Chắc hẳn lúc này ai cũng nghĩ trong đầu, nói quá lên thôi, truyện thì thích nói ra sao cũng được. Ngô Khảo Ký mà giỏi đến độ một tháng sau khi chiếm hải cảng Kobe và Sakai có thể bằng ba cái ngoại giao vớ vẩn chia cắt đất nước Nhật Bản như đúng rồi, hắn tài vậy thì nhất thống mẹ nó thiên hạ rồi. Nhất bằng niềm tin và hi vọng á.
Cái này không phải Ký tài mà chỉ là Ký nắm được chiều hướng phát triển của Nhật Bản, chỉ khẽ đẩy một chút để nó tiến triển nhanh hơn mà thôi. Vớ quốc gia khác có mười thằng Ký và cả trăm năm cũng chắc gì thực hiện nổi chia cắt như trên. Đương cử như Đại Tống hay Cao Ly, Ký có ý nghĩ kiểu đó trong đầu đâu, vì vốn dĩ thể chế của bọn họ không phù hợp để Ký có thể nhúng tay.
Nói cách khác Nhật Bản đã hội tụ đủ các yếu tố tiến lên Mạc Phủ thời kỳ. Hãy tưởng tượng như Nhật Bản là một lò phản ứng hóa học đã có đầy đủ các chất phản ứng, có cả nhiệt độ, nhưng các thành phần chưa thể phản ứng với nhau vì thiếu chất xúc tác. Ký chỉ là chất xúc tác trong đó, tuy rất nhỏ về số lượng nhưng không có nó thì phản ứng sẽ chậm chậm chậm, thậm chí không có phản ứng.
Chuyện này đơn giản là đùng người, đúng thời điểm, đúng địa điểm cho nên có thể thành công thôi.
Các yếu tốt bao gồm một hệ thống cát cứ phân quyền rõ ràng, các phe thế lực mạnh về quân sự và không quá chênh lệch. Hoàng tộc quân sự trung ương yếu kém. Các thế lực có dã tâm đủ lớn. Và quan trọng nhất là chất xúc tác Ngô Khảo Ký biết vị trí mình ở đâu, không loi ngoi lên làm chất phản ứng chính. Hay nói cách khác là không tham lam can thiệp quá sâu vào nội bộ Nhật Bản kiếm lời.
Thường thì con người hay sai lầm nhất ở chỗ, được thế không buông tha người và tham lam vô độ. Ký né được chuyện này, biết kiềm chế bản thân, chỉ tranh một chút lợi nhỏ cho Zhui no vì vậy mọi chuyện là là nước chảy thành sông.
Nói chung mô hình Ký đưa ra cho Nhật Bản đó giống như là một “ đường lối Cách Mạng” cho đám đại gia tộc quân phiệt Nhật. Ký chẳng ép ai làm gì cả ngoài việc lừa họ yên lặng bình tĩnh ngỗi nghe “học thuyết” của Ký. Và rất trùng hợp thì mớ học thuyết này của Ký lại chính là thứ đám người Minamoto, Taira, Fujiwara tìm kiếm bấy lâu nhưng rõ dàng là họ mới chỉ chạm tới da long mà chưa thực sự tìm thấy.
Cho nên có thể nói Ký chẳng qua chỉ đưa đến một luồng tư tưởng cực kỳ gần gũi với đám người Minamoto, Taira, Fujiwara. Chính vì vậy chẳng có gì thần kỳ khi bọn họ chấp nhận nhanh chóng.
Tuy nói chấp nhận thì chấp nhật, về cơ bản các hạng mục ba bên đều nhất trí. Zhui no gia tộc nhận một vùng rất nhỏ ở cực nam Nhật Bản không mấy màu mỡ cho nên cũng không ảnh hưởng đến đại cục chung, cả ba bên đều có thể vui vẻ đồng ý.
