Chương 14: Ngài Mạnh Đức
Buổi sáng đầu tiên năm 8, Tân lịch 128, trong niềm phấn khởi năm mới vừa sang, chợt có một tin tức chấn động cuốn bay đi cái không khí tươi vui vốn đã luôn ít ỏi của Thế giới 7 tầng. Trên trang nhất của báo điện tử Công nhân Lao động, tờ báo được mệnh danh là “chiến hữu” thân cận nhất của công nhân, một dòng tít lớn được tô đỏ như máu, nội dung bên trong khiến người đọc không khỏi xót xa.
“Xin đừng g·iết c·hết đồng loại của chúng tôi!”
Sau dòng tít ấy, một loại báo cáo y tế được đưa ra, cùng với đó là những hình ảnh thực tế về môi trường làm việc tồi tệ, những bất cập về năng lực quản lý, những thiếu sót trong công tác an toàn lao động của công nhân vệ sinh môi trường đều được nêu lên một cách rõ ràng, đầy tính minh bạch.
Quan trọng nhất đấy là, tệp đính kèm hơn chục ngàn hồ sơ bệnh án của những công nhân vệ sinh được đặt ngay bên dưới bài viết, bệnh có nặng có nhẹ, đa phần là những bệnh về đường hô hấp, về nội tiết, về da liễu và có cả...u·ng t·hư. Mặc dù danh tính bệnh nhân đã được che đi nhưng con dấu điện tử không thể làm giả của Bộ Y tế trên mỗi hồ sơ, đã chứng minh tính chính xác chẳng thể chối cãi của chúng. Lời kết cho bài viết đầy xót xa ấy, là vài lời bộc bạch chân thành của tác giả, bên trong ẩn ý vài điều xéo xắt với cái gọi là công bằng của Thế giới 7 tầng.
Ngay sau bài báo, một loạt trang tin tức tin cậy cùng vài tờ báo lâu đời cũng đăng lên trang nhất của mình những bài viết tương tự. Cũng từ đấy, góc khuất tăm tối nhất của cái nghề “bẩn thỉu” được phơi bày một cách trọn vẹn, kèm theo đó là vài dòng tít nhắm thẳng vào chính phủ.
“Tiền thuế của chúng tôi được sử dụng như vậy sao?”
“Vậy ra đây là công bằng thực sự?”
Công dân Thế giới 7 tầng vốn luôn tôn sùng công lý, niềm yêu thương đồng loại cũng sớm vun đắp từ thuở đến trường. Bài viết kia xuất hiện, chẳng khác nào một cái tát đau điếng thẳng vào cái lý niệm công bằng mà đám người ấy tin tưởng suốt lịch sử dài dằng dặc của Thế giới 7 tầng. Không một ai nghi ngờ bài viết ấy, rồi ngay sau đó, dư luận liền dậy sóng.
Phòng tiếp dân của Ban Vệ sinh Môi trường không ngày nào được ngơi nghỉ, rất nhiều lá đơn ẩn danh có, đường đường chính chính cũng có được gửi thẳng vào hòm thư Chính phủ. Một làn sóng đình công cùng b·iểu t·ình rộng lớn, xuất hiện trên khắp tầng cấp của Thế giới 7 tầng. Đại khu S6 cũng không nằm ngoài cơn sóng ấy.
Ngày bài báo kia xuất hiện đến nay đã được 4 tháng, cũng là từng ấy thời gian, đám công nhân vệ sinh đình công, b·iểu t·ình trước cổng Xí nghiệp Vệ sinh S6.
Trương Quyết Sinh hôm nay không phải đi dọn cống, tương đối nhàn hạ. Sau khi cất xong xe rác vào kho tập kết liền đi ra tới cổng xí nghiệp, nhìn đám công nhân đình công vẫn đang hăng say hô to cái khẩu hiệu ngập tràn sự bình đẳng của Liên đoàn Lao động, cảm thấy hơi chút thương hại. Cũng chỉ có cảm xúc ít ỏi như vậy, chẳng có lấy cái gọi là bất bình thay.
Hắn là lao động thời vụ, mức hậu đãi bởi vì hoàn cảnh đặc thù nên được trả khá cao, những vấn đề nghiêm trọng kia hắn vốn chưa từng trực tiếp đối mặt, lại thêm vào bản thân là kẻ khô khan, thật khó mà làm hắn sinh ra đồng cảm lớn lao thế nào.
Hắn bây giờ so với thiếu thời, có vẻ chủ nghĩa cô độc mà bản thân tồn tại đã bớt đi mấy phần cực đoan, xong để thay đổi sự hời hợt của mình với thế giới này, hắn vẫn làm không được. Hoặc cũng có thể là hắn không muốn làm. Hắn... không biết.
