Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Nhiệt Huyết Kháng Chiến

Địch vận




Địch vận

Chương 18: Địch vận

Chiến tranh thường hay biến mỗi con người trở thành nghệ sĩ.

Điều đáng buồn là, hiếm có người nghệ sĩ nào sống đủ lâu để thấy tác phẩm của mình là một bản hùng ca, hay một cuốn bi kịch.

Hoặc là cả hai thứ đó.

Do đó, Phạm Tiến Dũng đang nếm trải trang đầu tiên trong cuốn tự truyện của mình.

Bằng cách vót tre.

Cũng không quá lâu kể từ lần cuối hắn bỏ thời gian để làm cái công việc nhàm chán này. Chính xác mà nói thì mới bảy ngày.

Cuộc chiến cũng mới diễn ra tròn một tuần lễ.

Phạm Tiến Dũng vứt bừa bãi thanh tre bị vót méo xẹo và lệch lạc quá mức sang một bên, rồi kẹp một thanh tre khác bằng hai chân, và tay trái hắn lại vung dao lên.

Nhanh, nhưng không quá sắc bén. Giống như đang lãng phí vật tư c·hiến t·ranh hơn là chế tạo v·ũ k·hí.

“Tích… Hoàn thành nhiệm vụ hằng ngày ‘Vót 10 thanh tre’ + 10 điểm”

Phạm Tiến Dũng không phải là một con người bi quan. Cánh tay phải của hắn đã liệt hẳn từ phần cẳng tay đổ xuống, nhưng bắp tay và vai vẫn hoạt động linh hoạt. Hơn nữa, cũng không phải không có cách cứu chữa.

Trong cửa hàng hệ thống, vật phẩm chữa trị có giá 2000 điểm.

Tương đương với hai máy bay, hoặc hai mươi xe tăng bộ binh.

Hoặc hai trăm nhiệm vụ hằng ngày.

Cánh tay phải của Dũng có lẽ sẽ hồi phục trước khi cuộc chiến Việt Bắc bắt đầu.

Đặt thanh tre cuối cùng vào một bên, Dũng đứng dậy, vươn vai. Kể từ lúc b·ị t·hương, hắn được mọi người đưa vào diện ưu tiên. Nghĩa là không phải chiến đấu, hay phòng thủ, hay tập kích đánh đêm, thậm chí nhà bếp cũng không phải chỗ đặt chân của hắn.

Nói cách khác, dù không ai trực tiếp thể hiện ra, nhưng Dũng hiểu rằng mình đã bị xếp vào hàng ưu tiên rút lui khi nhận được lệnh.

Điều đó làm hắn khó chịu, nhưng Dũng cũng chẳng thể phàn nàn.



Đêm ngày 26, dân quân bí mật ra khỏi chiến lũy, tập kích các bốt trú đóng của giặc dọc đường Đại Cồ Việt. Dũng cố chấp xin đi theo, đuổi khó nghe thế nào cũng không rời đi. Cuối cùng mọi người bấm bụng để hắn đi cùng.

Nhưng một xạ thủ mất đi cánh tay phải, dù mạnh mẽ và nhanh nhẹn đến mức nào, cũng chỉ là một bức tượng gỗ trên chiến trường. Nghe thì rất hay, nhưng chẳng thể đóng góp được nhiều.

Đêm hôm ấy, sáu người hy sinh, làm b·ị t·hương ba tên giặc, c·ướp được một khẩu súng tiểu liên hết đạn, và một bi đông đựng rượu.

Ngày 27, đối đầu nổ ra ba đợt, từ sáng đến chiều. Bộ đội tập trung hỏa lực đánh chặn đại liên địch từ hướng nhà thờ Vũ Tạo, một thiện xạ của tiểu đoàn 77 b·ắn h·ạ tên chỉ điểm máy bay, do đó tiêm kích địch không thể k·hông k·ích chuẩn xác được. Bốn chiến sĩ b·ị t·hương, trong đó có một người mất hoàn toàn khả năng chiến đấu. Không thống kê được t·hương v·ong địch. Nhưng một khẩu đại liên đã không nhả đạn từ chiều, có lẽ đã b·ị b·ắn hỏng, nhưng cũng có thể đã bị vận chuyển sang các chiến khu khác.