Nhưng mọi chuyện đâu đơn giản vậy, liên quan đến phân chia quyền lực, phan chia lãnh thổ chi tiết sẽ dẫn dến tranh chấp. Về cơ bản thì ba bên đồng ý, nhưng về chi tiết thì còn phải cãi nhau rất dài.
Lúc này Ngô Khảo Ký là nhức đầu làm trung gian giải quyết các vấn đề tranh chấp do phân chia lãnh thổ không đều, hay do các bên cảm giác không đều mà sinh ra.
Cái thời này bản đồ là rất quái, nó không thể hiện đúng tỉ lệ thực tế, ví như bản đồ Nhật Bản của người Nhật lúc này thì lãnh thổ của họ hình chữ nhật. Tỉ lệ loạn cả lên, dùng cái bản đồ này mat ngồi chia với nhau thì có chia đến chục năm sau cũng không thành.
Cho nên Ngô Khảo Ký phải lấy ra bản đồ Nhật Bản với tỉ lệ chuẩn cho bọn này tiến hành phân chia. Có tương quan chuẩn về diện tích, địa hình thì quá trình đàm phán các bên mới diễm ra nhanh chóng hơn được.
Nói là nhanh, cãi nhau đến hơn tháng trời đã xong đâu?
Ngô Khảo Ký biết vấn đề biên giới lãnh thổ của các Mạc Phủ cho đến trăm năm sau cũng sẽ chẳng bao giờ xong nổi. Nếu xong thì bọn hắn làm gì có chiến tranh. Lòng tham của con người là không có giới hạn. Đơn giản vậy thôi.
Nếu cứ tiếp tục như vậy thì không biết quân Đại Việt đến lúc nào mới về được Busan. Vậy nên Ngô Khảo Ký đành đễ xuất, vẽ lên bản đồ bốn màu đại diện cho bốn vùng thế lực. Chỗ tranh chấp thì dùng màu đỏ qiu định sau đo đánh dấu tiến hành bốc thăm quay số.
Lần này thái đội của Ngô Khảo Ký thực không kiên nhẫn với đám Minamoto, Taira, Fujiwara nổi cho nên có phần cáu giận. Uy thế của Ngô Khảo Ký lúc này rất mạnh cho nên cả ba chấp nhận nhượng bộ. Bốc thăm cũng tốt, phó mặt số trời đi.
Cuối cùng bản đồ Nhật Bản các Mạc phủ cứ như vậy ra đời trong không khí đầy tính chất cờ bạc.
Khi tất cả thế lực Nhật Bản, tất cả ở đây mang tính chất những thế lực mạnh nhất đáng kể nhất cùng nhất trí thì công việc tiêp theo sẽ không hề phức tạp gì mấy. Phe bảo hoàng các gia tộc bushin bị tấn công căn cứ địa. Bọn họ sợ hãi bỏ Kyoto về lãnh địa phòng thủ.
Thông tin về sự phản ước của Pháp Hoàng Bạch Hà cùng Hoàng Tộc được đám Minamoto, Taira, Fujiwara thổi lên cho nên bùng phát. Có khá nhiều thế lực nhỏ đang lưỡng lự cũng chọn đứng ngoài cuộc.
Lúc này theo thỏa thuận thì Minamoto và Taira giả vờ bại trận thả quân của Minoru tiến về Kyoto.
Vì sao sử dụng quân gia tộc Zhui no và lính Busan? vì sao Minamoto- Taira – Fujiwara không trực tiếp gia mặt giải trừ binh bị của Hoàng Tộc. Đây là một câu chuyện dài về các điều kiện đàm phán cùng nhiều các kế hoạch giữa các bên.
Tạm thời chưa nói đến Minoru sẽ làm gì ở Kyoto. Lúc này hãy trở lại với những diễn biến không thể đoán định trước ở vùng Đông Nam Á đang dậy sóng.
