Tê dại da đầu.
Đúng như dự đoán của cụ Lý Thường Kiệt trước đó.
Quân Nghệ An sẽ dùng chiến thuật bày sói, biển thuyền nhỏ để tập kích từ sườn đội hình line của Tân Bình Lộ hải quân.
Lại cũng như kiến thức thủy lưu của Lý Từ Huy mà suy diễn, đám “phục binh” của Dương thị nhấp nha nhấp nhô bên bờ nam, tức là bên bồi của dòng Lam Giang.
Cái này không gọi là “phục kích” mà là dương kích, thời gian vội vàng dĩ nhiên Dương gia không thể bố trí phục kích bí mật hữu hiệu. Do đó thay vì che che lấp lấp, thuyền bé của Dương thị đã nhanh chóng xuôi dòng đậu kín bên bờ Nam Lam Giang.
Tư thế đe dọa rõ ràng, Bố Chính dám vào sông bọn tao sẽ chia cắn đội hình của mày mà làm thịt từng chiến Hạm một. Không cần khỏa lấp không cần chít méo, cũng không cần bẩn thỉu ướt át. Đây là dương mưu cứng chọi cứng.
Lý Thường Kiệt trên soái hạm cách khu vực xuất hiện thuyền nhỏ của Dương thị tầm 2km buông xuống ống nhòm mà tấm tắc gật đầu thì thầm.
“ Dương thị thủy binh thật mạnh”
Ông ta nói không sai, chỉ riêng việc có thể trong lúc loạn tượng như vậy mà ứng phó đâu vào đấy đủ thấy Dương thị rất mạnh nhất là về thủy binh.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn đã có thể tập hợp mấy trăm thuyền nhỏ đứng tràn bên bờ bồi phía Nam chuẩn bị xuất kích. Chỉ nội điểm này đã đủ hiểu Dương thị có lượng thuyền bè thường trực cho thủy chiến cực khủng. Thêm vào đó để phản ứng nhanh đưa quân đến vị trí có thể dễ dàng tập kích quân Bố Chính trong một khoảng thời gian ngắn như vậy chứng tỏ tố chất thuỷ binh Dương thị không thề tầm thường.
Nhánh thuỷ binh này của Dương thị độ tinh nhuệ đã ngang ngửa nhánh thuỷ binh Thiên Tử quân mà Lý Kế Nguyên cầm giữ.
Nói thế nào nhỉ, nếu không có vũ khí, chiến hạm vượt trội , Lý Thường Kiệt cũng không dám dùng thuỷ binh Bố Chính đối bính trực diện đám này. Thử tưởng tượng nếu cả hai bên dùng thuyền bé, cung tên chiến đấu, đảm bảo người thua là quân Bố Chính. Nên nhớ Dương thị đã có mấy đời cả mấy trăm năm cát cứ nơi này và phát triển thuỷ binh, còn Bố Chính nói chi cùng thời gian thực sự phát triển chuẩn hoá thuỷ binh chỉ tầm năm đến sáu năm mà thôi.
Một bên là đời đời gia truyền , cha làm thuỷ quân, con cái nối nghiệp. Một bên là nông dân được đào tạo hải quân năm sáu năm chính quy. Nói chung là có ưu có dở nhưng xét về mặt cá nhân tố chất chắc chắn Dương Thị thuỷ binh hơn xa Bố Chính thuỷ quân.
Lúc này Bố Chính hải quân đoàn chiến hạm lớp Carrack vẫn nghênh ngang tiến vào mặc kệ bên bờ cách họ tầm 300m tràn ngập chiến thuyền nhỏ đàn ngấp nghé tấn công.
Tình thế đã cực kỳ căng thẳng rồi.
Thăng Long ngoại thành tường.
Kiều Thạc cau có nhìn những hào sâu như hàng ngàn con rắn đang từ từ lần bò tới bên bờ sông Tô Lịch bên ngoài, hắn cảm thấy những con rắn nhỏ này như ngàn vạn chuỗi dây thòng lọng đang từ từ thắt vào cổ của hắn.
Vâng Lý Từ Huy là chim non quân sự chưa từng trải dẫn quân, lần này nàng lên phía bắc nhiệm vụ chỉ là giúp Càn Vương, tiện thể thu phục Thiên Trường cùng Hoa Lư, cướp dân v.v…
Cả Lý Thường Kiệt lẫn Ngô Khảo Ký trước đó đều nhiều lần dặn dò Lý Từ Huy không được tấn công Thăng Long bởi lẽ chưa có ai tin tưởng khả năng chỉ huy quân sự của nàng.
