Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 588: Lý Từ Huy và luật đất đai cải cách (02)




Cải cách chưa bao giờ là dễ .

Vẽ ra cái luật đốt với người hiện đại không khó.

Nhưng áp dụng được không? Và áp dụng ra sao? Có ảnh hưởng tới nền chính trị an ninh không thì là vấn đề khác.

Mấy ông xuyên vớ vẩn cứ bê nguyên cả chính sách hiện đại cải cách về nghĩ là cứ làm vua thích làm gì thì làm được đó.

Không có đâu. Chỉ một bước sa sẩy thì cả quốc gia sẽ loạn lên hết.

“ Em biết anh muốn làm gì, quy hết quyền sở hữu đất cho chính phủ. Sau đó phân quyền sử dụng đất cho dân. Quyền sử dụng có thể chuyển nhượng hay không chuyển nhượng thì do mỗi thời kì nhà nước ban hành luật”

“ Nhưng em hỏi anh ruộng tư hữu của nhà chùa chiếm 7%, tư hữu của Lăng Sơn, Tịch Điền, Quốc Khố Điền lên đến 25 % những chỗ chúng ta thực quản. Những thứ này nếu quốc hữu hoá hết đi rồi phân cho dân sợ là không ổn. Ngô Gia đệ tử chịu không? Còn ruộng thái ấp của các công thần, đó cũng là tư hữu toàn diện. Muốn quốc hữu đâu phải được. Còn ruộng của thế gia? Muốn quốc hữu hoá chỗ đó trừ khi chém toàn diện bọn họ”

“ Nếu luật ra tức chạm ranh giới cuối cùng, các thế gia sẽ phản”

“ Phản không sợ , đánh là được nhưng đất nước đang cần ổn định”

Lý Từ Huy bực mình ôm đầu. Than thở than thở.

Giờ tất cả vùng nàng quản là150 ngàn hec tương đương 250 ngàn mẫu ruộng. Nhưng người quản đã lên đến 2,8 triệu rồi.

Vấn đề là ngày càng nhiều người bằng cách này hay cách khác trốn về nơi Lý Từ Huy thực quản để nhận bảo hộ cùng chính sách tốt.

Nhưng 250 ngàn mẫu phân cho 250 ngàn hộ cũng chỉ tầm 1 triệu người. Còn số dư ra gần 2 triệu người lấy gì phân?

Mà quốc hữu hoá phân ruộng là điều phải làm.

Lúc này trong Hương làng sẽ có người được phân ruộng người không phân ruộng ai chịu được?

Nói đến nhân công xưởng công có thể lo được?

Tất nhiên lo được lao động dư thừa nhưng còn phải xây công xưởng đã, không xây lấy gì nhà máy cho bọn họ làm việc?

Ngồi đó mà dùng con mắt hiện đại không mở to ra nhìn tình hình thực tế.

“ Luật sở hữu đất đai và quyển sử dụng đất đai vẫn phải ban” Ngô Khảo ký trầm ngâm vấn đề.

“Tất cả rắc rối hiện nay đều do luật không rõ mà gây nên đó. Cho nên trước tiên vẫn phải ban luật , tất nhiên không thể bê hoàn toàn luật hiện đại vào chúng ta được” Ngô Khảo Ký và Huy bàn bạc.

Tất nhiên A Đóa biết phận, dắt theo nhóc Thần Tuấn đi lâu rồi.

Mỗi khi hai vợ chồng này tranh luận rất dễ dẫn đến xô sát cho nên đám người không có can hệ biết đường tránh hết. Nhỡ may cái gì không hay tự nhiên lọt mắt thì phiền lớn.

“ Cụ thể?” Lý Từ Huy nhíu mày.

“ Cụ thể nên làm từng bước một, nhóm tư hữu chưa nên đụng vào, đụng nhóm vốn dõ là quốc hữu sau đó mới lan ra chém từng thành phần khác,” Ngô Khảo Ký bắt đầu nêu ý tưởng.

“ Ví dụ nhé. Nếu như luật hiện đại đó là: thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như : Mục đích sử dụng, hạn mức giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất. Nhà nước có quyền : thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất v.v…. đại khái anh nhớ là vậy. Đúng không?” Ngô Khảo Ký giảng một chút về đất đai thời hiện đại.

