Quân Triều đình thế như trẻ tre tiến về Hải Môn ( Hải Phòng) cùng Chu Đậu ( Hải Dương).
Thật sự khó hiểu.
Đỗ Thần tại sao làm vẻ chống cự chính lệnh triều đình nhưng lại không làm ra phản kháng gì?
Các trại quân Dương gia trên đường quân triều đình đi qua đều như chuẩn bị sẵn mà ra ngoài đầu hàng. Quy củ đầu hàng , xếp hàng thẳng lối giao nạo võ khí.
Dĩ nhiên người dân Tân Hưng rất gần Thăng Long cho nên bị triều đình ảnh hưởng nặng nề.
Lần này Đỗ gia gia đúng thật là phạm thượng không chấp nhận nổi. Làm gì thì làm cũng không nên kết hợp tặc cướp đi giết người chứ?
Cho nên dân là tuyệt đối không ủng hộ Đỗ gia cho dù Đỗ gia thực sự ở nơi này quản lý rất tốt và có nhiều công lao trong việc phát triển an trí dân nơi đây.
Sự yên vui của dân Tân Hưng không phải chỉ là ba năm gần đây nhị Thánh đăng cơ.
Cũng không phải sáu năm thời gian Ỷ Lan có công nghệ từ Ngô Khảo Ký.
Cuộc sống của Tân Hưng dân trước đó đã rất tốt. Con em Đỗ gia cũng rất nghiêm cẩn ít thấy hành vi ỷ mạnh hiếp dân.
Đỗ Thần càng là văn võ đều tốt. Trị dân nghiêm nhưng không khó. Dân ở Tân Hưng khai hoang làm ruộng đắp đê làm tưới tiêu . Đều là Đỗ Thần Đỗ gia đốc thúc khuyến khích.
Cho nên nếu thực sự Triều đình vô lý đánh Đỗ gia thì có lẽ dân Tân Hưng sẽ phản kháng.
Tất nhiên phản kháng cũng chẳng thắng được triều đình nhưng họ vẫn đánh để phản đối sự vô lý bất nghĩa. Nhưng triều đình lần này đầy đủ lý do.
Vì vậy dân đứng giữa cũng hết sức khó lựa. Một bên có ân với họ mấy đời, một bên chiếm đại nghĩa danh tiếng và cũng là người ban ân cho hoi trong thời gian ba năm qua.
Dân Tân Hưng lựa chọn trầm mặc.
Thật sự họ không biết phải làm gì.
Đỗ gia phản nhưng không đánh, không đánh nhưng không hàng. Không hàng nhưng quân triều đình đến nơi lại không chiến tại chỗ giải giáp.
Hiện tượng quá lạ này khiến Ngô Khảo Tích ngạc nhiên vì vậy hắn cùng không có vội tiến mà gửi thơ về chưng cầu ý kiến của Ngô Khảo Ký.
Nhưng thư chưa kịp gửi thì Ngô Khảo Ký đã đến tiền phương và nói Ngô Khảo Tích về Phú Lương trấn giữ, mắt nhìn Tây Bắc canh phòng.
“ Theo ý đệ Tân Hưng chỉ là mồi nhử, chúng ta đập trung ở đây thì Tây Bắc sẽ loạn động?” Ngô Khảo Tích hỏi nhưng thực ra cả hai đều có thể đoán ra từ đầu.
Ngô Khảo Ký gật đầu.
“Hành động lạ của Đỗ Thần hẳn có uẩn khúc, thôi đại ca ngươi cứ đi Phú Lương đi” Ngô Khảo Ký thật ra có câu muốn hỏi nhưng hắn lại thôi. Ngô Khảo Ký biết Tích có cái vảy ngược , đụng vào lại xửng cồ lên rất khó dỗ.
“ Vậy Thăng Long?” Ngô Khảo Tích lo lắng.
Lý Từ Huy mới sinh thân thể còn yếu mệt, lại là mổ đẻ mới có một tháng làm sao cáng đáng được Thăng Long.
“ Thăng Long tạm không lo, ta đi chuyến này nhanh thôi. Ngô Khảo Tứ hắn về Thăng Long trấn thủ là được. Nơi này không cần Tứ nữa”Ngô Khảo Ký trả lời đến vậy thì Tích cũng không lo lắng mà chuẩn bị theo thuyền đi Phú Lương.
“ Đại ca… để mắt Đô Kim” Ngô Khảo Ký với lại dặn dò. — QUẢNG CÁO —
Ngô Khảo Tích gật đầu coi như đồng ý, tung mình lên chiến mã hò hét thân binh bám theo.
