Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 811




Sau mười ngày đóng quân tạm không tiến chờ đợi ngoại giao cùng tích cực tung tin đồn ở Osaka và Kyoto giờ đây tình hình có chút biến đổi rất rất thú vị.

Đến lúc này thì Ngô Khảo Ký mới thực sự thấy sự ảo diệu đến tán loạn, rối như tờ vò của chính trường Nhật Bản. Nói thẳng ra một câu, nhìn bề ngoài có vẻ yên bình nhưng bên trong nát. Chỉ có một chữ đó có thể hình dung. Chế độ cát cứ phân quyền quá rõ rệt các phe phái đấu đá đến đầu rơi máu chảy và tính kế nhau đến mức kẻ thù ( Đại Việt ) trước mặt vẫn không ngưng lại.

Đại Việt Đế Quốc có phe phái không? Có chứ, ít nhất lúc này có khá nhiều hệ phái đã thành hình ở Đại Việt và cạnh tranh nhau.

Hệ phái rõ nhất là Bố Chính , Thăng Long hai nhó quan viên. Hệ phái quân sự sự sĩ quan cũng có sự phân chia. Hệ tân phái lý luận học thức thuần 100% Marx và hệ phái Nho học cổ điển pha trộn Marx. Giữa họ có sự cạnh tranh ganh đua rõ ràng không nhân nhượng. Nhưng hiện tượng tranh quyền đoạt lợi mà bất chấp thủ đoạn thì vẫn chưa có vì Uy thế của Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy quá mạnh đè nén tất cả. Cẩm Y Vệ và Lục Phiến Môn cũng rất cường, các nhóm hệ phái không dám chơi bẩn. Nhưng điều này có thể duy trì không khi Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy qua đời thì không ai nói được.

Nhưng đây là vòng xoáy thời cuộc, không có khả năng hệ phái không thành hình. Cho dù với bất kể thế chế nào thì hệ phái đấu tranh vẫn có. Con người luôn có thiên hướng gần gũi hơn với những người cùng chí hướng, cùng đồng hương. Từ đó hình thành nhóm nhỏ, sau đó các nhóm nhỏ tương đồng sẽ hợp với nhau thành nhóm lớn hơn, rồi từ đó lợi ích nhóm sẽ ra đời.

Khi đã có lợi ích nhóm sẽ có mâu thuẫn rồi có cách mạng. Đó chính là vận mệnh, là tuần hoàn của xã hội. Ký – Huy cũng không thể ức chế nó, họ chỉ có thể giảm thiểu quá trình tiến triển của nó mà thôi. Không có thể chế nào là trường tồn được cả, đây là ý nghĩa sâu xa của nó.

Nhưng ở Đại Việt vấn đề trường tồn hay không, vận mệnh quốc gia như thế nào? đó là vấn đề của trăm năm, mấy trăm năm, thậm chí ngàn năm sau. Hiện tại Đại Việt vẫn đang rất tốt và đang đi đúng con đường phát triển tạo nền móng cho con cháu tương lai.

Nhật Bản thì quá khác, các hệ phái ở đây đấu tranh không chỉ là chính trị mà nâng tầm đến quân sự đấu tranh rồi.

Những ngày chết tiệt vừa qua Ngô Khảo Ký gần như lần lượt tiếp xúc các mật sứ của các thế lực ở Nhật Bản.

Đầu tiên là gia tộc Fujiwara, bọn khốn này rõ ràng không hề bị vây khốn hay bị phong tỏa như nhóm Minamoto và Pháp Hoàng Bạch Hà tưởng tượng. Bọn này rõ ràng có lực thoát ra nhưng lại giả vờ như nạn nhân đáng thương sau đó chờ thời cơ thích hợp nhất hiện thân đàm phán với Ngô Khảo Ký .

Mục tiêu duy nhất của họ chính là một thỏa thuận giúp đỡ ngầm quần Đại Việt khiến cho Ngô Khảo Ký có thể lùa Pháp Hoàng Bạch Hà cùng Hoàng Tộc về Kanto đồng bằng.

Kyoto lúc này là một vị trí trung lập giữa Minamoto và Fujiwara và trung lập với cả Taira nữa. Nhưng theo điều lệ vua ở đâu kinh đô ở đó, tức là đám Fujiwara muốn hoàng tộc ở trong lãnh thổ mà gia tộc này kiểm soát hoàn toàn. Đây gọi là nắm Hoàng Đế lệnh chư hầu, học đúc kiểu Tào Tháo khi xưa.



Các điều khoản họ đưa ra cho Ngô Khảo Ký sau khi thành công phi vụ này chính là những quyền lợi xuất nhập khẩu khổng lồ vào Nhật Bản, cộng thêm quyền sở sữu Hokkaido. Mặc dù lúc này Nhật Bản chưa cai trị hoàn toàn Hokkaido nhưng trên danh nghĩa bọn họ vẫn tuyên bố Hokkaido thuộc quyến sở hữu của họ. Cho nên đây là một cuộc mua bán không cần tiền vốn. Nói vậy cũng không thích hợp Fujiwara khá chân thành khi hứa hẹn sẽ giúp Đại Việt “ổn định” Hokkaido.

