6 giờ sáng ngày 16 tháng năm cũng là lúc hửng đông ánh sáng trên “đất nước mặt trời mọc”.
Khi này Kobe quân cảng một nửa phần bờ biển kiểm soát đã nằm trong tay quân Đại Việt sau mấy giờ đồng hồ chiến đấu khốc liệt.
Ngô Khảo Ký cũng không lên bờ đổ bộ lên bờ vẫn là quân Busan và quân Zhui no gia tộc là chính yếu. Quân đế quốc chỉ tham gia với tư cách các chỉ huy, các chuyên gia quân sự và một số nhóm đặc biệt như Biệt Kích, quân y, pháo binh.
Nhớ lại đêm hôm qua chiến đấu khá căng thẳng, tuy chỉ là những nhóm nhỏ chiến đấu nhưng tình hình đang lan rộng, rất có thể biến thành một lần đụng độ quy mô.
Chiến trường chính là các chiến hạm Nhật Bản đang neo đậu sát nhau trong bến cảng.
Quân Đại Việt thì đổ bộ từ đường biển nhằm chiếm giữ các chiến hạm này, quân Nhật thì từ cầu cảng muốn lên thuyền để tranh đoạt.
Có lẽ Đại Việt phải chấp nhận phương án phá huỷ cầu cảng rồi, quân Nhật Bản dù bị súng hoả mai áp chế , nhưng khoảng cách quá xa khiến uy lực súng giảm mạnh. Chỉ với khiên chắn thì họ vẫn có thể bình tĩnh tụ tập toả lên các chiến hạm.
Nhưng đúng lúc ban tham mưu và các cấp chỉ huy chuẩn bị đưa ra quyết định về việc phá huỷ cầu cảng thì một chiến hạm lớp hộ vệ Carrack của đế quốc đã tiến vào được vị trí thuận lợi.
Số là ngay khi chiếm được một vùng chiến hạm thì quân Đế Quốc theo kế hoạch bắt đầu di tản thuyền của Nhật Bản.
Những nhâm viên có khả năng chèo thuyền kiểu cũ đã được bố trí sẵn trên Barque để nhanh chóng đổ bộ, di tản những chiến hạm mà đám Biệt Kích đã đánh chiếm và khống chế.
Khốn nạn là Đại Việt đã không còn nhiều chèo thủ ra hồn. Đã quá lâu họ không dùng đền loại chèo cổ chuyền này rồi.
Chính vì lý do này mà quân Đại Việt cho dù rất sớm đã chiếm được phần lớn vòng ngoài chiến hạm Nhật Bản, nhưng lại chậm chạp di chuyển tạo thành thông đạo tiếp cận cầu cảng.
Chật vật, xiêu vẹo, cuối cùng thì quân Đại Việt Đế Chế cùng rời đi năm chiến hạm lớn của Nhật, từ đó tạo nên một hải đạo chính thức tiếp cận cầu cảng.
Lúc này một hộ vệ hạm duy nhất đã chờ đợi sẵn bắt đầu lao vào thông đạo.
Hệ thống mái chèo thuyền động cơ chân vịt xoay của Đại Việt thực sự mạnh mẽ và tiện lợi trong những lúc cần chuyển từ trạng thái tĩnh thành trạng thái động như lúc này.
Các võ sĩ nhật bản đang điên cuồng úa bùa bên cầu cảng rốt cuộc cũng nhận ra nguy hiểm đã tới.
Họ chỉ có thể tỏa ra ½ phần chân cầu càng sau đó nhảy lên chiến thuyền hai bên. Đơn giản vì không thể tiến xa hơn trên cái cầu cảng dài 150m này. Chỉ cần đi lên phần đầu cầu họ sẽ bị các tay súng Busan từ chuyến hạm Đại Việt đậu từ xa với vào đả kích.
Nhưng đúng lúc này một tay võ sĩ Nhận như nhìn thấy ma quỷ...
Hắn đạp đạp đạp hai chân điên cuồng trên mặt sàn gôc của cầu cảng, đồng thời dang hai tay lùi lại. Thậm chí hắn đẩy văng ngã mấy đồng độ xống biển mà không để ý.
— QUẢNG CÁO —
“ Onoshi , thằng khốn này mày làm gì vậy”
“ Khốn nạn Onoshi”
Một loạt tiếng chửi vang lên.
