Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Nghiệp Duyên

Chương 33: Rời bờ - Trên biển cũng nguy hiểm




Chương 33: Rời bờ - Trên biển cũng nguy hiểm

Buổi sáng, khi mặt trời đã lên cao thì các ghe, thuyền đánh bắt cá cũng trở về cầu cảng sau một chuyến đi dài. Các bà, các mẹ, những đứa trẻ nhỏ trong làng củng đi ra ghe cá của gia đình mình phụ giúp đem cá vào nhà bảo quản đem bán. Không ngoại lệ gia đình ông Thừa cũng vậy, ông Thừa đã lớn tuổi không còn đi biển nữa chỉ có hai đứa con ông và cháu ông đi biển thôi.

Buổi trưa hôm đó Nhiên Phàm Phàm và con trai đi đến nhà của ông Thừa.

“Chào ông! Chào mọi người!”

“Chào hai cha con!”

“Hôm nay mạo muội đến nhà ông lúc này chúng tôi có một chút vấn đề muốn nhờ vả gia đình.”

“Có chuyện gì thế hai người nếu giúp được chúng tôi sẽ giúp đỡ phần nào cho hai người sớm hoàn thành công việc của mình.”

“Chuyện là hai người chúng tôi cần đi biển chắc mọi người đã biết.”

Thừa Du Lãm gật gật đầu.

Nhiên Phàm Phàm nói tiếp: “Nhưng chúng tôi lại không có thuyền và cũng không biết đi thuyền như thế nào. Nên mạo muội đến gia đình xin giúp đỡ.”

Nghe đến đây Thừa Du Lãm cũng có thê nhìn ra ý hai vị này muốn như thế nào ông không nói gì nhưng ánh mắt xoay chuyển, có vẻ như không muốn đồng ý cho lắm.



Nhiên Phàm Phàm trong lúc nói chuyện cũng bắt được ánh mắt khác thường của Du Thừa Lãm nhưng ông vẫn tiếp tục.

“Chúng tôi muốn mua lại một chiếc thuyền sau đó xin nhờ gia đình giúp đỡ thuê cho chúng tôi 3-5 người biết đi biển để đi cùng chúng tôi cho an toàn, đương nhiên chúng tôi sẽ trả công theo ngày cũng như nếu có vấn đề gì xẩy ra thì cũng tiện bề giúp đỡ lẫn nhau. Vì chúng tôi từ xa đến cũng không có gì để làm tin cho gia đình, nên nếu lần này chuyến đi thuận lợi làng chài cần giúp đỡ gì chúng tôi sẽ nghĩa bất dung từ giúp đỡ.”

Du Thừa Lãm ánh mắt xoay chuyển, suy nghĩ thiệt hơn trong đầu, ông không biết mình có nên kết xuống phần thiện duyên này hay không nhưng sâu trong nội tâm ông nổi lên một tia gợn sóng, giúp đỡ người này sau này sẽ có ích phải chăng? Dù không biết người trước mặt mình là ai có thân phạn địa vị như thế nào nhưng người này suy nghĩ chu toàn đủ thấy là một người có tâm hồn lớn lao và lòng bao dung cao cả. “Có vẻ như nếu giúp đỡ hai cha con này thì gia đình mình cũng không có bất lợi gì!” Nhưng Thừa Du Lãm không vội đồng ý mà ông nói:

“Chuyện này cũng không tính là khá lớn, hai người nếu không gấp có thể ở lại làng chài thêm vài bữa chúng tôi muốn suy nghĩ thêm một chút.”

“Được chứ, chúng tôi cũng không gấp, gia đình có thể suy nghĩ thêm, vậy chúng tôi đi ra biển ngắm cảnh hóng gió một tí, cảnh biển thật đẹp vô cùng.”

Nói rồi Nhiên Phàm Phàm củng con chào tạm biệt và ra về.

“Cha thấy chuyện này như thế nào?” Thừa Lãm Sang hỏi.

“Chuyện tốt thì nên nắm, chuyện xấu cũng không thể tránh được.” Thừa Du Lãm nói.

“Vậy chúng ta đáp ứng đi, con cũng muốn tiến một lần đi biển xa một là rèn kinh nghiệm đi biển thêm, hai là con cũng muốn khám phá vùng đất trên Long Trường Đảo xem như thế nào.” Thừa Lãm Sang nói.



“Nếu con đã quyết đi thì cha cũng không ngăn cản con, hy vọng lần đi này là phúc không phải họa, mà họa thì sẽ thành phúc. Vậy chuyện đi biển, mua thuyền, tìm người đi chung cha giao lại cho con cùng bàn bạc với cháu Phàm. Còn Khiêm, lần này con ở lại đi ta cũng già rồi không còn sức khỏe nhiều. Không muốn lại đi biển đánh bắt cá nữa.”

“Dạ!” Hai người con đồng thanh đáp.

Thế là qua buổi chiều, sau khi dùng cơm chiều xong thì Thừa Lãm Sang đi sang nhà Nhiên Phàm Phàm và bàn công việc.

“Chào huynh! Tui qua để nói mấy lời về chuyện lúc trưa.” Thừa Lãm Sang nói.

“Chuyện như thế nào rồi, huynh cứ trình bày chúng ta sẽ bàn bạc thêm cho hợp ý hai bên.” Nhiên Phàm Phàm vừa nói vừa ra dấu mời Thừa Lãm Sang ngồi xuống bàn, rót ly nước đưa qua.

“Chuyện đi biển huynh nói, cha con chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, lần này tui sẽ cùng đi với huynh.” Thừa Lãm Sang trịnh trọng nói.