Sự thờ ơ này của Trương Quyết Sinh, nếu được phản ánh trong một bài giảng giáo dục công dân thuần túy, không có bất ngờ gì sẽ bị bêu ra mà phê phán, rồi kèm theo đó là một tràng những lý niệm về niềm thương con người, mong sao cảm hoá được sự vô cảm đáng bị lên án ấy. Nếu là một công dân lớn lên hoàn hảo trong nền giáo dục đầy yêu thương đó, thái độ kia tựa như một thứ cấm kị, cũng là đáng ghét. Nhưng với Trương Quyết Sinh, một kẻ đã thông tỏ vài cái bản chất thực sự về thời cuộc, sẽ chẳng quan tâm cái suy nghĩ trong đầu mình đang đi ngược lại với những lý tưởng cao đẹp của Thế giới 7 tầng.
Nhưng như vậy không có nghĩa là hắn đang phủ định đi đạo đức tốt đẹp của nền giáo dục đầy sự yêu thương kia, và đồng tình với những bất công luôn hiện hữu trên thế giới này. Nói theo cách nào đó, hắn với những con người lao động vất vả trước mặt, đều là n·ạn n·hân của sự lừa lọc về bình đẳng nhân quyền. Có điều, Trương Quyết Sinh không biết, đấu tranh mà đám người ấy đang làm, đến tột cùng sẽ đem tới vài cái lợi ích to lớn thế nào, nhưng hắn chắc chắn một điều, dù kết quả có ra sao, kẻ thiệt thòi vẫn là bọn họ.
Chiến thắng của làn sóng đình công này, nếu không sai, sẽ là chút yêu sách được tô điểm chói loà trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vài lời xin lỗi mang đầy sướt mướt của mấy vị lãnh đạo cấp cao. Đến cuối cùng, là một bài kiểm điểm không thể nào chuẩn mực hơn từ Chính phủ, do đích thân ngài Tổng thống mùi mẫn biên soạn. Rồi chúng sẽ một lần nữa hoàn hảo che đi những bất bình đẳng cố hữu vẫn luôn tồn tại trên thế giới này suốt bao năm tháng.
Nói mỉa mai kiểu vậy thật ra có điều phiến diện và chủ quan. Trương Quyết Sinh không chắc từ bao giờ, bản thân đã chẳng còn chút hào cảm dù là nhỏ bé nhất với đám cầm quyền kia nữa. Thay vào đó, mỗi khi nhìn vào, sẽ luôn ẩn giấu ý vị trào phúng. Có lẽ nó đến từ những điều chướng tai gai mắt trong quá khứ, từ những lời ca cẩm của bố, từ người bạn tù mà hắn gọi là ông chú kia, và đến từ chính cái biến cố tù tội của mình.
Một kẻ mất niềm tin vào chính quyền, theo như mấy quyển giáo dục công dân phổ biến, sẽ gọi nó là mồi lửa nhen nhóm của tư tưởng p·hản đ·ộng, là nền móng thối tha cho chủ nghĩa khủng bố bành trướng.
Trương Quyết Sinh hiện tại, thật sự không nên dùng những từ ngữ đầy cực đoan ấy để hình dung về hắn. Sống trong Tây Lâm, thứ duy nhất được học, đó là tôn trọng tuyệt đối với pháp luật tối cao, rằng tất cả công dân Thế giới 7 tầng thuộc mọi tầng lớp, sẽ đều bình đẳng trước pháp luật, và hắn...học được sự tôn trọng ấy. Có điều, người dạy hắn, không phải Tây Lâm, mà là ông bác lúc nào cũng mang trên môi nụ cười hiền từ kia. Thêm nữa là, đã từng nói rồi đấy, nhà hắn có một thằng khủng bố rồi.
Trương Quyết Sinh nhìn đám người kia một lúc lâu, đã chẳng còn hứng thú, đi tới khu vệ sinh cá nhân, tắm rửa qua loa rồi về nhà. Trời tối rồi, hắn còn phải trông quán net.
...
Trên một gian phòng tầng 4 của Xí nghiệp Vệ sinh S6, nơi mà khi nhìn vào, chỉ là những tấm kính chẳng có gì bắt mắt nhưng lại làm người ta không khỏi chú ý tới, đặc biệt là đám công nhân b·iểu t·ình đang hét khản cổ bên dưới kia. Bởi đó là văn phòng làm việc của giám đốc xí nghiệp. Họ có thể gọi gã là kẻ đang sống trên những cống hiến của một đám người cùng khổ, cũng lại phải coi gã như một đấng cứu thế ban phát đặc ân. Vì một câu nói của gã với chính phủ, nặng hơn gấp trăm lần những lời bất lực mà họ hô khản cả cổ suốt mấy tháng qua.
