Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 576: Bí quá hóa rồ




Tình hình tài chính tiền tệ giữ các quốc gia trong khu vực đang rất quỷ dị.

Như đã nói không thể lấy kiến thức tiền tệ thời hiện đại vào đây được. Ký không phải là chuyên gia tiền tệ nhưng là người hiện đại những khái niệm chung hắn hiểu.

Tình hình ở Đại Tống khi tiền đồng/bạc từ 1/900 tăng lên 1/600 không phản ánh giá trị đông tống tăng. Đồng Tống không hề tăng tỉ giá với đồng Việt hay bất kỳ đồng nào khác trên khu vực.

Một đồng Tốn vẫn chỉ ăn 1.1 đồng Nhật và ăn 1.2 đồng Đại Việt thời Ỷ Lan, ăn 1.15 tiền thời Đường, và 1.25 tiền Triều Tiên.

Đây là vấn đề mà tiền tệ hiện đại không bao giờ gặp. Bởi lẽ đồng tiền thời này là từ kim loại đắt có thể dùng từ hiếm để hình dung đồng và kẽm cũng không chênh nhau quá nhiều với giá trị 1đồng=1.2 kẽm.

Cho nên đồng tiền thời này các quốc gia lạm phát đến vô cực sẽ trở về giá trị cân nặng của kim loại.( cùng lắm là nung tiền ra thu kim loại, giá trị đều như vậy) . Nhưng tiền giấy nói chung hay tên chính thức là tiền mệnh giá. Bản thân giá trị của chúng là trên cái mà chúng được in chứ không nằm ở chất liệu làm ra tiền. Cho nên tiền mệnh giá bằng giấy hay pollime khi lạm phát đến vô cực sẽ biến thành giấy bán theo cân. ( Somalia).

Đây chính là lý do tiền đồng Tống hay Tống Nguyên Thông Bảo có nhảy nhót ra sao ở Đại Tống đều không thể nâng tỉ giá của mình lên được so với tiền Đại Việt Nguyên Bảo Đồng. Thậm chí quái thai nhất đó chính là Đại Việt Nguyên Bảo Đồng ở Đại Việt tỉ giá với bạc là 1-900 nhưng qua Tống thì Đại Việt Nguyên Bảo Đồng/Tống Nguyên Thông Bảo lại là 1/1.2

Sự vô lý này không bao giờ có trong kinh tế hiện đại, và có lẽ cũng không bao giờ lặp lại trong khu vực.

Nhắc lại tình hình của Tống, bọn này từ những năm 928 đã thiếu tiền đồng cho các hoạt động giao dịch cho nên vẫn nỗ lực đúc Tiền Đồng.

Cũng may thời Vương An Thạch cải cách khá tốt. Tống trở lại vị thế siêu cường thương quốc và xuất khẩu liên tục các mặt hàng từ đó thu về ngoại tệ cũng như bạc , và cả chính tiền Đồng do Tống hay Đường sản xuất.

Nhưng tình hình này không được lâu bền khi mà chiến tranh tổng lực ngoài ý muốn diễn ra.

Ban đầu Đại Tống ý đánh Đại Việt đối với họ chỉ là một cuộc chiến mang tính cục bộ. Dự chi ngân sách tầm 5 triệu quan tiền lúc đó vẫn đang ở giá 1lượng = 1 quán= 900 tiền.

Nhưng Đại Việt tuyên chiến trước và Tống không thể nào ngờ họ bước chân vào một cuộc chiến tổng lực với cả bốn mặt thọ địch và rất nhiều vùng “ ly khai”.

Trong cuộc chiến này Tống Mất lãnh thổ, mất đi nhiều vùng đất tài nguyên mỏ đồng, lại không thể đúc tiền mà phải tập trung vào đúc pháo đồng, thậm chí phải rã tiền đồng đúc pháo.

Cuộc chiến chấm dứt là lúc Tống lại mất một lượng lớn tiền bạc bồi thường chiến tranh.