Nhiên Phàm Phàm mỉm cười rạng rỡ nói: “Thế thì quá tốt! Vậy chúng ta tiếp tục bàn xem nên cùng đi như thế nào?”

Thế là hai người tiếp tục bàn bạc về vấn đề đi như thế nào, người, vật tư, lương thảo như thế nào….

Sau cả một buổi chiều tối bàn bạc hai người quyết định mua lại chiếc thuyền đánh cá của Thừa Lãm Sang với giá 600 đồng Kim Thiết Thông Bảo, sau đó thuê người Thừa Lãm Sang và con trai là 10 đồng Kim Thiết Thông Bảo và thuê thêm 4 người trong làng nữa 5 đồng Kim Thiết Thông Bảo một người một ngày.

Hai người dự định đi thời gian là ba ngày trong điều kiện thời tiết bình thường và không nghĩ ngơi thì mới kịp. Theo như Thừa Lãm Sang nói bình thường mùa này sẽ không có bão chỉ lâu lâu sẽ xuất hiện những cơn sóng lớn đập vào bờ nên cần những người có kinh nghiệm thì sẽ an toàn lái thuyền qua an toàn trên những cơn sóng.

Thế là vì để bảo đảm an toàn họ quyết định chuẩn bị lương thảo cho 8 người ăn trong vòng 7 ngày, chủ yếu là các loại gạo, lúa mì và một ít rau xanh, thứ quan trọng nhất không thể thiếu đó chính là nước ngọt vì đi biển rất sợ việc thiếu nước. Không có chất đạm thì có thể dùng cá đánh bắt tại chỗ thay thế nhưng nếu thiếu nước ngọt thì đó là một điều vô cùng tai hại.



Sau ba ngày chuẩn bị, thì mọi thứ đã sẵn sàn. Thế là mọi người chia tay nhau để lên đường. Hôm đó chiếc thuyền cũng ra khơi cùng thời gian với những chiếc thuyền đánh bắt cá khác. Nhưng chiếc thuyền này không đi đánh bắt cá mà xuôi gió về phương Nam lướt trên những cơn sóng chập chờn nơi biển cả. Chiếc thuyền băng băng trên nhưng ngọn sóng. Cánh buồm căng phồng lên đón gió. Trời trong mây tạnh, những cơn gió nơi biển cả thổi vào từng con người trên thuyền.

Nhiên Phàm Phàm cùng Nhiên Bình Bình đứng nơi đầu thuyền ngắm ánh bình minh trên biển cả. Thừa Lãm Sang thì cùng con trai đang ở sau thuyền cùng một người khác điều khiển thuyền. Một người đứng trên lâu thuyền nhìn về phương xa xem xét hiện tượng tinh vị và phương vị đấy chính là hoa tiêu của thuyền.

Tối hôm đó chiếc thuyền vẫn xuôi theo chiều gió mà đi. Màn đêm buông xuống tầm nhìn đã dần thu hẹp. Nên thuyền cũng không dám di chuyển nhanh, Thừa Lãm Sang đã cho hạ bớt 2 cánh buồm xuống để thuyền đi chậm lại. Đêm nay gió biển thổi vào có mang một chút sự cay đắng, gió hơi mạnh hơn. Gần sáng gió biển càng mạnh nữa thế là Thừa Lãm Sang quyết định hạ cánh buồm chính xuống và căng hai cánh buồm phụ lên nhằm phân tán bớt sức gió và giảm di chuyển của thuyền.

Trời đã bắt đầu có ánh hào quang lúc này hoa tiêu cũng thấy có sự bất thường vội hô: “Phía xa hướng đông nam có dị tượng nghi ngờ là một cơn bão sắp đi ngang qua.”

Nghe được hoa tiêu hô Thừa Lãm Sang giật mình. Lúc này Nhiên Phàm Phàm cũng đã thức dậy nghe xong hoa tiêu nói thì ông cũng giật mình thầm than không ổn, thấy Thừa Lãm Sang đi vào ông hỏi: “Chuyện này nên tính làm sao đây?”

“Để ta lên lâu thuyền xem xét coi như thế nào rồi ta sẽ tìm cách ứng đối.” Thừa Lãm Sang nói.

Sau đó ông đi vào lâu thuyền và nhìn theo hướng hoa tiêu để phán đoán xem nên đi như thế nào tránh bão. Sau một lúc phán đoán và tình toán phương vị Thừa Lãm Sang đi xuống nói với Nhiên Phàm Phàm.

“Cơn bão này không lớn nhưng nếu để mặc nó mà đi ngang qua thì sẽ có thiệt hại vì vậy ta đề nghị đi vòng qua phía tây có một hòn đảo nhỏ có thể trú một chút qua bão chúng ta sẽ tiếp tục di chuyển nhưng như vậy thì sẽ chậm trễ hành trình từ 1-2 ngày.”

“Cứ nghe theo huynh đi chúng tôi không gấp, tính mạng con người an toàn là trên hết.” Nhiên Phàm Phàm nói.

“Được!”

Thế là Thừa Lãm Sang cho thuyền và các thủy thủ nhanh chóng chuyển hướng thuyền đi về hướng tây tránh cơn bão chẳng mấy chốc cơn bão đã đi tới nó cuốn lên một mảng nước biển rồi tôm cá theo đó bay ra khỏi mặt nước. Chiếc thuyền lẻ loi trên biển cả nhanh chóng thoát khỏi vùng gần tâm bão rồi hướng tây mà đi. Đây là một thử thách khó cho các thủy thủ phải điều khiển thuyền đi trong vùng ảnh hưởng của bão. Họ nhanh chóng đến được hòn đảo và trú bão. Một ngày sau cơn bão qua khỏi, nơi này tạm thời đã xa tâm bão.