Không phải mọi người nghi ngờ trí thông minh của Huy mà vấn đề quân sự này cần kinh nghiệm cùng thực tiễn dẫn quân, một mớ lý thuyết trong sách chỉ là lý thuyết mà thôi.
Ký và cụ Lý Thường Kiệt sợ hãi Lý Từ Huy tham công đánh Thăng Long sẽ dẫn đến sai lầm , không những thiệt hại quân đội mà có thể ngay cả bản thân Lý Từ Huy cũng nguy hiểm.
Nên nhớ ở Long Thành có ba nhánh quân cực mạnh đó là Ngự Long, Vũ Thánh, Long Dực, Quảng Thành, Long Vũ. Đây là những nhánh quân siêu siêu cấp tinh nhuệ và là tinh hoa quân sự của người Việt. Sức chiến đấu của họ mạnh không thể tả, tuy số lượng tổng chỉ có 1 vạn nhưng đây là toàn bộ những bịn sĩ thiện chiến nhất của người Việt. Tương tự như Sanock quân của người Chiêm, nhánh quân này quá sức hùng mạnh. Thậm chí nếu so tố chất, kĩ năng chiến đấu , độ tinh ranh thì nhánh quân ở Thăng Long còn mạnh hơn quân Sanock nửa bậc.
Với quân đội như vậy, trang bị của Lý gia lại không quá thua Bố Chính, chỉ cần Lý Từ Huy sơ sảy thì hoạ hoạn sẽ khôn lường.
Kế hoạch là Lý Từ Huy dù có hay không có vấn đề của Phụng Càn Vương vẫn phải đưa quân về Thăng Long hội họp cùng Ngô Khảo Ký, sau đó người công thành sẽ là Ngô Khảo Ký nắm ba quân mà triển.
Vì sao Lý Thường Kiệt không làm việc này dẫn quân hội họp cùng Ký? Nếu Lý Thường Kiệt dẫn quân về Kinh thì tính chất sự việc lại khác hẳn. Toàn Bộ Thiên Trường, Long Hưng, Hoa Lư, Kiến Xương, Khoái sẽ không để yên cho Lý Thường Kiệt, đây là vấn đề huyết mạch tông Thất dẫn đến.
Lý Từ Huy là Tông Thất dòng chính, cho nên nàng dẫn quân về Thăng Long cứu Đệ Đệ Sùng Đế là chuyện kinh thiên địa nghĩa, Lý Thường Kiệt dẫn quân đó là Ngô gia mưu đồ cướp ngôi, số tông thất họ xa còn lại ở các vùng đã kể trên sẽ chế tạo vô vàn trắc trở cho quân Bố Chính.
Kế hoạch là vậy, nhưng Lý Từ Huy chờ đến hai tháng không thấy tin của Ngô Khảo Ký nên đã nổi khùng. Đơn giản nàng nghĩ đến việc Ngô Khảo Ký quay lại Tây Mân giải cứu hồ ly tinh phương bắc cho nên giang sơn cũng không cần, không hội họp ở Thăng Long. Máu ghen nổi lên che mờ lý chí cho nên Lý Từ Huy quên sạch lời dặn mà tự mình tụ họp bốn vạn quân tấn công Thăng Long.
Đôi khi ấy mà, suy nghĩ của phụ nữ là rất khó đoán rồi… rất rất khó đoán định.
Tất nhiên Lý Từ Huy không có kinh nghiệm cầm quân, nhưng nàng hiểu phải tấn công thành trì có hoả pháo theo cách nào. Ký chính là chuyên gia công thành theo đúng nghĩa đen nghĩa bóng. Thằng này công thành có quá nhiều mẹo đã tổng hợp viết thành sách yếu lược truyền về Bố Chính làm phong phú kho tàng quân sự giáo trình từ lâu.
Sách của Ký chính là kim chỉ nam cho tác chiến công thành thời hiện đại có hoả pháo, thuốc nổ, máy bắn đá trọng lực kết hợp với Ballista v.v….
Ngay cả cụ Lý Thường Kiệt cũng phải nghiền ngẫm và học hỏi kiến thức từ đây để hoàn thiện thêm khả năng quân sự của bản thân đó.
Cho nên Lý Từ Huy tuy máu ghen che lấp lý trí nhưng công thành chuyện nàng không hàm hồ.
Đầu tiên đó chính là thuyết phục di rời dân chúng sống ven đê sông Tô Lịch rời đi vị trí gia viên của họ.
