Người Vợ Mất Trí Nhớ

Chương 61




Chung Lê lăn chiếc xe lăn đến trước bàn ăn nhìn vào và nói.

"Dì Ngô, tôi không ăn cháo trắng. Cháo ngọt cháo mặn đều được, nhưng không ăn cháo trắng. Dì có thể nấu thêm chút đậu đỏ và khoai sọ hoặc có thể thêm chút rau củ và hải sản vào nấu, cá, tôm, cua, sò ốc đều được, các loại thịt khác thì chỉ chấp nhận gà và sườn non."

Dì Ngô muốn nói nhưng lại thôi.

Bánh chẻo hấp trông khá ngon, Chung Lê hỏi, "Nhân gì vậy?

"Thịt băm, bắp và cà rốt." dì Ngô đáp, "Chính tay tôi gói đấy.

Chung Lê mất cả hứng thú.

“Tôi không thích thịt lợn, thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, giăm bông, thịt heo muối thì được, những cái khác đều không ăn, nhất là thịt băm”.

Dì Ngô lại cứng họng.

"Dì làm giúp tôi món trứng cuộn nhé, thêm phô mai và rau củ thì càng tốt."

Nếu thím Trần ở đây, lúc này e rằng sẽ vô cùng cảm động, tiểu thư hôm nay thật chu đáo, chỉ cần một món trứng cuộn đơn giản dễ làm.

Nhưng dì Ngô lại không cho là vậy.

Trên mặt bà ta nhăn lên vài nếp nhăn không bằng lòng và thuyết phục Chung Lê: "Hôm nay tôi đã làm những món này rồi, cô ăn đỡ đi."

Chung Lê lại liếc nhìn, ngoài cháo và bánh chẻo nhân thịt lợn, những món ăn kèm còn lại là măng tây, thịt bò và đậu hà lan.



"Tôi không muốn ăn những món này."

"Những món này đã nấu xong rồi, không nên lãng phí. Tôi ở nhà họ Phó bao nhiêu năm nay, cho dù là ông cụ cho đến hai vị tiên sinh, và phu nhân đều không thích xa hoa lãng phí. Buổi sáng thiếu gia cũng ăn những món này."

Thái độ lịch sự ban đầu của Chung Lê đã lăng xuống: "Ừm, khẩu vị của anh ấy không quá kén chọn."

Nói đến đây cả hai rơi vào căng thẳng.

Mặc dù không biết nguyên nhân nhưng Chung Lê có thể nhận ra răng dì Ngô này không hề kính nể một nữ chủ nhân như cô.

Về việc tại sao người giúp việc trong nhà lại coi thường cô như vậy? —— Câu trả lời rất đơn giản, đương nhiên là vì tên tra nam kia không coi cô ra gì.

'Yêu cầu bà ta làm lại món trứng cuộn mà nhiều lời như vậy, Chung Lê bắt đầu nghi ngờ răng có lẽ trước đây ở nhà họ. Phó bà ta không làm việc gì mà là tận hưởng cuộc sống ở đó.

Sáng sớm, tâm trạng tốt của tiểu thư Chung đã bị ảnh hưởng.

Cô cũng không muốn dông dài với dì Ngô, tỏ vẻ dễ chịu và mỉm cười nói: "Không sao, dì thu dọn lại những món này rồi nghỉ ngơi đi."

Dì Ngô đứng yên, có vẻ như đang do dự.

Chung Lê đã lấy điện thoại và gọi cho Phó Văn Thâm ở trước mặt bà ta.

Trong văn phòng Chủ tịch trên tầng 38 của tòa nhà Quân. Độ, Phó Văn Thâm đang họp với ba trưởng phòng, một người đàn ông mặc vest và đi giày da đang ngồi trên ghế sô pha ở khu vực tiếp đón khách, trên bàn bày ra các bản vẽ công trình.

Khu vực nhà máy Quân Độ gần đây đang được mở rộng, bản vẽ thiết kế của tòa nhà số 5 vừa được gửi đến hôm nay.



Trên bàn làm việc cách đó không xa, một chiếc điện thoại màu đen rung lên rì rì, màn hình điện thoại sáng lên, hiển thị tên người gọi: Mèo sư tử.

Âm thanh rất nhỏ, mấy người họ ngồi xa xa bên sô pha không để ý, người phụ trách công trình mở rộng lần này đang chỉ vào bản vẽ giải thích về bố trí phòng cháy chữa cháy của tòa nhà số 5.

Điện thoại rung liên tục.

Người phụ trách đang nói một cách nghiêm túc, nhưng ở phía bên kia Phó Văn Thâm đột nhiên ra hiệu cho anh ta tạm dừng.

Vừa dứt lời, anh ta còn tưởng rẵng Phó tổng có ý kiến gì đối với bản thiết kế này, đang định rửa tai lắng nghe thì thấy đối phương đứng dậy, đi về phía bàn làm việc.

Cầm điện thoại lên.

Phòng làm việc trở nên yên ảng, lúc này họ mới nghe được tiếng rung của chiếc điện thoại.

Phó Văn Thâm bắt máy, đưa lên tai.

Phó tổng của họ không bao giờ nghe điện thoại trong cuộc họp, lúc này vẻ mặt và giọng điệu của anh cũng giống như trong cuộc họp vừa rồi, lạnh lùng và điềm tĩnh, khiến người †a không thể phân biệt được ai đã gọi điện.

Nhưng có lẽ là một cuộc gọi rất quan trọng, nếu không anh đã không tạm dừng cuộc họp để trả lời nó.

Mọi người đều giữ im lặng, nhìn sang bên đó, chờ anh nghe điện thoại xong trở lại tiếp tục họp.

Phó Văn Thâm đứng trước bàn làm việc, chậm rãi hỏi vào điện thoại: "Có chuyện gì vậy?”

Điện thoại sắp bị ngắt thì anh mới nghe máy, Chung Lê nũng nịu nói với giọng tủi thân: "Ông xã, em đi