Thật ra thì Thăng Long không bao giờ đúc rót thép linh kiện vượt quá 300 kg, đơn giản vì họ chẳng có đại hình máy móc như Bố Chính để gia công. Trong khi đó mỗi mẻ lò phản ứng Bessemer thường ít nhất từ 3-5 tấn gang, nhiều hơn có thể 15-30 tấn tùy vào kích thước lò thổi. Từ đó việc rót gang cho các linh kiện nhỏ dưới 300kg từ lò Bessemer luôn khó khăn. Thử tưởng tượng phải rót nhanh 15 tấn thép vào 50 cái khuôn là đủ hiểu cần phải nhanh chóng cùng căng thẳng ra sao. Đó là đang tính khuôn 300kg, nếu các linh kiện bé hơn thì....
Nung chảy thép bằng lò cao hay gia nhiệt than? Nếu có thì Đại Tống và các quốc gia khác đã thừa thép và có thể đúc pháo thép rồi, không cần công nghệ thổi khí rác của Tống kiệt đưa cho.
Phương đông công nghệ lúc này là rót gang qua rót gang lại thành thép cứng nhiều carbon, gang dễ nấu chảy để rót thì ai cũng biết rồi. Nhưng một khi carbon hạ đến múc độ nhất định thì sẽ thành thép cao carbon, nhiệt độ nóng chảy lúc này cao hơn 1800° C. Đây chính là lý do trước khi công nghệ luyện kim hiện đại ra đời thì chỉ có pháo gang hay pháp thép hàn các ống trụ gắn lại, vì họ không có khả năng nung chảy thép để đúc pháo.
Cho nên mới nói pháo thép của Đại Việt luôn luôn hết sức đắt đỏ khi xuất khẩu là vậy đó.
Nhưng vấn đề này giờ không còn là vấn đề.
Ở phía bắc, tất cả các lò cao cùng lò Bessemer đều hoạt động tự do hơn nhiều từ khi có lò cảm ứng điện gia nhập hệ thống.
Lò cao sản phẩm là gang, rót thành những thỏi 300kg sau đó chuyển về Thăng Long là được, quá trình tinh luyện không cần đến lò Bessemer nữa.
Lò phản ứng Bessemer phía bắc dĩ nhiên rảnh ra sẽ đúc những đại hình linh kiện như đường ray, bánh rang cỡ lớn, trục lớn sau đó vận chuyển đi Bố Chính để gia công.
Các lò cảm ứng điện cỡ nhỏ ở Thăng Long hoan toàn có thể nung chảy thép với khả năng nâng nhiệt độ lò lên đến 2000°C của mình.
Các ưu điểm của loại lò cảm ứng từ này đó là nhỏ gọn, dễ nạp liệu như Molybden, Mangan, đáy lò có thể lát gạch Ma giê để khử tốt hơn Photpho hay Lưu huỳnh. Trong thép không có tạp chất Ôxy thừa. Dễ điều khiển quá trình sôi tạo sỉ các loại tạp chất, càng là dễ rót loại bỏ sỉ xấu để có được thép chất lượng cao hơn lò Besemer nhiều.
Cuối cùng đó chín là nhỏ gọn, dễ rót khuôn, không ô nhiễm môi trường. Và nói thật là dễ chế tạo.
Chỉ là các vòng ống đồng hình hộp rỗng quấn quanh thân lò mà thôi. Quấn bao vòng lò cao bao nhiêu đấy là còn phải thử để cho ra được kết quả ưng ý nhất.
Tất nhiêu loại thô sơ ứng dụng này sẽ gây thất thoát khá nhiều năng lượng điện. Nhưng còn đòi hỏi gì hơn được nữa, loại lò này quá tốt quá dễ ứng dụng cho nên có thất thoát năng lượng cũng kệ đi.
400kg đủ đúc tất cả các loại pháo súng ở Đại Việt lúc này. Và lại càng dễ để rót đúc các linh kiện nhỏ như bánh xe tàu ray sắt sắp tiến hành chế tạo, càng là dễ đúc các bánh răng ổ trục cho chiến hạm động cơ, vòng bi ổ trục xe ngựa…v.v… hay bé hơn nữa là thép tấm cho khôi giáp, đúc mũi tên, đúc phôi đao kiếm… khặc khặc thứ này diệu dụng vô cùng.
Tuy nhỏ bé nhưng tầm hiệu quả của Lò nung kim loại cảm ứng có thể nói là một đột phá tầm cỡ của Đại Việt, mặc dù cấu tạo của nó cũng không có gì đặc biệt ra hồn.