Nước Tống là một nền kinh tế thương mại hoàn chỉnh. Nhu cầu giao thương của nội địa lớn đến mức mỗi năm đúc thêm 6 tỉ tiền đồng vẫn không có cái gì là lạm phát. Vì số tiền đúc thêm ấy chỉ mới đủ để dùng cho số hàng hoá đường sản suất trong năm được lưu thông một cách bình thường.

Tức là năng lực sản xuất của Tống trị giá 6 tỉ đồng trở lên vì đây là chỉ tính nội địa sản xuất.

Thực tế Tống hay các quốc gia Đông Á tham gia vào chuỗi cung ứng, tiêu thụ, sản xuất, giao dịch của Đại Tống lúc này chưa có khái niệm lạm phát vì thực tế tiền bọn họ đúc ra chưa bao giờ đủ cho lưu thông và chỉ nằm ở mệnh giá gốc ( giá trị 3,5 gram đồng kẽm”. — QUẢNG CÁO —

Lúc này Đại Tống và các quốc gia lân bang như Nhật bản , Triều Tiên thật sự lâm vào cảnh không thể đủ tiền đồng để giao dịch, do đó phải dùng bạc thay thế.

Mà lúc này Bạc không có đúc thành tiền không có cơ quan kiểm định. Bach theo khối theo cân tính. Không hề có những đồng bạc theo đúng nghĩa của nó. Phương Đông lúc này chưa con bạc là tiền tệ chính thức. Nhưng trong thời gian gắn dùng vô tội vạ bạc để đảm bảo giao thương đã làm cho bạc bị mất giá trị tạm thời.

Ngô Khảo Ký biết điều này chứ.

Cho nên hắn phải tận dụng tối đa tốc độ đúc tiền của mình để xông vào thị trương Đại Tống hốt bạc trước khi giá của nó về đúng giá trị thực của bạc lúc này.

Vì sao lại nói vậy?

Thực tế muốn hiểu thì cần có rất nhiều kiến thức về bạc vàng hay đồng quan hệ cùng hàng hóa của thời đại này.

Người hiện đại hơi nhầm tưởng khi xem phim cổ trang hay gì gì truyện này chuyện nọ trên mạng toàn thấy các nhân vật sử dụng ngân lượng để trả tiền. Điều đó có thể đúng về thời Thanh nhưng trước đó thì không.

Giá trị tính ra tiền tệ của ngân lượng các triều đại rất không giống nhau. Từ trước Tần Hán Đường đến Đại Tống, tổng lượng bạc rất ít, hầu như không trở thành tiền tệ lưu thông. Ngân lượng trở thành tiền tệ lưu thông sau khi hoạt động thương mại của triều Thanh - Minh, nguồn ngân lượng nước ngoài lưu thông vào trong nước. Khi đó việc khai thác Bạc ở nhiều quốc gia rất mạnh ví như Nhật Bản. Ví như Vạn Lịch thời minh thu nhập bạc là 2 triệu lượng.

Cho nên mới nói lúc này bạc vẫn rất hiếm, trong thời gian ngắn vì Đại Tống hết cách lôi bạc ra làm tiền tệ cho nên mới có hiện tượng giảm giá tức thời. Nhưng Tống với năng lực đúc tiền khá mạnh thì trong thời gian không quá dài bạc sẽ về nguyên giá trị của nó, vì tỉ lệ số lượng Bạc/ số lượng đồng không có thay đổi. Thực tế đồng sẽ vẫn khai thác được nhiều hơn rất nhiều.

Để làm rõ hơn vấn đề này chúng ta tính về giá gạo.

Đời Đường, Bạc hiếm . Năm Trinh Quan đời vua Đường Thái Tông vật chất phong phú, thông thường 1 lạng bạc có thể mua 200 đấu gạo, 10 đấu gạo là 1 bao, vậy tổng là 20 bao, đời Đường 1 bao là 59kg. (Lấy giá 12.000vnd/kg thì một lượng bạc thời này 14 triệu vn đồng).

Năm Khai Nguyên Đường Huyền Tông xảy ra lạm phát, giá gạo tăng lên 10 đồng tiền một đấu, (vậy 1 lạng bạc 7.2 triệu vn đồng).