Nhiệm vụ hằng ngày hôm nay của Phạm Tiến Dũng vẫn là vót tre. Hai mươi thanh tre. Nhạt nhẽo và buồn tẻ.

Vì thế, hắn dành thời gian vô dụng của mình để vẽ lại những bản thiết kế mà hệ thống cung cấp cho. Bút và giấy xin từ chỗ anh Thụ, thước kẻ thì trộm tạm một cây đũa cả từ nhà bếp. Chỉ với tay trái và cằm, Dũng loay hoay cả tiếng đồng hồ mới hoàn thành bản vẽ súng trường.

Đúng lúc hắn định bắt đầu bản vẽ thứ hai, thì Quân ghé vào.

“Chú mày ổn không?”

“Bình thường thôi anh, không ra chiến hào được nó buồn bực lắm.”

Dũng nhét bản vẽ vào túi, nâng ấm nước chè nóng rót một bát. Quân ngồi xuống ghế rất tự nhiên, nâng bát nước chè lên uống cạn một hơi. Vị đắng chát của lá chè miền Bắc rất đặc biệt, nó đem lại sự đê mê trong một phút giây ngắn ngủi.

“Tao nghe nói hôm qua mày chém suýt lìa cánh tay một thằng lính Tây?”

Dũng gật đầu. Chuyện này cũng chẳng có gì bí mật. Một tên lính lê dương non nớt và bất cẩn, đứng không đúng vị trí, súng hết đạn. Dũng lao ra, chém dao xuống. Tốc độ của hắn không quá nhanh, nhưng lực chém mạnh đến mức con dao thái rau xẹt một đường ngọt lịm xuyên qua xương bắp tay kẻ thù, và chém vào bức tường phía sau một nét thẳng sâu hoắm.

Cánh tay lủng lẳng ấy cơ bản là không giữ được nữa. Trừ khi quân y thời đại này đã có kỹ thuật nối xương phức tạp của đời sau.

Khẩu súng hết đạn rơi xuống đất, Dũng nhặt vột rồi lùi về sau bức tường. Hắn còn muốn bồi thêm một nhát dao vào ngực gã da trắng kia, nhưng đồng bọn của gã đã chĩa súng về phía hắn. Một loạt đạn bắn vào bức tường nơi Dũng đang nấp đằng sau, và chỉ dừng lại khi một người dân quân ném một chai sỏi về phía tên giặc gần nhất.

Sau đó, lũ giặc bỏ chốt rút lui.

Nghe xong câu chuyện Dũng kể, Quân gật gật đầu, vỗ đùi khen ngợi. Vỗ nhẹ vào bàn tay không còn tri giác của Dũng, Quân nói:

“Ngày mai sẽ có đánh lớn. Ý của thằng Thụ là dân quân thằng nào còn đánh được thì lên hết. Mục tiêu là đánh chiếm nhà thờ Vũ Tạo, bắn c·háy x·e tăng và xe tải của nó, để giải tỏa áp lực cho Liên khu II.”

“Nhưng hỏa lực nó dày lắm, bom ba càng không đánh vào được đâu.”

Dũng nhíu mày thắc mắc. Trừ khi Cảm tử đoàn cũng sở hữu khả năng gia tốc kỳ dị như hệ thống của Dũng, bằng không mọi cố gắng tiếp cận xe tăng địch đều sẽ bị những khẩu súng máy chặn lại từ khoảng cách ba mươi mét. Quân cũng nhún vai, hờ hững.



“Ai mà biết, nhưng đêm qua thằng Tần ghé qua thông báo mệnh lệnh từ chỉ huy trưởng, chắc bên trên cũng có tính toán rồi.”

Dũng đảo mắt. Hắn đại khái đã đoán được tính toán của bộ chỉ huy là gì. Nhưng khi Dũng định nói thêm điều gì đó, thì một âm thanh dễ nghe từ bên ngoài vọng vào trong căn phòng tồi tàn cắt đứt cuộc trò chuyện dang dở của hai người đàn ông.

