tao không hề bắn trượt viên nào.”
Asukuda vác khẩu súng lên vai bằng một tay, tay còn lại vỗ vỗ khẽ vào vai Thụ. Trước đây, anh từng căm ghét và dè bỉu kiểu chào hỏi không nhìn vào mắt nhau và đôi tay thì vung vẩy như những đứa trẻ này. Nhưng sau khi thất trận tại đây, và quyết định ở lại đất nước nghèo nhỏ bé này để chống lại lũ thực dân, Asukuda dần thích thú cách sống của người Việt, và thích cái tên mới của mình, Hồ Văn Tân.
Những bài hát dân ca cũng rất tuyệt.
Mọi người buộc dây quanh eo của Tân, cuốn thêm vài vòng dây trên thân súng. Nếu anh có mệnh hệ gì, những người trai tráng khỏe nhất làng Quỳnh Lôi và Quỳnh Điểm sẽ kéo cả người và súng về. Nhưng lựa lúc không ai để ý, Tân lẹ làng lấy mảnh sắt trong người cắt đứt sợi dây quấn quanh thân mình.
Chỉ cần bảo vệ súng là được rồi. Asukuda nghĩ thầm. Người võ sĩ đạo chân chính sẽ không bao giờ lùi lại, cho dù phía trước có là địa ngục đang chờ đón. Anh leo lên mặt chiến lũy, kiên nhẫn chờ chiếc xe tăng vào tầm bắn, rồi kéo cò súng. Xung quanh anh, bom đạn nổ tung lên như những giai điệu trong một bản hùng ca rực rỡ ánh nắng.
Viên đạn khổng lồ đầu tiên được bắn ra cùng nhịp hô xung phong của những người dân quân. Chiếc xe tăng đang lăn xích mơ hồ cạnh nhà sữa nổ tung, b·ốc c·háy khét lẹt. Bộ đội và dân quân đổ ra từ công sự, từ sau tàn tích những ngôi nhà đã bị bom đạn bắn phá, và cả từ sau lưng địch.
Quân đội địch hoàn toàn bất ngờ vì bị t·ấn c·ông trước. Những kẻ mỗi ngày t·ấn c·ông nay khốn đốn đi tìm chỗ phòng thủ, nhưng những loạt đạn bắn từ khắp mọi hướng khiến chúng mất dần đi khả năng phán đoán. Một tên lính trẻ với hàng ria mép lưa thưa b·ị b·ắn gục ngay khi đang cố trèo qua bao cát. Thân hình thô kệch và to tổ bố của hắn chắn ngang những mũi tiểu liên đang cố ngắm bắn an toàn sau công sự, vậy nên những tên lính khác cố gắng đẩy xác hắn ra, để tử thi của kẻ từng là đồng bọn chúng nằm sõng soài, úp sấp xuống đất.
Một loạt tên tre được bắn ra. Lao lên trong làn tên, Asukuda kéo cò một lần nữa. Chiếc xe tăng còn lại tan tành rồi. Khói lại bay lên, thổi xuôi về phía quân giặc, che đi tầm nhìn vốn đã hạn chế của chúng.
Giữa đám khói, anh nhìn thấy người du kích liệt một tay với tài bắn súng sánh ngang với Mikhail Ilyich Surkov của Liên Xô lao vọt lên, và với khẩu Hamada piston trong tay trái, người du kích trẻ ấy hạ gục hết tên này đến tên khác.
“Vậy ra đây chính là xạ thủ của Việt Minh.”
Asukuda vô thức nở nụ cười, rồi anh bắn viên đạn thứ ba. Một phần bức tường bao ngoài nhà thờ Vũ Tạo sụp đổ, đè lên khẩu đại bác đang nhả đạn liên hồi. Có lẽ một đến hai tên giặc đ·ã c·hết, hoặc b·ị t·hương nặng. Khói mù vẫn bốc lên khắp nơi.
Ở phía trước không xa, Phạm Tiến Dũng đã ném khẩu súng lục của mình cho người bên cạnh. Chín viên đạn đã bắn xong, hắn cũng không thể nạp đạn và kéo chốt súng, do đó Dũng rút chiếc mã tấu gài ở eo ra, và lao lên. Một viên đạn bắn trúng tay phải của hắn, nhưng Dũng đã mất cảm giác đau ở đó.
Một viên đạn khác bắn vào đùi Dũng, nhưng không trúng nơi yếu hại. Máu đã chảy ra, nhưng lượng adrenaline cao quá mức đang trào ra trong não của Dũng khiến hắn thậm chí không hề chậm lại chút nào.
Với thể trạng của hắn bây giờ, trừ khi có một viên đạn bắn vào đầu, còn nếu không, thẻ tăng tốc hồi phục gần như là lá chắn bất khả chiến bại của hắn.
Mà đầu hắn thì được chiếc mũ sắt c·ướp từ xác lính Ma rốc bao bọc. Không chất lượng như mũ sắt quân sự của Mỹ, nhưng đủ sức làm một lớp bảo hiểm an toàn.
Một đám lính bộ binh da vàng nhảy ra từ sau bức tường đổ, bắn đạn về phía những người dân quân.
Một người trúng đạn ngã xuông. Người đằng sau nhặt súng đồng đội lên bắn tiếp. Tiếp tục lao lên.
Lính Pháp ở nhà sữa bắt đầu rút lui. Dũng rút lựu đạn ra, dùng răng kéo chốt. Chốt không kéo được. Một lần nữa, phim ảnh toàn lừa người.
“Đưa lựu đạn cho em.”
Từ phía đằng sau, Toàn hét vào tai Dũng. Toàn là nông dân Hà Nội gốc, nên chất giọng êm dịu có gào lên cũng chẳng át nổi tiếng đạn. Nhưng tay cậu rất nhanh. Khẩu súng ngắn của Dũng nằm trong tay cậu đã được nạp đạn xong rồi.
Phạm Tiến Dũng lại một lần nữa lao lên, với khẩu súng ngắn màu thép gỉ trong tay. Thân hình hắn hoàn hảo che chở quả lựu đạn bay tới. Một tên lính Pháp cố gắng bắn vào hắn, nhưng khoảng cách giữa hai người là 10 mét.
Ở trong tầm bắn tuyệt đối, phản xạ của hắn là chẳng thể hoài nghi.