Còn thời điểm này giá gạo vẫn thống nhất theo tiền đồng ở mọi khu vực Đại Việt – Đại Tống – Nhật Bản- Lavo . là 900 đồng 200 kg không có đổi. Ví như ở Đại Việt sẽ mất 1 lạng bạc để mua 250 kg gạo này, vậy giá bạc ở Đại Việt là ( 3 triệu vnd).

Nhưng ở Tống bạc mất giá tạm thời cho nên mỗi bạc đổi được 620 đồng. Mua 250kg cần tới 1,4 lạng bạc. ( giá 2,1 triệu vnd).

Nhưng đây chắc chắn chỉ là tình trạng tạm thời vì Đại Tống sẽ điên cuồng dã pháo đúc tiền đồng. Lúc này Bạc Tống sẽ trở về giá trị thật vốn có của nó.

Muốn đầu cơ kiếm lời ở đây thì Ngô Khảo Ký phải đúc tiền Tống nhanh hơn người Tống để thu mua bạc.

Đây là lý do Ngô Khảo Ký không nghĩ đến cái gì lạm phát của Đại Việt.

Thật ra lúc này lượng hàng hóa sản nội địa của Đại Việt đã và đang lưu thương đạt đến giá trị hơn một tỉ Đại Việt Nguyên Bảo Đồng. Cho nên Ngô Khảo Ký đúc 900 ngàn tiền đồng một năm cho Đại Việt không thành vấn đề, không đúc đủ mới là vấn đề lớn. — QUẢNG CÁO —

Số còn lại tất nhiên là đúc tiền Tống Nguyên Thông Bảo giàu thiếc chất lượng bề ngoài cực cao để qua Tống hốt bạc rồi.

Lại nói về Đại Tống lúc này. Luật pháp về tiền thời Tống rất loạn, tiền đồng, tiền sắt, tiền chì đều lưu thông. Các quận huyện đều có quyền đúc tiền, còn xuất hiện hiện tượng tư nhân đúc tiền, tiền lớn nhỏ không giống nhau, thành phần khác nhau, giá cả biến đổi, tùy ý lập ra, rất hỗn loạn. Thật ra Đại Việt thời trước Ỷ Lan cũng không khác, triều đình đúc tiền không đủ lưu hành cho nên nhập tiền Tống, dùng tiền Đường cũ, tư đúc loạn cả lên ( Có người nói đúc tiền là lỗ vốn, các quốc gia đúc là để “khẳng định chủ quyền” “ chỉ quốc gia giàu” chịu được lỗ vốn mới đúc nhiều.. Khặc khặc… Tác không muốn bình luận vì nếu vậy nhà nhà người người đúc tiền ở Tống là chuyện gì?).

Vậy nên Ngô Khảo Ký hai bút cùng vẽ.

Thứ nhất đúc tiền Đại Việt đủ dùng tránh lạm phát không đáng có, phải cân nhắc sức tiêu thụ hàng hoá sức sản xuất hàng hoá nội địa để đúc.

Thứ hai ép giá tiền đồng của Tống xuống dưới giá trị thật của nó. ( giá trị kg đồng).

Thứ ba đúc tiền Tống thu mua bạc của Tống chờ giá bạc lên lúc đó ăn đơn ăn kép.

Thứ tư chính là đúc tiền đồng Đại Việt có mệnh giá khuyến khích thương nhân cũng như người dân của Tống chấp nhận. Từ đó mưu đồ về sau âm người lần hai.

Thật ra Ký đúc nhiều nhất lại không phải là tiền Đại Việt, vì sức mua bán trao đổi của Đại Việt chỉ là hơn tỉ, cho dù đó là đã rất cường với 6 triệu dân rồi nhưng không thể nào so với 80 triệu dân Tống được.

Người Tống lại thiếu đến trên 50 tỉ tiền đồng để giao thương. Đây là vấn đề của 6 năm không đúc tiền lại lấy tiền đồng đúc pháo gây ra chuyện này.Không thể giao thương xuất khẩu kiếm ngoại tệ thoải mái do thuỷ binh Mân đánh chặn, hai đó là bạn hàng trung kiên Tam Phật Tề và các nước Đông Nam Á quay qua làm ăn với Thăng Long và Bố Chính.