Sau đó càng nhiều cái tên bị lôi ra chửi rủa, bới lẽ đã có nhiều kẻ khác đã nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng nhất trong cuộc đời binh nghiệp của họ.
Đạm đạp đạp....
Những ngương mặt sợ hãi , cắt không còn giọt máu náo loạn xô đẩy lui lại, sự kinh hoàng cùng tuyệt vọng trong mắt bọn họ còn được khắc họa rõ hơn trong khi một chum ánh sáng đèn pha dọi vào họ.
Thì ra một hộ vệ hạm đã từ từ tiến được vào đầu cầu, kẹt kẹt kẹt...Một tháp pháo từ từ xoay ngang... Hai nòng pháo khổng lồ 300mm chĩa dọc theo cây cầu cảng này....toàn bộ dọc chiều dài cây cầu đều nằm trong tầm ngắm của nó....
Cảm giác bị hai họng pháo to lớn từ từ xoay sau đó hướng thẳng về phía bản thân, trong khi người đang đứng trên một con đường độc đạo, như vậy cảm giác có bao nhiều khủng bố, có bao nhiêu tuyệt vọng?
Đây chính là cảm giác của các võ sĩ đứng trên cầu cảng lúc này.
Sở dĩ Đại Việt phải thực hiện trắc trở như vậy chiến thuật vì họ muốn khống chế hoàn toàn cầu cảng mà không phá hủy cây cầu này. Do đó một chiến hạm tiến vào đầu cầu, với hai họng pháo 300 ly hoàn toàn có thể quét ngang cầu không cho quân Nhật tiến tới mà cũng không có khả năng làm hu hỏng cây cầu này....
Uỳnh......
Họng pháo vô tình lạnh lùng khai hỏa...
Họng pháo như miệng rồng khạc ra những tia lửa khủng khiếp bắn về phía các võ sĩ Nhật Bản...
Đây không phải là chua ngoa miêu tả vì đúng là nó khạc ra những tia lửa nhỏ trong không gian , bắn đi với vận tốc kinh khủng đốt cháy không khí thực sự...
Ngô Thanh Lâm run rẩy buông xuống ồng nhòm trong tay....
Hắn vừa chứng kiến một cảnh thảm khốc và vô nhân tính vô cùng, dù rằng đó là chiến tranh... nhưng chiến tranh cũng có giới hạn của nó... đây không phải là chiến tranh mà là đồ sát.
Thậm chị Mariko ở bên cạnh bằng mắt thường cũng có thể nhìn ró cảnh tượng trên, nàng thậm chí đã ngã ngồi dưới sàn thuyền khoang chỉ huy, ánh mắt nàng vô thần nhìn vào Ngô Thanh Lâm.
“ Khốn nạn, thằng chó nào ra lệnh bắn đạn bi .... mau mau truyền lệnh bắn đạn cầu rỗng thông thường...”
Ngô Thanh Lâm trong buồng chỉ huy gào thét.
Mỗi ụ pháo đều có quan chỉ huy sở tại. Bọn họ có quyền đánh giá tình hình tại chỗ để đưa ra quyết định tại chỗ. Không ngờ vị quan chỉ huy tháp pháo số hai trên chiến hạm lại dùng loại đạn gém bằng cả trăm viên bi 1,5cm cho lần tấn công này.
— QUẢNG CÁO —
Đây là một quyết định mang tính hủy diệt, đồ sát và rất vô nhân đạo. Bởi lẽ theo tình hình đánh giá thì quân Nhật có chiều hướng rút lui khỏi cầu, chỉ cần bắn dọa bang những vên đạn cầu rỗng hạng nhẹ là đủ.
Nhưng một khẩu pháo 300 mm nhét vào một bọc đạn bi nhỏ sau đó khải hỏa với 32kg thuốc nổ thì hậu quả khủng khiếp như thế nào.
Một lưới lửa bao khỏa phun về phứa trước, trong lưới lửa là những viên bi nhỏ bị nhiệt độ nung tức thời đến đỏ rực mà bắn đi. Sự tàn phá của nó đối với sinh mệnh không thể hình dung nổi.