Đây là gia tộc Fujiwara điều kiện thương lượng.

Minamoto cũng tương tự Fujiwara, không ngờ bề ngoài trung thành nhưng Minamoto cũng ẩn một đao, mật sứ của Minamoto muốn Ngô Khảo Ký cùng bọn họ diễn kịch để đưa Nhật Hoàng, Pháp hoàng về Okayamam từ đó Minamoto có thể khống chế hoàn toàn Hoàng Tộc. Điều kiện đó là mở cửa ngoại thương cùng Đại Việt với những chính sách ưu đãi đặc biệt, đồng thời đảm bảo cho việc Zhui no gia tộc có một ghế quan trọng bậc nhất trong chính phủ Nhật Bản, đám này đã đánh hơi thấy quan hệ không tầm thường của Ngô Khảo Ký và Zhui no. Không hiểu vì sau chúng biết được, nhưng điều kiện này đưa ra đã chứng minh luận điểm trên.

Taira thì đơn giản hơn, họ muốn làm chủ vùng Osaka, và bất kể lúc nào cũng có thể phối hợp thả quân Đại Việt từ phía Sakai tiến về Kyoto.

Mật sứ pháp hoàng Bạch Hà cũng có mặt góp vui. Điều kiện nực cười là Đại Việt giúp Pháp Hoàng thành lập chính phủ chuyên chế tập quyền. Đánh sập sức mạnh quân sự cát cứ trong lần chiến tranh này. Hoàng gia chấp nhận sự bảo hộ của Đế Quốc với quyền độc lập thương lượng. Đại Việt sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế quan, khai thác mỏ, thậm chí có được cả Hokkaido. Thậm chí Bạc Hà còn gả cô ruột của mình cho Ngô Khảo Ký với ý đồ đó là với sự liên minh quân sự chính trị của Nhật Bản và Ngô Khảo Ký thì có thể đè được tầm ảnh hưởng của Lý Từ Huy.

Trong các mối đề nghị thì Ngô Khảo Ký cảm thấy Bạch Hà vừa là người hoang tưởng nhưng lại cũng là người cực thông minh. Tức là hắn thuộc dạng người độc đoán, hoang tưởng cộng thêm IQ rất cao. Điểm nực cười đó là IQ cao của hắn lại phản tác dụng trong tình huống này.

Nếu là người Đại Việt thì chắc chắn sẽ hiểu một chuyện, Vợ chồng nhị Đế là cầm sắt hài hòa cùng nhau chia sẻ quyền lực.

Nhưng từ bên ngoài ánh mắt nhìn vào thì rất giống như Lý Từ Huy thừa cơ Ngô Khảo Ký bệnh trên đường Bắc Chinh mà chiếm quyền. Sau đó Ngô Khảo Ký quay về “chật vật” mới cân bằng được lực lượng cùng Lý Từ Huy mà lên ngôi sau đó hai năm. Nhưng lực lượng của Ngô Khảo Ký cũng không đủ “đè nén” được Lý Từ Huy cho nên thành hiện tượng một quốc song đế.

Có thể hiểu nhầm như vậy không?

Thực tế người ngoại quốc không tìm hiểu thật kỹ thật chính xác về lịnh sử Đại Việt trong giai đoạn này thì chắc chắn sẽ hiểu nhầm thành tình hình này. Hãy đứng trên địa vị người ngoài mà nhìn vào những hành động của đôi Vợ Chồng này.

Lịch sử đó là Ngô Khảo Ký xa nhà chiến đấu dựng lên Bắc Nguyên hùng mạnh, uy danh hiển hách, nhưng cách xa nhà quá lâu. Lý Từ Huy là hoàng tộc lại nắm Bố Chính quá dài thời gian. Sau đó Thăng Long biến, rõ ràng là có một sự “tranh chấp” quyền lực không nhẹ giữ Lý – Ngô. Trong sự kiện này có việc Lý Từ Huy chặt chém Ngô gia ở Hoa Lư gây nên hiểu nhầm cực lớn là Lý Từ Huy đang muốn đè nén Ngô gia khi Ngô Khảo Ký vắng mặt.

Sự kiện Lý Từ Huy lên ngôi Hoàng Đế càng là đỉnh điểm của “tranh chấp” quyền lực Ngô-Lý trong mắt người ngoài. Bởi lẽ họ không bao giờ hiểu nổi có một thứ tình cảm như của Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy. Trong mắt bọn họ chỉ có quyền lực và quyền lực , chỉ có tư tưởng nam tử thượng đẳng. Đứng trên cương vị đó mà đánh giá quan hệ Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy chắc chắn sẽ bị nhầm.