Thuyết phục đơn giản, Bố Chính có tiền, có lương, lại có vaccine. Nhất là Vaccine là thứ mà người dân Kinh Sư không thể kháng cự, họ đã quá sợ dịch bệnh rồi.
Cho nên chỉ mất vài ngày thì một khu vực rộng lớn ven đê Tô Lịch đã được giải phóng. Một lượng lớn dân cư ngoại thành Thăng Long được di rời nơi ở mới, thậm chí không ít tráng đinh đi theo quân của Lý Từ Huy với tư cách tự nguyện dân phu.
Tất nhiên Huy thừa tiền thừa lương chi nên không để đám người này làm không mà thanh toán tiền thuê đầy đủ, cấp lương thực chăm sóc cẩn thận.
Quân của Lý Từ Huy lại nở thêm một vạn dân phu, tổng số lên năm vạn người rồi.
Nhân lực tức là sức mạnh.
Chiến thuật bao cát, đào hào, gỗ chắc che công sự cứ vậy theo đúng sách của Ký mà làm.
Hàng ngàn đường hào ngang dọc được đào nhanh tiếp cận gần bờ Tô Lịch.
Hoả pháo từ Thăng Long đầu thành bắn ra vô dụng, hào chính là khắc tinh của pháo, hào có mái gỗ chắc che chắn lại là siêu khắc tinh của loại pháo đạn gang không thuốc nổ.
Khi đến gần một khoảng cách nhất định thì pháo trên đầu thành không còn tác dụng. Pháo nạp đạn cửu trước không thể âm độ chĩa xuống tấn công mục tiêu gần.
Sông Tô lịch tầm năm mươi mét bề ngang. Cách ngoại thành Thăng Long rất gần tầm trăm mét mà thôi. Do đó khi hầm hào tiếp cận bờ nam sông Tô Lịch thì gần như Pháo trên đầu thành đã mất tác dụng.
Tất nhiên tường thành Thăng Long vùng ngoại này không phải là hình dạng vuông vi mà kiểu như Vạn Lý Trường Thành của Tq một dải chạy dài từ nội thành phía Tây Bắc dọc bên bờ Tô Lịch kéo đến Đông Nam. Cho nên pháo bắn thẳng không thể làm gì đường hầm tiếp cận sông Tô Lịch, nhưng tường thành Thăng Long quá dài nên có thể bố trí pháo bắn chéo . Do vậy kể cả tiếp cận bờ Tô Lịch thì quân Bố Chính vẫn không thể ló mặt ra khỏi Hầm Hào được. Họ vẫn bị pháo kích triền miên.
Lý Từ Huy lúc này cau có suy tư, đúng thật sách vở chiến thuật chỉ là sách vở. Đụng chạm rồi thực tế trận đánh mới hiểu được có bao nhiêu khó khăn trong đó mà chiến thuật trong sách khó lòng giải quyết.
“ Không thể cứ như vây, chúng tướng nghe lệnh, bố trí các siêu đại pháo hai bên chiến hào bắn áp chế trên đầu thành, tạo điều kiện cho dân phu xây dựng công sự”
Lý Từ Huy tự mình nghĩ phương án giải quyết, không dựa vào nữa sách vở từ Ngô Khảo Ký.
Chúng tướng ầm ầm lĩnh mệnh tiến về chiến trường chuẩn bị thực chất đọ sức với quân trong nội Thành Thăng Long.
Đúng lúc chúng tướng đi rồi thì nữ thị vệ của Lý Từ Huy vội vã từ bên ngoài đi vào.
“ Bẩm Nương Nương, các bô lão mấy huyện quanh Thăng Long tụ tập lại thỉnh cầu gặp Nương Nương, họ có chuyện quan trọng muốn thưa bẩm”
Lý Từ Huy giơ tay day trán rất mệt mỏi, nàng vừa phải chỉ huy đánh trận, lại vừa phải giải quyết mấy sự vụ lông gà vỏ tỏi này thực tế khiến nàng quá đau đầu.
Thăng Long Nội thành.
“ Thái Sư không ổn đại sự không ổn…”
Kiều Thung anh họ của Kiều Thạc lúc này hớt hải chạy vào Thị Triều Điện nơi Kiều Thạc đang làm việc.
Khiều Thạc khó chịu, lúc này Thăng Long bị vây khốn, quân Lý Từ Huy rất đông và tinh nhuệ không như quân của Càn Vương, quân Lý Từ Huy lại càng không sợ dịch bệnh, vũ khí sắc bén nhất của Kiều Thạc đã mất .Lúc này chỉ có cứng trọi cứng cùng quân Bố Chính.