“Anh Dũng, anh Dũng có ở đó không? Đến giờ rồi.”

Dũng cầm con dao đi ra cửa. Trời đã tối, cuộc q·uấy r·ối của du kích sắp bắt đầu.

“Trâm đấy à? Sao tôi tưởng hôm nay anh Bảo chỉ huy đội du kích cơ mà.”

“Anh Bảo bị trúng gió, nằm vật ra từ chiều rồi, nên anh Thắng bảo em làm chỉ huy tạm thời. Hay anh lại lo cô đầu không đánh được giặc?”

Trâm cười khúc khích. Phạm Tiến Dũng cũng nở một nụ cười gượng. Hắn không muốn có biểu hiện gì thô lỗ với cô gái chưa tròn đôi mươi trước mặt.

Nai nịt gọn gàng, mười sáu người dân quân âm thầm bước đi trong bóng đêm. Dũng khỏe nhất, cũng nhanh nhất, nên mọi người tôn trọng để hắn đi đầu, sánh vai cùng đội trưởng.

“Anh Dũng quê ở Thái Bình à? Sao anh lên Hà Nội thế?”

“Thì đói quá người làng bỏ xứ mà đi hết thôi. Người nào yếu thì ngã xuống c·hết ở đầu đường, người nào còn một hơi thì nắm tay nhau đi sang tỉnh khác xin cơm.”

Dũng trả lời nhanh gọn. Lời hắn kể cũng không phải dối trá hoàn toàn. Kiếp trước, ông nội của Dũng thực sự đã được gia đình bế sang tỉnh khác xin cơm. Cụ bà ngã vật xuống một gốc cây đa ở tỉnh Hải Dương, không mở mắt ra nổi nữa. Cụ ông thì ngày ngày vào cắt trộm lúa ở cánh đồng nhà địa chủ, mấy lần b·ị đ·ánh thừa sống thiếu c·hết, nhưng cũng miễn cưỡng nuôi hai cha con qua được n·ạn đ·ói Ất Dậu.

“Vậy á. Còn em quê ở Thường Tín. Năm ấy nhà em không trả được nợ cho nhà ông bá, con ông ấy bắt em về làm vợ bé. Xong rồi ông bá đánh nhau với cường hào, bị nó trả thù đốt lửa c·hết cả nhà. Em không nhà không tiền, cũng không có mặt mũi về làng, nên bỏ sang xứ này học hát ả đào, xong rồi đi làm cô đầu.”

Dũng trầm mặc. Nghe mọi người kể, Trâm mới chỉ mười bảy tuổi thôi. Hắn không thể tưởng tượng được cô gái nhỏ nhắn trước mặt mình đã phải trải qua tuổi thơ đau khổ đến thế nào.

Lịch sử chỉ ghi lại sự đấu tranh và hy sinh những người lính, những người nông dân, công nhân, hay cuộc chiến gian khổ của năm tầng lớp cộng sản với kẻ thực dân, nhưng lại bỏ quên những thân phận quằn quại dãy dụa trong vũng bùn của thế hệ cũ.

Một đống lửa đang cháy trước mặt. Khoảng sáu hay bảy tên lính ngồi vòng quanh một cái nồi sôi sùng sục, hát hò và uống rượu. Dường như việc nhổ bật chốt dân quân ở đây đã khiến chúng trở nên chủ quan.

Dũng cúi người, chuẩn bị trườn về phía trước. Nhưng bản tay nhỏ bé của Trâm đã giữ hắn lại. Cô lắc đầu, thì thầm vào tai hắn một điều gì đó.

Khuôn mặt cô rất buồn, nhưng lại phảng như rất quyết tâm. Một quyết tâm đầy sự tự mỉa mai cay đắng.

“Không ai hiểu đàn ông hơn các cô đầu đâu, anh Dũng ạ.”