Ngô Khảo Ký lắc lắc đầu, thật ông anh này số quá tất bật, dính vào thằng em như Ký đúng là khổ truyền đời. May mà Tích có con trai rồi nếu không đúng là không thể phái hắn đi xa được. Xong lần này ổn định Đại Việt cũng nên cho ông anh nghỉ dài một lần.
Nhắc anh trai lại nhớ em trai.
Đội thuyền tào lao của Tước vậy mà cũng dám vượt hải hành trình đến tận Thăng Long chơi.
Thằng này mang đến 2 ngàn thanh niên tài tuấn của Bắc Nguyên một nửa là người Hán ở Hà Bắc, một nửa là người thảo nguyên đến Thăng Long du học, nào học xong cách quả lý địa phương, học xong cách làm giàu kiếm tiền cho Đại Hãn mới được về. Vãi cả lúa. Đúng là cùng một ông bố sinh ra thằng thì bận đến hoảng thằng thì rảnh khùng.
Sao rảnh khùng.
Nợ cũ chưa trả hết, Tước mang đến mười vạn lượng nói đặt cọc, nhờ Chị Dâu, anh hai giúp. Thứ nhất là bán nợ cho Hắn lương thực khí giới, thuốc nổ, pháo nhẹ. Trở giúp hắn đến Bắc Nguyên đến hắn lấy ngựa trả.
Đấy mẹ kiếp, đang còn một đống ngựa ở Bắc Nguyên mà Ký đã kịp chuyển về đâu, nay lại thêm một đống ngựa nữa hơi sức đâu chuyển.
Thằng khốn Tước rất ít khi ra bạc, bủn xỉn keo kiệt, ngựa chỗ hắn đáng mấy tiền đâu, đem Đại Việt có giá.
Khả năng cao mấy năm tới dân Việt sẽ ăn thịt ngựa mỏi răng.
Vấn đề là thằng ôn Tước không ở nhà lại đi đâu?
Có thơ giải thích.
“ … Em trai tìm được cách kiếm tiền rất tốt… đánh chiếm con đường Tơ Lụa, lập chốt chặn thu thuế. Lại tiện thể đi Đại Uyển cướp ít Hãn Huyết Bảo Mã… lúc đó em trai gửi anh chị một nửa làm quà….”
Là đi đánh nhau nói thẳng cho xong..
Đi 2-3000 km đánh nhau cướp ngựa. Ngô Khảo Ký chịu không giải thích được thằng này nghĩ gì. Nhưng mỗi quốc gia có cái khác nhau, Tước trưởng thành rồi Ký quản không được.
Chỉ sợ lơ ma lơ mơ thằng Tước nó đến Châu Âu trước cả Ký đi đường biển.
Haizzz
Không nên đưa bản đồ cho thằng Tước mà. Đưa rồi khơi dậy ý chí quân sự cùng chinh phục của hắn.
Nói đến vậy thì anh chị cho thôi. Đại Việt được mùa liên tục lại thu nua lắm lương thực nên… bán nợ đấy. Ngựa có bao nhiêu đưa hết đây Coi như đổi gạo lấy ngựa ăn dần.
Tước thì nó sướng rồi, thích đánh ai thì đánh, Bắc Nguyên từ cho tàn mà xây hơi nghèo nhưng lại không có thế gia gì ngáng đường, xem ra còn thoải mái hơn Đại Việt mưu mưu mô mô.
Tất nhiên đây là Bắc Nguyên hiện tại, sau thời Tước lại đi theo con đường lối mòn thời đại thôi.
Ngô Khảo Ký không nghĩ thằng này nữa. Quay về tình hình hiện tại.
Năm ngần Lam Long Kỵ khí thế hung hung phóng thẳng tới Chu Đậu. Khinh thường các trại canh gác lính thành trì nhỏ ven đường thẳng đến Chu Đậu ( Hải Phòng) bên dòng sông Đá Bạch.
Đỗ gia đầu não nơi đây.
Hành động của Đỗ Thị đã lạ hành động của Thánh Vương càng lạ. Hắn cho đại quân dừng lại từ rất xa, một mình dẫn theo Lam Long Kỵ độc quân xâm nhập Tâm Hưng. Không sợ bị vây công bị gia hại sao?