Lòng người , quan viên Thăng Long rất đê mê, lúc này Kiều Thạch hắn đàn tiếp một số quan viên ở Thị Triều Điện, cả đám dỏng tai lên nghe xem tin tức dữ gì đã đến.
Thấy vậy Kiều Thạc ra hiệu cho các quan viên này lui ra ngoài, bản thân hắn thì lôi Kiều Thung vào bên trong mà chửi như té nước, nếu không phải họ hàng thân thích thì hắn khả năng chém luôn thằng này rồi.
“ Thái Sư… biểu đệ… Phong Châu mất rồi”
Kiều Thung mặt xám như tro tàn đứng chết chân tại chỗ mếu máo.
Kiều Thạc nghe tin mười giây không phản ứng, hắn chôn chân chết đứng tại chỗ không hề có cử động.
“ Thái Sư… Thái Sư… Thạc đệ… ngươi ổn không?”
Kiều Thung tiến tới như muốn lay động vị em họ này.
Kiều Thạc giơ tay cản lại, hắn hít một hơi dài lấy lại bình tĩnh.
“ Tin tức có chính xác không? Là ai làm? Quân của Lý Từ Huy theo mật báo không hề động lên phía Tây kia mà?”
Kiều Thạc cũng không phải dạng vừa, hắn cực nhanh lấy lại bình tĩnh .
Thật ra Kiều Thạc đã dự trù quân của Huy sẽ chia hai đường một đường bí mật vòng qua Quốc Oai đánh lên Phong Châu hốt ổ của Kiều gia.
Kiều Thạc nào có không phòng bị? Hắn đã cho bố trí trọng binh ở Phú Lương, chỉ cần Lý Từ Huy dám chia quân đánh Phong Châu thì ngay lập tức cánh quân này sẽ gặp tiền hậu giáp kích mà chết tại chỗ.
Nhưng quân Huy chưa động, Phong Châu đã mất. Kiều Thạc chưa hiểu nhánh thế gia nào nhắm vào hắn. Cho nên Kiều Thạc mới hỏi rõ là ai làm, chỉ cần biết người làm thì vẫn còn đường thương lượng.
Thạc đang nắm thiên tử lệnh chư hầu, hắn một cái chiếu chỉ sẽ sinh ra rất nhiều lợi ích cho chư hầu, cho nên chỉ cần biết người gây sự đều có thể thương lượng được. Miễn cánh quân đánh Phong Châu không phải Của Lý Từ Huy là đủ.
Phong Châu thành.
Ngô Cẩm thanh niên lang da đen bánh mật lúc này chiến giáp sáng loáng ngồi trên ghế cao nhất tròn phủ nha. Hắn danh chính ngôn thuận là Thứ Sử Phong Châu cho nên ngồi đây là đúng lẽ.
Dưới kia ngồi dày đặc quan viên Phong Châu, đa số là tiểu gia tộc Phong Châu gió chiều nào ngả chiều đó, còn có một lượng không nhỏ chiến tướng người Mường, đặc biệt không thiếu các nhánh nhỏ Ngô gia Phong Châu nghe thấy Thứ Sử là người cùng họ cho nên tụ tập lại nơi này cầu cạnh.
“ Các vị. Đánh hạ Phong Châu Cẩm tôi cảm ơn mọi người đã liều mình ra sức, yên tâm công lao của các vị tôi sẽ không quên dâng sớ lên Bà Tổ… khục khục âng sớ bẩm báo thành thực lên Từ Huy Nương Nương. Bây giờ việc cần kíp là chúng ta nghênh đón trấn thủ Tam giang Ngô Tam đại nhân a”
Ngô Cẩm lúc này ăn nói đã khá có điệu bộ, không còn là tên thanh niên nhà quê ở Hồi Hồ trên núi nữa, đúng là mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
Xột xoạt leng keng…
Ngô Cẩm mặc nguyên chiến giáp la mã sáng chưng đứng dậy dẫn đầu quan viên Phong Châu đi bái kiến Ngô Tam chấn thủ tướng quân.
Thằng Ngô Cẩm này dĩ nhiên chiến giáp bố chính sẽ không cởi, hắn coi đó là bộ cánh đẹp nhất của mình thể hiện uy quyền tuyệt đối của hắn ở Phong Châu, cho nên trong mọi tình huống hắn sẽ không bỏ ra. Cho dù là công việc dân chính vẫn chiến giáp sắt thép một màu khoác lên người.