Như đã nói, Ngô Khảo Ký đã cấm dùng loại đạn này trong những tình huống thông thường, chỉ dùng nó trong tình trạng khẩn cấp không có sự lựa chọn, hay chỉ dùng trong trường hợp nguy ngập.
“ Dừng bắn... dừng bắn...”
Các loa ống đồng kêu họi, tiếng kèn lệnh ngưng bắn, tiếng trống lệnh ngưng bắn vang lên.
Chỉ thấy trên cầu tàu lúc này một mảng thanh không, một phát đạn pháo đã cướp đi sinh mệnh của cả trăm người. mặt cầu tàu rộng 15m lúc này tràn nhập xác người ngổn ngang, máu tươi tong tong lan tràn nhỏ xuống mặt biển.
Các võ sĩ Nhật Bản như thực sự nhìn thấy ác quỷ mà lăn lộn dẫm đạp nhau chạy ngược trở về khỏi cầu tàu... họ không muốn phải lãnh một lần tấn công tương tự như vậy. Thậm chí còn có nhiều hơn võ sĩ lựa chọn nhảy xuống biển để bơi vào bờ.
Ngô Thanh Lân lật bật rời khoang chỉ huy trực tiếp tiến về tháp pháo trung tâm bên dưới.
“ Ngươi... ai cho ngươi ra lệnh bắn đạn gép” Ngô Thanh Lâm tức giận chỉ mặt sĩ quan chỉ huy tháp pháo mà chửi mắng tại chỗ.
Vị sĩ quan chỉ huy chỉ cúi đầu không nói gì...
“ Thưa Đô Đốc, Lỗi không phải là do Trung Úy Chi Huy, hai nòng nạp đạn theo kế hoạch một là đạn gém, hai là đạn cầu rỗng. Là do tôi đã khai hỏa nhầm nòng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước tòa án binh”
Pháo thủ lúc này cũng đã đi ra khỏi tháp pháo ở một bên thành thật nhận trách nhiệm.
Số là hai nòng có nạp hai loại đạn để ứng phó bất kể tình huống nào tại hiện trường. Không ngờ trong lúc thao tác thì pháo thủ nhầm lẫn tai hại khiến cho thảm án xảy ra.
Đây là lỗi vô tình nhưng cả chỉ huy và pháo thủ tháp pháo này chắc chắn sẽ phải điều trần ở toà án binh…
“ Được rồi, chờ quân cảnh đến sẽ có phán xét chuyện này.. tất cả vào lại vị trí chiến đấu… các tay súng Busan tập trung nạn phải thuyền khống chế đầu cầu… tháp pháo chính dùng đạn nhe bắn chỉ thiên doạ dẫm ..” Ngô Thanh Lâm chỉ đạo lại một lần nữa sau đó tở lại tháp điều khiển…
Thật sự quá sợ hãi sức tàn phá của loại đạn gém bi. Những biên bi sắt 1.5cm được bắn ra từ nòng súng hoả mai không thể nào so sánh nổi sức công phá và xuyên thấu với những viên bi sắt cùng loại bắn ra từ những họng pháo khổng lồ dài hơn ba mét này.
Khoảng cách chỉ hơn 50m, những viên đạn gép 15mm xuyên qua tất cả nhữn gì chúng bắt gặp trên đường đi… động năng khủng khiếp của nó đủ xuyên 5-6 người mới dừng lại. Cả trăm viên đạn lao ra bao khoả một vùng rộng lớn trước mặt và văng tung toé tàn sát tất thảy sinh vật trên đường đi… thảm cảnh của võ sĩ Nhật Bản trên đầu cầu thật không dám mô tả đến….
Đầu cầu bị chiếm đóng tức là sẽ không có quân tiếp viện lên các chiến hạm. Sự dũng mãnh của Biệt Kích cùng sự yểm hộ hiệu quả của các tay súng Busan phía sau đã đẩy lui dần đám võ sĩ khỏi các chiến hạm. Các võ sĩ này thậm chí không dám quay lại cầu tàu để rút lui, họ thà lựa chọn chết trận hoặc nhảy xuống biển đào thoát. Không ai dám bước lên cây cầu ma quỷ trên.
Đến 6 giờ sáng thì tình hình Kobe cảng thực sự hoàn toàn nằm trong quyền khống chế của người Việt, quân Nhật phải lui về phòng tuyến thứ hai tử thủ.