Quân lính các trại Đỗ gia thấy có quân triều đình đến thì ra ngoài chuẩn bị đầu hàng . Có điều đang lục đục xếp hàng ngoài trại thì Lam Long Kỹ đã chỉ nhìn thấy mông ngựa. Thánh Vương không đoái hoài mầy thứ này mà đi thẳng tới Thành Chu Đậu.
“ THÁNH VƯƠNG CÓ LỆNH, ĐỖ THẦN TIẾP CHỈ RA NGOÀI THÀNH GẶP THÁNH VƯƠNG” — QUẢNG CÁO —
Ngô Thần Vinh cất giọng gọi lớn , sau trận chiến ở Hành Dương, biểu hiện của Trí Vinh đã vào mắt Tích và Ký cho nên chuyển nhánh thằng này vào dòng chính Ngô gia đổi tên Lót thành Thần chữ.
Lam Long Kỵ sắt thép quân đội kỵ mã cao lớn đứng xa xa ngoài thành chờ đợi.
Tất cả đều là Đại Uyên Chiến mã hàng fake phá lệ cao to.
Đại Việt hẹp dài chia năm xẻ bẩy bởi sông ngòi chằng chịt. Cho nên thường đi một đoạn lại chờ qua sông. Thực tế không coi là đi đường dài. Đại Uyên mã dùng tốt, uy lớn cao phong lưng bè rộng ngồi thoải mái hơn.
Nói đến Đại Uyên mã đỏng đảnh khó chiều, về Đại Việt khó sống. Đó là nói chung chung. Chăm sóc cẩn thận vẫn có thể khoẻ mạnh. Bệnh đã có kháng sinh, thức ăn thì không thiếu đậu kê. Đại Việt đủ giàu, chuồng trại khan trang sạch sẽ cho nên vẫn tốt . Tất nhiên kiểu chăm này không thể số lượng nhiều vạn con là quá sức rồi. Tốt nhất nhiều thảo nguyên Bắc Nguyên ngựa, dễ nuôi dễ lớn quăng quật vẫn sinh tồn. Làm ngựa kéo ngựa thồ cũng rất ok.
Thật ra lần này chiến tranh xong Ký có nhiều Đại Uyên mã vãi cả ra.
1 vạn 3 chiến mã Đại Uyên là do Địch Viễn đưa tặng, mấy con này vì là thường binh của Địch Viễn cưỡi nên chỉ là Chiến Mã Đại Uyên cấp hai của hệ thống chiến mã Nam Tống. Còn lại 8 ngàn chiến mã thu được từ Lưu Phủ, đây là hàng loại một Đại Uyên mã, thân cao đến gần 1,7m, rất rất bự con.
Cỡi cảm giác thích lại oai phong nên Ký dùng. Đây là chiến mã tốt nhất Nam Tống rồi. Nam Tống rộng thế mà chỉ có 1 vạn loại này cho Cấm Vệ quân, ký một hơi xin 8 ngàn. Thật là…
Lại nói đến các kỵ sĩ Lam Long không dễ tháng 4 đã khá oi bức, quân Khương chịu không nôi nên cho ở Thăng Long nghỉ , đến đây Kỵ Binh thuần Bố Chính , ăn mặc bảnh nhất Đại Việt vì họ khoác bên ngoài chiến giáp Segmentata là áo khoác gấm màu lam.
Rảnh sao khoác chi vậy. Tránh nóng ông ôi, không khoác mặc hộp sắt ra đường một lúc thành lò thiêu à.
Một lát sau khi chờ đợi thì cổng thành Chu Đậu mở ra.
Thấp thoáng một bóng thân ảnh cao lớn nhưng cô tịch xuất hiện,
Dưới cái nắng đầu hè hắn đầu trần mặt áo vải nâu quần bải bố đi chân đất tiến lên từng bước lững thững.
Đây không phải là Đỗ Thần lẫy lừng danh tiếng sao?
Tại sao lại như bác nông dân cày lúa vậy?
Không thân binh, không bảo vệ cứ thế một mình ra thành, bàn chân trần dẫm lên cát đá nóng ran mà bươc. Bước đi mỗi lúc một nhanh và vững vàng hơn.
Ngô Khảo Ký thúc ngựa đi lên đón đầu. Thân binh muốn đi theo thì Ngô Khảo Ký giơ tay chặn lại. Hắn một mình tiến lên đối diện họ Đỗ, vì Ngô Khảo Ký trước đó đã đoán được họ Đỗ này có câu chuyện. Nếu không có đã không hành động như vậy.
Ngựa phi đến nơi thì dừng lại, Đỗ Thần đứng đó cung kính chờ, chắp tay cúi đầu kính cẩn thật sâu.