Tầm ngày 16-17 tháng tư khi mà Nakom Pathom con trai của Lý Mỹ Lệ đã đến thành Ayutthaya và đóng quân nghỉ ngơi nơi này. Lúc đó Nakom Pathom cũng chưa nhận được tin tức quân Đại Việt đã đến sông Mea Klong và tiếp ứng cho mẹ hắn. Thời buổi này giao thông liên lạc bất tiện, cho nên nhiều sự việc không đáng có sẽ diễn ra vì sự bế tắc thông tin như vậy.
Nakom Pathom đóng quân ngoài thành Ayutthaya tầm 5km bên cạnh một ngôi làng nhỏ tên Sakae. Sau đó Nakom Pathom cho sứ giả nhiều lần vào trong hoàng cùng tiếp kiến vua Naira II cùng công chú Charnan để thúc dục việc xuất binh cứu mẹ của hắn.
Nhưng Naira II cùng Charnan và các quý tộc ở Ayutthaya nào dám ra khỏi thành tiến đến đồng bằng Rachaburi để tiếp chiến quân Pagang. Bọn họ ở nơi này thông tin từ Rachaburi sẽ thông thuận hơn Nakom Pathom nhiều. Vì từ Ayutthaya tới Rachaburi nếu phi ngựa nhanh cũng chỉ mất 6-7 ngày thôi.
Những gì Lý Mỹ Lệ làm vời quý tộc Rachaburi – NaKhom tuy giải quyết được tình huống tại chỗ, nhưng đã đắc tội hoàn toàn quý tộc Lavo. Ai dám đưa quân đến cứu Lý Mỹ Lệ nữa? Không sợ vị Vương Hậu này xuống tay cái xoẹt sau đó tước binh quyền sao?
Cho nên việc Ayutthaya xuất quân là không thể nào. Dưới sức ép của quý tộc thì Naira II thỏa hiệp, Charnan càng bơm vào khiến cho Naira II càng vững chắc ý nghĩ duy trì quý tộc ủng hộ mới là con đường của Lavo. Và ông ta hoàn toàn không đồng ý cách làm của Chiên Nàn Phú Thái vì nghĩ đó là con trai ông ta bị Mỹ Lệ mê muội.
Chính những lý do này khiến cho sứ giả của Nakom Pathom nhận được đó chính là những lời từ chối xuất binh cùng trách cứ Nakom Pathom vô lễ.
Theo Charnan thì Nakom Pathom phạm hai tội, thứ nhất đó là tự ý dẫn binh “bao vây” Ayutthaya. Đây là tội mưu phản, bất trung. Tội thứ nhất có thể tính là tuổi trẻ khí thịnh suy nghĩ không thấu đáo bỏ qua. Nhưng về đến Kinh đô mà Nakom Pathom không tự thân vào yết kiến Ông nội và Chú đó là bất hiếu và càng chứng minh trong lòng Nakom Pathom có quỷ.
Bản ý của Naira II đó là không quá khắt khe với đứa cháu này, đuổi đi là được. Nhưng ông ta lại giao công việc này cho Charnan, một ông chú có dã tâm và cũng có sự hoang tưởng nhất định. Cho nên mới xảy ra bi kịch.
Ở đau mà Charnan Naira có được dã tâm và sự hoang tưởng.
Nếu Chiên Nàn Phú Thái cứ bình yên làm Thái tử theo phong cách truyền thống của Lavo thì Charnan Naira sẽ cảm thấy bất lực và không có cơ hội, khả năng gây chuyện thấp.
Nhưng cải cách của Chiên Nàn Phú Thái gây nên một bộ phận lớn quý tộc Lavo xoay chiều ủng hộ Charnan Naira. Điều này khiến Charnan dã tâm bùng phát và có ý tranh đấu cùng Chiên Nàn Phú Thái. Thằng này haong tưởng nghĩ rằng Bangmakok có mạnh đi chăng nữa cũng làm gì đấu lại được tập thể các chư hầu quý tộc thủ lĩnh các vùng Lavo. Cho nên khi mâu thuẫn giữa vợ chồng Chiên Nàn Phú Thái và đám chư hầu lên đỉnh điểm với sự việc ở Rachaburi thì Charan cảm thấy thời cơ đã chín muồi.