— QUẢNG CÁO —
Trận chiến này thiệt hại nhân mạng đôi bên không có nhiều. Nói chung chiến đấu dai dẳng, thời gian kéo dài nhưng đều là chiến đấu nhỏ lẻ không phải quy mô tác chiến.
Quân Nhật Bản chết nhiều là trên cầu tàu do các tay súng Busan xạ kích và một lần đạn gém bi thảm sát của pháo 300mm, số còn lại thương vong khi giao tranh cùng Biệt Kích Đại Việt trên các chiến hạm cộng lại cũng không đến hai trăm người. Trong khi bên Đại Việt đa phần bị thương, lính hoả mai Busan có mầy người mất tích do rơi xuống biển khi nhảy thuyền chiến đấu, vẫn chưa tìm thấy tung tích.
Biệt Kích nhóm cũng có ba người tử thương do trúng đạn Culverin vào phần giáp mũ, còn lại chỉ là bị thương tầm ba mươi người.
Sáu giờ sáng chiến cục ở Kobe lắng xuống, nhưng sáu giờ sáng thì cuộc chiến trên sông Mea Klong mới chỉ mở màn.
Các chiến hạm được cử đi đánh tiền trạm tiên phong ở đây của hải quân Đại Việt là các chiến hạm chuyên thiết kế để đánh trên sông.
Tức là bọn hắn không có buồm, cả thân là bọ thép mỏng và gỗ tốt. Thực tế là không có điểm yếu trừ khi lặn xuống đục đáy thuyền hay chơi bài đặt cọc gỗ bọc sắt đáy sông.
Nhưng quân Pagan không có cái tài năng này, cho nên hạm đội chỉ có mười lăm thuyền chiến nhưng lại rất tự tin khiêu khích hơn mười vạn quân Pagan.
Pháo đối pháo, là một trận pháo chiến, các chiến hạm Đại Việt tự coi bản thân là một pháo đài di động trên sông và tiến hành săn lùng các cụm công sự pháo bên sông của quân Pagan mà tấn công.
Còn quân Pagang thì thấy gì?
Họ thất thần tích họ thấy sự khủng bố, họ thấy được thứ sức mạnh không thể lý giải.
Quân đội đế Quốc Đại Việt như thiên thần bay trên những quả cầu đỏ, vàng hai mầu lơ lửng trong không gian, nằm ngoài tầm tấ công của bất kể lạo vũ khí nào của họ, ngay cả hỏa pháo “cường đại” của Pagan cũng không có khả năng chỉnh góc bắn tới những quả cầu khổng lồ bay lơ lửng kia. Họ cũng chưa biết những quả cầu ấy có sức mạnh ra sao, vì chưa thấy chúng tấn công bọn họ. Nhưng áp lực lơ lửng từ trên không trung khiến đám quân Pagan thực sự hãi hùng.
Thêm vào đó bọn họ liên tục bị những trận pháo kích chuẩn xác từ chiến hạm Đại Việt nhả xuống đầu thực sự khổ không thể tả nổi.
Thì ra Nhiệt Khí Cầu sau khi công nghẹ đã an toàn cho nên được đưa vào sử dụng.
Sau khi vượt qua Samut 7km thì các chiến hạm Đại Việt dừng lại, họ cho thuyền nhỏ đưa Nhiệt khí cầu lên bờ và bắt đầu đốt khí nóng khiến chúng bay lên.
Mười lăm chiến hạm kéo theo năm khí cầu đi vào trận địa địch.
Các khi cầu bay cao 150m được kết nối với dây thừng cùng chiến hạm. Bọn hắn chính là tai mắt, là vệ tinh, dùng cờ hiệu báo cáo vị trí quân địch bên sông. Cho nên pháo binh trên chiến hạm có thể chính xác điều chỉnh từng góc độ mà dọn dẹp các ổ căn cứ pháo lởm của quân Pagan....
Cứ như vậy ngay từ khi xuất hiện, chiến Hạm Đại Việt đã thể hiện sức mạnh ưu việt về công nghệ tự hành mở một cuộc tấn công điên cuồng lên kẻ xâm lăng vào khối thịnh vượng Đông Nam Á. E rằng mọi chuyện không đơn giản chỉ dừng ở đây.