Kể từ đây một khi lò cảm ứng cỡ lớn ở Bố Chính hoàn thiện và có thể ứng dụng thì bộ mặt luyện kim công nghệ ở Đại Việt sẽ thay đổi đến mức không ai nhận ra.
“ Ký .. đã mắc công làm lò cảm ứng điện, sao không làm luôn hồ quang điện? Làm. Nhỏ nhỏ thôi nung đất đèn lấy Acetylene cho công nghệ hàn lá gió?”
Lý Từ Huy rất hưng phấn, nàng là dân công nghệ kỹ thuật cơ khí, lạ gì với mấy món hàn xì công nghệ này?
Làm một cái lò hồ quang điện nung thép? Không dám nghĩ. Nhưng làm một cái lò nung đất đèn hồ quang điện? Có gì mà không làm nổi. Điện xoay chiều đã có cùng lắm quấn thêm một pha thành ba pha ở satato là được mà. Làm cái lò nhỏ thôi tâm 20-30 kw có mà nung đất đèn còng lưng.
Có hàn xì thì ngay cả thuyền sắt cũng dám làm. Đây là ý nghĩ của Lý Từ Huy.
“ Nói thật anh cũng nghĩ tới từ lâu rồi, chẳng cần chờ có Acetylene, em không nhớ là có điện một chiều công suất cao chúng ta muốn có bao nhiêu Oxi và Hydro đều được? Hàn H2 và O2 cũng tốt chán … nhưng chỉ có đúng một vấn đề khiến hàn không thể làm được..” Ngô Khảo Ký chán nản.
“ Ừ há.. O2 -H2 cũng hang được nhiệt năng tầm 2200 độ C tuy hàn sẽ chậm nhưng vẫn tốt… vấn đề ở đâu nhỉ , em không thấy đấy…” Lý Từ Huy nghiêng đầu ngắc ngư tò mò, đồng thời tay cũng gỡ lấy thăng Tuấn đang há hốc mồm xem ba mẹ nói chuyện.
Nó hiểu được hai kẻ điên này nói gì mới lạ đấy, 98% người dân Đại Việt sẽ không hiểu nổi cuộc nói chuyện của hai vợ chồng nhà này. 99,9999 % người trên thế giới này, vào thời điểm hiện tại cũng không nghe hiểu được.
“ Làm gì có cao su làm dây dẫn khí? Muốn nổ chết hết cả công tượng Đại Việt à”. Ngô Khảo Ký buồn bực, đúng là.. có mỗi cái dây làm bó tay anh hùng, đầy đủ công nghệ phát triển hàn lá gió thiếu mỗi cái dây dẫn khí… haizzz.
“ Đi Đi Châu Mỹ đi…” Lý Từ Huy buột miệng cái bẹp…
“ Đi .. Trâu .. Mỹ… Mỹ Mỹ…” thằng Tuấn trong tay mẹ tưởng được đi chơi đâu đó mà dãy dụa.
“ Là Châu Mỹ … không phải Trâu…” Lý Từ Huy phì cười bẹo má Tuấn.
“ Mụ điên, đi châu Mỹ cũng dám nghĩ… làm mồi cho cá thì có…” Ngô Khảo Ký lườm nguýt…
“ Chờ đó… Hừ…”
Toang rồi, Ngô Khảo Ký đã biết chọc phải mụ điên này, có khi thực sự điên cuồng lên kế hoạch đi Châu Mỹ đấy.
Khoan nói về Thăng Long Đại Việt nữa. Lúc này hãy nói về lão ngũ Ngô gia.
Sau tầm chục ngày lang thang trên biển cuối cùng đựa vào bản đồ của Lý Từ Huy cũng bản đồ AI Thiệu Hưng thì Ngô Khảo Bình cũng tới được một cái vịnh lớn là Ngô Khảo Ký chú thích là vịnh Malina.
Thật ra quãng đường đi không có dài, tầm 1300 km từ Hải Khẩu cho tới cái vịnh này.
Tốc độ của thuyền siêu tải khi 40 ngựa kéo tầm 7 hải lý một giờ, 80 ngựa thay nhau kéo một ngày có thể đi được 15-16 tiếng là bình thường. Nếu làm như vậy thì chỉ cần 7-8 ngày là tới nơi thôi. Nhưng vì bảo toàn sức ngựa cũng như thực hành quá trình luyện tập vẽ nhật trình hàng hải mà hắn đi cẩn thận hơn.