Ngay cả Ngô gia- Lý gia gần gũi vậy còn nhầm cơ mà. Nếu Ngô Khảo Tước – Ngô Khảo Tích va Lý Thường Kiệt không được Ngô Khảo Ký dặn dò kỹ lưỡng thì họ cũng hiểu nhầm Lý Từ Huy từ lâu rồi.



Nên với người ngoài thì Đế quốc Đại Việt tuy mạnh nhưng thể chế Song Đế một Ngô một Lý chính là điểm yếu có thể tận dụng.

Và Bạch Hà Pháp Hoàng với mức độ hoang tưởng cao, độc đoán, cộng thêm thông minh tự đại nên hắn chắc chắn suy đoán của mình là đúng.

Bạch Hà nghĩ nếu Ngô Khảo Ký có một trợ lực hùng mạnh là một Nhật Bản trung ương tập quyền chắc chắn sẽ đè được Lý Từ Huy xuống và thống trị toàn cõi Đại Việt . Hắn muốn cho cô ruột của mình làm vợ Ngô Khảo Ký để có thể chen chân một bước, lấy cô ruột để đề Lý Từ Huy.

Bạch Hà mường tượng đến Đại Việt cứ như kiểu Nhật Bản đang vận hành vậy. Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy là Minamoto và Fujiwara không ai thua ai, chỉ cần một bên có trợ lực sẽ đè bên kia xuống. Cho nên Pháp Hoàng muốn tận dụng cơ hội này.

Nói thật đến lúc này Ngô Khảo Ký cũng không biết nên đánh giá vị Pháp Hoàng này ra sao, hoang tưởng quá độ, hay là một kẻ hùng tài đại lược?

Nếu nói Pháp Hoàng ngáo thì hoàn tòa không phải, cách tính của hắn rất rất chuẩn, rất rất sâu. Bởi cách tính này làm tất cả các phe không ngờ tới, đến cả Ngô Khảo Ký có đầu óc phong phú cỡ nào cũng làm sao nghĩ ra hướng này? Nói là hắn tính chuẩn vì nếu với đôi vợ chồng phong kiến khác thì đúng là sẽ có mâu thuẫn này. Ngô – Lý sẽ khó đội trời chung. Dù là vợ chồng cũng có tranh dành quyền lực, nhất là trong xã hội phong kiến nam quyền này, không người chồng nào chịu đựng được “khuất nhục “ như Ngô Khảo Ký cả.

Vì vậy nếu xé trên 99% các trường hợp tương tự như Ký-Huy thì chắc chắn Ký sẽ đồng ý mối liên minh “hời” này. Nhưng khốn nạn cho Bạch Hà đó là Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy là một đôi vợ chồng xuyên không. Chẳng những một thằng xuyên mà là hai thằng cùng xuyên. Mức độ tin tưởng của họ dành cho nhau thậm chí còn nhiều hơn là tin tưởng bản thân họ. Cho nên... mới nói, thật không biết nên đánh giá con người Bạch Hà pháp Hoàng ra sao nữa.

Nhưng đó vẫn chưa là điểm xui xẻo nhất của Bạch Hà Pháp Hoàng.

Giả dụ như Ngô Khảo Ký không có con trai Nobu và cô vợ Tokushi thì có lẽ đề nghị của Phá Hoàng sẽ rất đáng chú ý. Cho dù Ngô Khảo Ký không cưới cô ruột của Bạch Hà nhưng các điều kiện của hắn đưa ra vẫn là ưu việt nhất.

Nhưng khốn nạn là Ngô Khảo Ký có hậu đại là tương lai gia chủ Zhui no. Nếu như vậy hắn có điên mới chấp nhận giúp Bạch Hà triệt phiên. Triệt Phiên khác gì triệt con đường phát triển của con trai hắn? Việt triệt phiên chỉ xảy ra khi Nobonaga đã trưởng thành, đủ mạnh mẽ và thông thái. Ngô Khảo Ký sẽ trợ hắn cướp ngôi sau đó triệt phiên. Không phải lúc này.

Có thể nói Bạch Hà tính rất sâu, tính rất mạnh, thậm chí không ai đoán ra thâm ý của hắn cho đến lúc này. Chỉ cần nhìn đã đủ hiểu Bạch Hà không thỉ muốn thống nhất Nhật Bản với nền quân chủ chuyên chế tập quyền mà còn nhòm ngó Đại Tống và Cao Ly. Một khi thật sự có mối liên minh Bạch Hà- Ngô Khảo Ký và Ngô Khảo Ký nắm toàn bộ Đại Việt theo ý nghĩ hoang đường kia. Còn Bạch Hà nắm hoàn toàn Nhật Bản. Thì đúng là Bắc Nguyên- Nhật Bản- Đại Việt có thể chia cắt phần còn lại của Bắc Á thật sự.

Chỉ là... tiếc cho một ý tưởng thông minh nhưng hoang đường thôi... rất tiếc..