“ Đúng… nhưng nếu nói vậy thì đất nhà ở đất đồi hoang núi trọc cũng quy về triều đình và phải đánh thuế, xưa nay không có quy định về đất nhà ở đâu, làm vậy toàn dân lại nhảy cẫn lên, Nhưng cái câu -đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu- nên cho vào ha ha ha ” Lý Từ Huy bĩu môi.



Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu?

Không phải đất đai do vua sở hữu sao?

Thời này đất đai trên danh nghĩa thuộc vua hết đó.

Lý Từ Huy rất cáo, câu này hô khẩu hiệu thôi. Thích hô như nào hô, bản chất vẫn là Triều đình- nhà nước sở hữu thôi. Nhưng nếu làm đạo luật như vậy dân chúng sẽ rất đồng tình đó.

Ví như nếu có xâm lược thì toàn dân đứng lên bảo vệ đất đai của họ chứ không phải là “ các dân đứng lên bảo vệ đất đai của Trẫm”.

Bảo vệ “của” mình và bảo vệ “của” người khác ý nghĩa tinh thần khác nhau nhiều. Cho dù người khác là vua.

“ Vậy thì câu này đổi là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Hoàng Đế cùng Triều đình đại diện chủ sở hữu… như vậy vừa lòng cô chưa” Ngô Khảo Ký cũng cười, hắn hiểu rõ sự ranh mãnh của Huy.

“ Đất ở cũng tính vào đi, đất ở tính vào nhưng đánh thuế 0 thì cũng không ai ý kiến. À không trong thành thị các nơi tấp nập phải đánh thuế nhà ở, hạn chế người đổ xô vào nội thành gây tắc nghẽn trật chội- Tức là đánh thuế nhà ở những khu vực chỉ định”

Ngô Khảo Ký bày mưu tính kế bắt đầu giúp Huy giải quyết.

“ Tạm thời đặt ra luật đã , đánh thuế đất nhà ở tính sau. Trẫm ban tiếp tục nói.. Ngô Ái Khanh nói mau” Lý Từ Huy bắt chéo nghoẻ chân lắc lắc hứng khởi nghe tiếp.

“ Vi Thần Dạ” Ký cũng đùa theo nhưng khi bàn đến luật hắn lại nghiêm túc.

Đại loại là Đất Chùa Đất Tịch Điền , Khố Điền, đất tư sản đệ tử Ngô Gia cùng thế gia chưa động.

Tuy lấy mấy thứ này về phân cho dân cũng chỉ thêm được tầm 15% số ruộng cần thôi.

Lúc này nên quan tâm nhất là đất Công Hương Xã. Thứ này chiếm đến 60% các loại ruộng cho nên cải cách bắt đầu từ đây.

Dĩ nhiên 60% của 250 ngàn mẫu là tầm 150 ngàn mẫu.. quá ít không thể đủ phân chia cho số nông dân đang ùa về các vùng Triều đình quản.

Do đó dẫn đến cực kỳ khó phân ruộng cho ai.

Giờ đây chưa phân ruộng còn canh tác bổ đầu người, hoặc phân luân vụ , nhưng một khi Triều đình đã phân quyền sử dụng đất cho cá nhân là phân chết. Hương Xã không có chức năng phân phối ruộng đất mùa vụ trong dân nữa.

Do vậy để phân ruộng phải có chính sách rõ ràng, thấu đáo , rành mạch cùng logic cần một hệ thống tiêu chuẩn phân phối hợp lý công bằng . Nếu không tất loạn và mất lòng dân.

Chia đều dĩ nhiên không thể, mỗi người được 2 3 xào đất trồng cái quái gì.

Do đó vấn đề lập tiêu chuẩn phân đất sẽ đưa ra cho quan lại bàn bạc sau đó trình lên.

Hai đó là khai thác đất hoang.

Nói vớ vẩn gì thì các vùng Lý Từ Huy quản về thời hiện đại bị đô thị hóa nhiều mà vẫn có đến 1,3 triệu ha canh tác lúa. Thời này mới chỉ khai thác được 150 ngàn, quá là không chấp nhận được.

Cho nên chính sách là thằng nào khai thác được chỗ nào thì quyền sử dụng đất là của thằng đó. Không liên quan gì Công ruộng Hương Xã.

Nói chung Công Ruộng Hương Xã sẽ bị chôn vùi đầu tiên, biến thành chia ruộng chính thức cho cá nhân với hệ thống quyền sử dụng đất.

Tất nhiên trong thời điểm này có cấm tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Muốn mua bán chuyển nhượng phải trình lên quan xem xét lý do thấu đáo mới được chấp nhận hay không, và phí chuyển nhượng đánh cao ngất.