Bỏ thanh kiếm Nhật trên tay xuống, xõa tóc ra, Trâm tiến lại đám lính Tây, bình thản và lạnh nhạt.



“Chào các anh.”

Một thứ tiếng Pháp sứt sẹo đầy nữ tính cất lên. Tiếng hát hò im bặt. Mấy tên lính hiếu kỳ nhìn qua, rồi đứng dậy vây quanh cô gái trẻ. Chúng bắt đầu xì xào bằng tiếng Pháp. Dũng không hiểu, nhưng nhìn mặt bọn chúng, hắn cũng có thể đoán được đại khái.

„Có con gái nói chuyện kìa bọn mày ơi.“

„Có con gái.“

„Con gái.“

Một tên đeo khăn mùi soa ngược, trông có vẻ lịch sự tiến lên hỏi chuyện Trâm.

„Chào cô, cô là Việt Minh à?“

„Không, em làm con hát ở gần trường Bưởi. Mẫu quốc đ·ánh b·om tan hoang cả Hà Nội, bọn em bị mắc kẹt ở đây hơn một tuần rồi.“

Mấy tên người Pháp nhao nhao lắc đầu, nói rằng Việt Nam nổ súng trước, và họ chỉ đang tự vệ mà thôi.

„Các anh đều là nông dân à?“

Trâm lại hỏi.

„Phải, chúng tôi đều là nông dân trồng nho ở Aude, bị gọi đi lính cùng nhau. Sao cô biết.“

Cô gái trẻ lắc đầu. Vết chai mờ trên bàn tay họ, giống với vết chai sạn do cầm cuốc của người Việt Nam, người Đông Dương, hay người nông dân của bất cứ vùng đất nào.

„Vậy các anh đi thuyền cả chục ngàn dặm đến đây, là để tự vệ?“

Những tên lính trầm mặc. Cho dù họ có biện minh bằng lý lẽ cao đẹp đến thế nào chăng nữa, chuyện người Pháp kiếm tiền trên xương máu của thuộc địa cũng chẳng phải là bí mật đáng kể gì. Hầu hết người Pháp đều ngầm đồng ý. Và trong khi luôn rao giảng về danh dự của các quý ông, những người trẻ trong các gia đình nghèo vẫn đều đặn được gửi đến đây để xâm lược.

Trâm không đào sâu vào bộ mặt giả tạo của nền Cộng hòa đạo đức giả ấy. Cô chỉ ngồi xuống một góc, kể cho những tên lính Pháp về nỗi đau mà đồng bào cô đã chịu gần một thế kỷ nay, về những câu chuyện của những người anh hùng được ca tụng trong lịch sử.

Một tên lính hơi nghiến răng, trong khi một tên khác bắt đầu nắm chặt khẩu súng. Dũng và những người dân quân đã tản ra, bao vây khu vực này.

Chỉ cần đám lính Pháp này dám hành động thiếu suy nghĩ, đổ máu sẽ là không thể tránh khỏi.

Nhưng đến cuối cùng, chúng chẳng hề làm gì cả. Có thể là do linh tính mách bảo những người đàn ông không nên làm thế, cũng có thể là do chút danh dự quý ông của người Pháp vẫn chưa bị mai một trong trái tim họ. Những người lính rời đi, trong im lặng. Một tên lính chỉ vào nồi canh, nói gì đó với Trâm. Cô gật đầu.

Những tên lính Pháp đã đi khỏi, bỏ chốt mà đi. Có lẽ họ sẽ vào thành, sẽ tìm cách về nước đấu tranh chống lại nền Cộng hòa đệ tứ đầy sâu mọt hôi tanh, cũng có thể họ vẫn sẽ ở lại Đông Dương, vẫn sẽ x·ả s·úng vào những người dân Việt Nam đang không ngừng chiến đấu, Dũng không biết.

Hắn chỉ biết trong đêm tối tù mù, những người dân quân vây quanh đống lửa, cẩn thận chia nhau mấy bát canh khoai tây thịt bò có màu đục đục, vị lợ lợ.

Trong phút giây, giống như gió cũng không còn lạnh nữa.