Cho nên Charnan Narai muốn làm một chuyện đó chính là định tội Nakom Pathom sau đó bắt lấy thằng này dưới danh nghĩa Naira II. Điều đó sẽ khiến cha hắn triệt để trở mặt cùng anh trai. Đến khi đó nắm Nakom Pathom trong tay tạo sức ép cho vợ chồng Lý Mỹ Lệ. Khả năng rất cao Charnan Narai sẽ thành công đăng vị dưới sự ủng hộ tuyệt đối của các quý tộc.
Bi kịch ở chỗ vua Naira II đã 65 tuổi, sức khỏe ba năm qua đột ngột xuống thấp, nhất là sau lần viễn chinh Khmer xa xôi. Ông ta không hề có ý làm hại cháu trai hay quá căng thẳng cùng Chiên Nàn Phú Thái. Vua Naira II bản ý chỉ là do tư tưởng cổ hủ truyền thống của Lavo, đó là muốn duy trì Hoàng Quyền thi nên duy trì sự ủng hộ cùng trung thành của quý tộc chư hầu. Đây là tư tưởng phổ biến ở thời điểm này. Ông ta đã quá già quá cỗi để có thể thiếp thu hệ tư tưởng mới. Không phải ai cũng như cụ Lý Thường Kiệt anh minh sáng suốt, già nhưng vẫn bắn rap và nhảy được hiphop :D.
Bản ý của Vua Naira II chỉ muốn đứa con trai cả “ tỉnh mộng” chứ không có ý làm hại cháu trai gì cả. Nhưng ông ta lại đánh giá không đúng dã tâm của đứa con trai thứ hai, và sức khỏe không tốt khiến ông ta không thể khống chế tốt toàn bộ Ayutthaya.
Ngày 18 tháng tư, Charnan “thay mặt” vua Naira II hại chiếu định tội Nakom Pathom và yêu cầu thằng bé phải tự trói vào thành chờ xử lý.
Tất nhiên Nakom Pathom làm sao đồng ý chứ.
Cho nên tối hôm đó Charnan dựa cớ Nakom Pathom kháng chỉ ý mưu phản mà tụ quân bí mật đánh úp doanh trại của Nakom Pathom.
Nakom Pathom hoàn toàn bất ngờ, hắn bản ý đến đây cũng không phải là đánh nhau gì mà là cãi cọ tìm cách lấy được quân đi cứu mẹ. Nếu không được thì hắn sẽ bỏ đi Đại Việt cầu cứu hai bác.
Nhưng có trời mà ngờ được Nakom Pathom hắn không có ý đánh hổ nhưng hổ có ý ăn thịt người.
Quân doanh bị úp bất ngờ, quân Ayutthaya đông gấp ba bốn lần, lại thêm kỵ binh không đội hình chưa chiến mã chưa yên chưa giáp thì còn yếu hơn cả bộ binh.
Nakom Pathom bị một trận đánh tan, năm ngàn kỵ cũng chỉ có hai ngàn chạy thoát, chết đế hơn 1500 người, số còn lại bị bắt giam. Cũng may sức chiến đấu của kỵ binh thật khủng bố, trong tình trạng như vậy họ vẫn có thể giết ra vòng vây yểm hộ Nakom Pathom chạy đi.
Thất bại bắt giữ Nakom Pathom thì Charnan rơi vào điên cuồng hơn, hắn sợ hãi vợ chồng Lý Mỹ Lệ không có hạn chế nếu dẫn quân gây sức ép thì rất có thể vua Naira II lại bị lung lay. Chính vì vậy Charnan Naira quyết định nếu không làm thì thôi, làm thì làm triệt để.
Dưới sự ủng hộ của quý tộc nhóm. Hắn quay về Ayutthaya và tiến hành ép Naira II nhanh chóng nhường ngôi.