Tạm mổ cái khối đất dễ nhằn này nhất đã. Sau đó mới đến các khối khác.

Tất nhiên Công ruộng Hương Xã ở các vùng thế lực khác Triều đình không quản được, cho nên chỉ quản vùng mà Huy nắm thôi. Bọn kia không theo triều đình luật hay phân bừa khiến dân nổi loạn thì Triều đình sẽ tiến vào phán xử nhỉ? Có lý do luôn… hay và đẹp.



Đât chính là cách của Ngô Khảo Ký trước định ra luật khung và cơ sở, ra tay lần lượt từng loại ruộng. Từ dễ đến khó, để dân từ từ chấp nhận hệ thống mới.

Còn 1,8 triệu người sẽ thiếu ruộng?

Không vấn đề, chỗ này trừ người già và trẻ nhỏ không tính thực tế có tầm 900 ngàn có thể lao động.

Hiện tại ngành công nghiệp và dịch vụ cùng thương nghiệp cần lượng lớn lao động có thể hấp thu tối đa 600 ngàn người. còn lại 300 ngàn… tạm thời vừa khai hoang vừa… trồng lanh…. Khụ khụ…

Đã nói muốn xuất khẩu thuốc lá toàn thế giới mà.

Tất nhiên bọn Ả rập với tây Ấn nhai thuốc phiện như nhai trầu có lẽ không ham thuốc lá . Nhưng ít ra còn Đông Ấn Chola, Miến Điện Paga, Tham Phật Thề, Khmer, Lavo, thậm chí Đại Lý.

300 ngàn người trồng Lanh sợ không đủ ấy chứ.

Mà hay ơ chỗ cây lanh canh tác dễm thời gian deo vụ ngắn, đất đồi đất hoang vẫn trồng được, cho nên không sợ dư thừa 300 ngàn lao động thất nghiệp sau cải cách. Vấn đề là hứa hẹn và đảm bảo cho bọn họ một cuộc sống ổn định trước khi khai hoang được ruộng mới.

Còn một vấn đề mới cần quan tâm.

Đẻ lắm.

Khai hoang không kịp là toi mạng. Công nghiệp hóa đồng nghĩa máy móc thay thế nhân công, số lượng công xưởng mở rộng để hấp thu người thất nghiệp có hạn.

Cho nên giải pháp tình thế là trồng lanh nhưng về lâu về dài vẫn phải điên cuồng khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp.

Vấn đê là khai hoang lại cần hệ thống thuỷ lợi mới tưới tiêu đê đập.

Không phải cứ đốn cây đốt đất cày bừa là thành ruộng cả….

Cái này liên quan cái kia hết sức phức tạp.

Mấy ông thuỷ lợi thì đang dậm chân tại chỗ. Thật muốn khóc.

Nhưng kể cả việc nước dở dang nhưng như vậy cũng coi là bắt đầu cải cách, thuốc độc uống từ từ,… nhầm thuốc bổ uống từ từ không nên vội

Còn về Đại Tống thì.

Ngô Khảo Ký chưa vội.

Âm nhân mà vội thì tác dụng gì.

Tiền đồng mệnh giá của Tống đã đúc. Cũng bắt trước Đại Việt mở ngân hàng, quy cách làm việc gần giống.

Rất bài bản chuyên nghiệp, Ngân Hàng Đế Quốc Đại Tống . Thật kêu.

Có ngân hàng khắp nơi mọc lên đảm bảo việc đổi từ tiền mệnh giá qua tiền thường, dân chúng đã rất nhanh chấp nhận tiền mệnh giá 2 Đại Tống Thông Nguyên Bảo, 5 Đại Tống Thông Nguyên Bảo, và hẳn 10 Đại Tống Thông Nguyên Bảo.

Có điều thằng này Đại Tống tiết kiệm. đúc 2 đồng chỉ 3,9 gram, 5 đồng 4,5 gram, 10 đồng 5,2 gram. Trong thời gian ngắn trao đổi mậu dịch nội địa Đại Tống khởi sắc lắm, giá bạc bắt đầu hồi về mức một lạng bạc 640 đồng.

Ký không phá lúc này, hắn còn phải chờ, chờ dân Đại Tống thực sự chấp nhận đã, chờ cho tiền giả Đại Tống xuất hiện đã. Chờ cho tiền giấy khai mạc đã.

Để xem lần này Đại Tống có phải bán khố trả nợ không?