Hàng hải đã có trường đại học riêng, trong đó giáo trình đi biển và những kiến thức đi biển là do Lý Từ Huy biên soạn, cái này kiến thức thì Ngô Khảo Ký không dám chen mồm, bởi lẽ Đại Học Y Dược Thăng Long hay Bố Chính sách vở là là Ngô Khảo Ký viết, Lý Từ Huy dám xem vào đâu. Mỗi người có thế mạnh khác nhau mà.
Tuy Lý Từ Huy bên ngành cơ khí hàng hải, nhưng điều đó không có nghĩa là nàng thiếu các kiến thức chuyên môn về đi biển.
Đương cử như Ký là bác sĩ chuyên gia phẫu thuật về nhãn khoa nhưng hắn vẫn có đầy đủ nhiều khiến thức khác về y học vậy.
Lại nói đến chuyến đi này có rất nhiều sinh viên đại học tham ra, bọn họ chính là tương lai sĩ quan hàng hải hoặc là thuyền trưởng vận tải biển của Đại Việt.
Đây là lớp người ưu tú tương lai và là hi vọng của Ký- Huy.
Đi không nhanh vì không dùng hải hồ có định vị như GPRS của AI… nếu đi như vậy thì còn gì học tập.
Các sinh viên dựa theo tốc tộ hải thuyền, hướng di chuyển cùng bộ kính Sextant để xác định vị trí của thuyền trên hải đồ, vẽ nhật trình của thuyền.
Sextant ( Kính lục phân dùng để xác định vĩ độ) đã được quy chuẩn hoá tối đa, chế tạo độ tinh mĩ đã tiếp cận thế kỷ 21. Bởi lẽ thứ này cũng không phải khó chế tạo, nhất là Lý Từ Huy quá hiểu rõ thiết kế của nó. Vấn đề vật kính, thị kính lại được giải quyết triệt để, cho nên Sextant đã chính xác hơn bao giờ hết.
Thời hiện đại, hải quân hay các giáo trình đào tạo đi biển vẫn phải có kính lục phân, dè trường hợp GPRS hỏng còn có cái mà dùng xác định vị trí thuyền.
Nói thật Sextant rất hiệu quả, nó là thiết bị chính yếu cho hải quân xác định vị trí cho đến những năm tk 19.
Vì vậy ở Đại Việt, thứ thần khí này luôn được nghiên cứu để hoàn thiện tinh mĩ nhất và được đào tạo hướng dẫn sử dụng hết sức cẩn thận.
“ Không lệch bao nhiêu phút cả, lứa sĩ quan dự bị lần này rất khá” Ngô Khảo Bình cười, hắn vừa so sánh vị trí tàu do sinh viên dùng Sextant để tính và vị trí chính xác trên hải đồ đo AI Thiệu Hưng đưa ra, chênh lệch không nhiều, kết quả rất tốt.
“ Nháy gương thông báo cho bốn thuyền còn lại chuẩn bị tiến vào vịnh… thông báo cho người Nam Đảo lên boong chuẩn bị tiếp xúc người bản xứ”
Ngô Khảo Bình ra lệnh cho lính truyền tin, bọn này dựa ống đồng loa truyền tin khắp nơi trên thuyền lớn, nhân viên thủy thủ ầm ầm xuất động toàn bộ chuẩn bị đầy đủ theo kế hoạch đổ bộ.
“ Tư lệnh Đô Đốc, phía tước xuất hiện thật nhiều thuyền nhỏ của dân bản địa” Lúc này hoa tiêu trên cột cao chợt hét lớn vào loa thông báo.
Trong vịnh Manila lúc này chằng chịt mất chục thuyền nhỏ kế đội vượt sóng tiến ra đối mặt cùng năm thuyền trọng tải to lớn của Đại Việt.
Đám thuyền này kết cấu khá lạ, chúng là hai ca nô độ lập song song được nối tiếp với nhau bằng bè tre, mỗi ca nô đều là một cây gỗ đơn to kớn tầm 10m được khoét rỗng mà thành dễ nổi trên mặt nước. Trên bè kết hợp có cột buồm mành được đan bằng tre mỏng lướt gió cũng không tầm thường...
Nhấp nhô người trên các thuyền kỳ quái kia chính là những thổ dân người Austronesian ( Người Nam Đảo) cởi trần đóng khố, tay lăm lăm cầm vũ khí, vẻ mặt hung tợn vô cùng.
Ây dà dà... phức tạp rồi đây....