Nếu không còn con đường tơ lụa phía Tây thì Tống sập rồi.

50 tỉ này chính là bảo hiểm để Ký in lậu ngoại tệ mà không sợ mất giá trị của tiền in lậu. Cứ cho là Mân – Tống – Đại Việt chia nhau miếng bánh này 50 tỉ đúc tiền ít nhất cần 5 năm mới xong. Tống ăn 5 phần , Ký xin 4 phần Mân loe ngoe cũng phải được 1 phần.

Hết giai đoạn này tiền đúc ra phải tuân theo quy luật hàng hoá sản xuất và trao đổi nhu cầu.

Lúc ấy Ký chẳng vớ được cả đống bạc giá cao rồi. Ngoại tệ Tống Nguyên Thông Bảo cũng sẽ không ít trong kho làm ngoại tệ dự trữ giao dịch cùng Tống.

Nhưng tin tức mới nhất từ Cẩm Y Vệ truyền về từ Đại Tống khiến Ký thật sự sợ hãi về độ “ chơi” của quốc gia này.

Không những đúc tiêng đồng có mệnh giá cao như Đại Việt mà còn dám chơi tiền giấy.

Sợ hãi và quá shock. Nếu thật sự tiền giấy của Tống quay trở lại và thành công thì đúng là giá Bạc Đại Tống sẽ bình ổn khá nhanh và kế hoạch của Ký tiêu tùng.

Nhưng Tống liệu vậy. Dám in 50 tỉ tiền giấy?

Ngay lập tức Ngô Khảo Ký mệnh lệnh toàn bộ Cẩm Y Vệ cao thủ nhất lành nghề nhất đi Hứa Xương. — QUẢNG CÁO —

Mệnh lệnh đơn giản. Chết cũng phải đem công nghệ làm giấy cùng khắc ấn bản in vào xà phòng khối mang về Đại Việt.

Tống Béo láo này…

Thật ra tiền giấy của Tống đã có từ lâu.

Công cụ tiền giấy đầu tiên được sử dụng ở Trung Quốc là vào thế kỷ thứ 7, trong triều đại nhà Đường (618–907). Các thương gia sẽ phát hành cái mà ngày nay được gọi là kỳ phiếu dưới dạng biên lai ký gửi cho người bán buôn để tránh sử dụng số lượng lớn tiền đúc bằng đồng trong các giao dịch thương mại lớn.

Những năm 960, chính quyền Tống bắt đầu thiếu đồng để tạo ra tiền xu và đã phát hành những tờ tiền lưu hành chung đầu tiên tên Jiaozi. Những tờ tiền này là lời hứa của người cai trị sẽ đổi chúng sau này cho một số vật có giá trị khác như bạc vàng. Việc phát hành giấy báo có thường trong một thời hạn giới hạn và sau đó sẽ được chiết khấu với số tiền đã hứa. không thay thế tiền xu nhưng được sử dụng cùng với chúng.

Chính phủ trung ương đã sớm nhận thấy những lợi thế kinh tế của việc in tiền giấy, ban hành độc quyền phát hành các chứng chỉ tiền gửi này cho một số cửa hàng tiền gửi ( Tiền Trang) . Nhưng phải đến đầu thế kỷ 12, số lượng tiền giấy được phát hành trong một năm lên tới tốc độ hàng năm là 26 triệu quán. Đến những năm 1120, chính quyền trung ương bắt đầu sản xuất tiền giấy do nhà nước phát hành sử dụng phương pháp in khắc gỗ.

Nhưng tình hình lúc này làm cho Tống đẩy mạnh trước 40 năm làm cho Ký cũng cảm thấy sợ hãi Tống chơi trội. Ký đây công nghệ vượt trội đã có giấy chống giả cũng không dám chơi. Vậy mà Tống dám chơi, thật Ký dám bái độ liều của thằng này.