Qua tấm kính một chiều, Phạm Đa Đa mắt không chút rung rinh, trên môi còn mang theo một nụ cười chẳng thể nhìn ra tâm tư, hướng đến “đám khỉ” đang gào thét cật lực bên dưới. Thân là giám đốc xí nghiệp, lại là con trai của một vị quan chức cấp cao bên trong Chính phủ, đối với cái tình cảnh trước nay hiếm khi xảy ra này, ngay từ đầu đã chẳng có gì vướng bận.
- Không xuống kia mà làm một bài phát biểu hùng tráng, biết đâu cậu lại thành “Ngài Mạch Đức” của Tân lịch 128!
Nụ cười trên môi Phạm Đa Đa chuyển thành giễu cợt, giống như lời nói vừa vang lên sau lưng mình là một câu chuyện cười cực kì đặc sắc. Và quả thật, nó đúng là một câu chuyện cười đối với những kẻ luôn đứng sau biên soạn mấy cái kịch bản chính trị như đám người bọn hắn.
Mạnh Đức, một cái tên mà mỗi khi nhắc đến, luôn được gắn với hai chữ “truyền kỳ”. Từ một công nhân tầm thường của nhà máy tinh luyện hợp kim, sau hồi to gan đứng lên đòi quyền lợi chính đáng cho anh em công nhân nghèo túng, chiếm trọn được tin tưởng của những con người cùng khổ, từ đó mà bắt đầu con đường chính trị chứa đầy thần tích của mình. Rồi kết quả cuối cùng, trở thành Tổng thống, bắt đầu cho Tân lịch thứ 100 rực rỡ nhất lịch sử Thế giới 7 tầng. Sau đó, “Ngài Mạnh Đức” cứ thế mà trở thành một biệt ngữ, ám chỉ những con người nhiệt huyết, hết mình vì cái gọi là công bằng cho xã hội.
Một câu chuyện truyền kỳ như thế, tại sao đối với đám người Phạm Đa Đa mà nói, lại là một câu truyện cười? Nguyên nhân rất đơn giản, gã Tổng thống nhà quê ấy, gốc rễ giản đơn, không thuộc bất cứ đảng phái nào, cũng không nằm trong kịch bản chính trị của bất kì tổ chức nào, nói chính xác nhất, gã là một con sói đơn độc. Qua bao cuộc điều tra bí mật, đã chắc chắn cái nhận định vô lý ấy, khiến những toan tính chính trị chưa từng biến động nơi tầng chót, trở thành một cái trò cười to lớn cho mấy kẻ thấu hiểu chút nội tình của Thế giới 7 tầng. Vậy thì, không cười sao được!
- Những lão già gần đất xa trời kia, rất sợ nhiệt huyết, nếu nó lại còn được bao bọc dưới một cái bản tính thấy c·hết không sờn, vậy thì càng sợ. Năm đó để Mạnh Đức đến được tầm cao ấy, là một hồi thất bại thảm hại trên chính cái ván cờ mà họ đã định ra luật lệ. Cho nên, Ngài Mạnh Đức sẽ chỉ xuất hiện một lần duy nhất, và sẽ không bao giờ còn có thể tái hiện trên thế giới này được nữa.
Phạm Đa Đa lúc này đã thu lại giễu ý trên mặt, trầm giọng nói.
- Haha! Thứ mấy lão già ấy cần là một con chó, không biết sủa, chỉ biết ngoan ngoãn cúi đầu cưng nựng, chỉ đâu thì cắn đấy. “Ngài Mạnh Đức” nào khác nếu nhăm nhe xuất hiện, sẽ sớm bị cho cáo bệnh hồi hương, được cấp nơi mai táng cũng không chừng. Quả thật, Ngài Mạnh Đức sẽ chỉ là duy nhất. Nhưng mà, cậu thực sự không để ý tới cái ghế Tổng thống thật à?
Lời nói đến cuối, bên cạnh Phạm Đa Đa có thêm một người thanh niên sóng vai mà đứng. Gã thanh niên đó miệng cười, lại không có giễu ý, đó là một nụ cười thường quy, mang theo sảng khoái thực sự. Hắn cũng nhìn đến đám người đang hò hét bên dưới, thu lại nụ cười, dần nhíu nhíu đôi mày.