“ Tội dân Đỗ Thần, bái kiến Thánh Vương vạn tuế” Đỗ thần vẫn vậy, khoan thai khí khái, tuy bề ngoài tiều tụy nhưng khí thế không hề mất đi”
“ Ừ. Thẳng dậy nói chuyện” Ngô Khảo Ký không mặn không nhạt mà nói.
Đỗ Thần đứng thẳng dậy nhưng lại không mở lời chỉ như một pho tượng đứng trơ nơi đó.
“ Muốn dùng 3 ngàn thân binh tử chiến một trận ở Chu Đậu sao? Là chu di tam tộc tội, ngươi thấy đáng sao?” Ngô Khảo Ký tự nhiên lại hỏi một câu lạ lạ, dường như đoán được ý định của Đỗ Thần vậy.
“ Thánh Vương ngài…..” Đỗ Thần kinh ngạc.
“Vậy là ta đoán đúng… lại một câu hỏi nữa…. Chuyện Cha ta bị ám sát có liên quan đến ngươi?” Ngô Khảo Ký thái độ vẫn lạnh băng không nhìn về Đỗ Thần mà nhìn xa xa về thành Chu Đậu phía sau hắn.
Đỗ Thần cúi đầu không đáp ngay, hắn lặng yên rất lâu, dưới cái nắng oi bức đó hai người đàn ông lặng lẽ một ngạo nghễ trên chiến mã, một cúi đầu lầm lũi đứng trên mặt đất.
“ Tội dân có tham gia… mong Thánh Vương ban tội tử, Thần tôi không dám cãi, nhưng giữa trung và nghĩa khó toàn, Đỗ gia lần này chiến tử ý đã quyết” Đỗ Thần tuy cúi đầu nhưng ý chí vẫn vậy, lấy tính mệnh toàn gia để hoàn thành thứ mà hắn gọi là trung nghĩa đó.
“ Trung- Nghĩa… vì bản thân ngươi trung – nghĩa kéo toàn gia chịu tội, bọn hắn trẻ thơ Đỗ gia liệu thực sự có nguyện ý đi theo ngươi sao?” Ngô Khảo Ký lạnh băng câu hỏi như thấu tim can Đỗ Thần. — QUẢNG CÁO —
“ Tội dân không biết nhưng mà…” Đỗ Thần lên tiếng muốn nói nhưng Ngô Khảo Ký giơ tay ngăn lại.
“ Ta biết là các ngươi bị ép đến đường này… có những chuyện không cần nói ra hết cũng được. Nếu vậy đi ta tha cho người đó chạy một lần, coi như giúp ngươi trả nợ, vậy cả nhà Đỗ gia không phải chết, vậy cái nghĩa này có phải là các ngươi nợ bản Vương?” Ngô Khảo Ký không đầu không đuôi nói một câu.
Bụp…
Cộp cộp cộp..
“ THÁNH VƯƠNG CAO THƯỢNG, Thần tôi nguyện chết xin theo hầu” Đỗ Thần không ngờ còn có cách giải quyết vẹn toàn này cho nên dập đầu muốn chảy máu trên đất sỏi.
“ Chuyện này cắn chặt răng không nói ra, đừng để Đại ca ta biết, hắn tính cách không tốt. Bọn chúng nếu còn lấy cái này uy hiếp ngươi thì … bản vương cho ngươi một mật thư, kẻ đó dám uy hiếp ngươi tiếp tục thì đưa mật thư của Bản Vương cho bọn hắn… Rõ sao?” Ngô Khảo Ký hơi cúi đầu trên ngựa cúi xuống nhìn Đỗ Thần.
“ Nguyện chết nghe theo Thánh Vương an bài” Đỗ Thần lại đập đầu, máu đã be bét trên trán.
“ Thu xếp đi, Tân Hưng Đỗ gia không ở được nữa, đi Bắc Việt thủ Long Ký kinh thành, ta sẽ viêt thư cho Càn Nhân, hắn sẽ biết sắp xếp Đỗ gia thế nào. Mang theo 3 ngàn thân binh đi đến đó còn lực mà đứng vững. Giúp Càn Nhân cai quản Bắc Việt cho tốt” Ngô Khảo Ký nói xong thì quất ngựa bỏ đi.
Để lại sau lưng một đại tướng nước Việt hai hàng lệ tuôn đang dập đầu đến máu chảy không ngừng mà hô lớn Đa Tạ.