Tình hình tốt đẹp tại sao lại ra nông nỗi này?
Rõ ràng trận chiến ở Thường Tín quân Phụng Càn Vương thắng lớn kia mà.
Nhớ lại ngày hôm đó, quân cảm tử quyết trí một đi không về của Cán Vương không quá khó khăn đập tan phòng tuyến của Kiêu quân.
Lúc ấy phát hiện ra Kiều Tiên vị trí. Đám cảm tử quân xông lên bất chấp địch nhân chém giết, một đao mà họ không chết là sẽ có chuyện lớn vì đám này mang theo lựu đạn.
Một tay cầm đuốc, vứt chiến đao móc lựu đạn từ túi da bắt đầu châm đốt. Ai dính thương, bị chém không chết ngay không thể ném lựu đạn thì ôm một mảng địch nhân bên cạnh tự sát. Ai có lực thì ném lựu đạn mở đường kể cả trước mặt có đồng đội, tất cả chỉ là mở đường cho Lý Nguyên Hào xông lên.
Thật điên cuồng một đám người.
Lựu đạn chả lạ gì với thiên tử binh, bên Kiều thị cũng có một đội lựu đạn, nhưng do quân Càn Vương ép sát quá nhanh hai bên hỗn chiến đám này không dám dùng. Nhưng phe Càn Vương thì dám, cao thấp lộ ra. Sự điên cuồng của quân Thiên Trường đã nhanh chóng dập tan ý chí chiến đấu của quân Phong Châu, Phong Châu tân binh đã bọ chạy đầu tiên, điều này có tâm lý bày đàn thiên tử binh phe Kiều thị cũng xuống dốc tinh thần tìm đường lui. Nó lại là liều thuốc kích thích cho sự điên cuồng của quân Thiên Trường.
Kiều Tiên chạy không thoát, hắn bị Nguyên Hào đuổi tận nơi chém chết dưới đao. Quân Kiều Thị tan vỡ hoàn toàn.
Kiều Thung đường đệ Kiều Thạc miễn cưỡng phá đường máu dẫn tàn quân chỉ còn một nửa tháo chạy về Thăng Long.
Trận chiến này với liều mạng ngõ hẹp dũng giả thắng sách lược mà , Nguyên Hào thắng đẹp , thắng ngây ngất. 3 ngàn quân tử thương bốn trăm giết bảy trăm bắt sống ba ngàn. Tàn quân Kiều Thung chạy về đến Thăng Long thì rơi dụng dọc đường, bỏ trốn đào lính chỉ còn lại chưa đầy năm ngàn.
Điểm đáng mừng là Nguyên Hạo thu được quân nhu khá nhiều trong doanh, lại thêm súng , pháo đạn dược, pháo có tới ba ba thanh nguyên vẹn trang bị lên xe ngựa chuyên dụng có sẵn là thành Pháo tự hành.
Từ đây tự tin của quân Thiên Trường càng lớn.
Phụng Càn Vương nghe tin thắng trận được Lý Nguyên Hào đứng từ xa cả hơn trăm mét hò hét thì sung sướng cười lớn chỉ Hào mà quát lớn
“ĐÓ LÀ CON TA, HỔ LONG CHI TỬ” dường như sự dũng mãnh của Nguyên Hào giúp ông ta khuây khoả phần nào nỗi đau mấy con trai.
Tuy sung sướng nhưng chính lệnh đã ban. Phụng Càn Vương không tiếp kiến nghĩa tử cũng không cho quân tiếp cận doanh trại quân Kiều thị. Ông ta sợ hãi bệnh dịch hạ độc.
Tống Kiệt gặp Lý Chiêu Tú, Sau mười ngày Lý Chiêu cùng bộ tướng bất ngờ lên cơn dịch bệnh, Tống Kiệt đến tiếp quản doanh, dịch bệnh thối lui.
Thái giám trong cung do Tống Kiệt cử đến gặp Lý Chiêu Văn, Văn Hầu sau mười hai ngày tương tự tình trạng.
Đến đây ai cũng phải cẩn thận tiếp xúc đám người Tống Kiệt, nay Tống Kiệt để lại Thăng Long cho Kiều Thạc mà biến mất, dĩ nhiên mối e ngại này chuyển rời qua Kiều Thạc.
Cho nên khi ba ngàn tử sĩ công doanh thì Càn Vương đã tính toán họ sẽ bị lây nhiễm, chính vì thế mới gọi là tử sĩ một đi không trở về. Hai bên nghĩa phụ nghĩa tử đứng cách xa nhau mà gật đầu coi như hiểu ý. Lý Nguyên Hạo tiêu điều quay lưng vào trong doanh địch tiếp tục thu thập tàn cục.
Lúc này tại Thăng Long thì Kiều Thạc đang tức điên mà chất vấn Kiều Thung. Hắn giận điên người vì có đứa em vô dụng, chừng ấy một vạn binh mã không thiếu pháo lớn, thủ trong luỹ đất công sự trước hai vạn quân từ xa mệt nhọc không kéo được nửa tháng cũng phải kéo năm bảy ngày. Đằng này đụng là chạm, chạm là vỡ tan tành, đúng là ăn hại. Cũng may mà chết rồi, không chết về đây hắn cũng chém.
“ Kể lại rõ tình hình, thứ kia đã dùng hết sao?”
Kiều Thạc mau chóng đi vào trọng tâm vấn đề.
“ Đại ca yên tâm, thứ kia đã hoàn toàn dùng hết và đều trúng mục tiêu” Kiều Thung trả lời chắc như đinh đóng cột khiến Thạc hài lòng phần nào.
“ Vậy tốt… vậy tốt… Càn Vương, Ngươi chớ vội đắc ý sao…” Kiều Thạc cười gằn đầy nham hiểm.
Phụng Càn Vương với Lý Nguyên Hạo chia tay tại Thường Tín. Ông ta dẫn quân hơi chếch phía Tây ngược hướng Mai Lĩnh tiến vào Thăng Long. Còn Lý Nguyên Hạo dĩ nhiên công phía cổng Nam thẳng từ Thường Tín vào rồi.
Xung quanh Thăng Long địa hình phía nam bằng phẳng, chỉ có nhánh Sông Đáy ở phía Tây coi như có chút hiểm trở để ngăn cản quân của Phụng Càn Vương, nhưng lạ thay quân của Kiều Thạc tới hai vạn hơn nhưng không hề động, để mặc Càn Vương thu thập các làm mạc thôn trấn ngoại ô Thăng Long.
Nhưng vì sợ ẩn dấu bệnh dịch trong các khu này cho nên Càn Vương sẽ không tiếp xúc hoặc trực tiếp bỏ qua lao thẳng đến chân thành Thăng Long quyết chiến.
Nói là lao đến quyết chiến nhưng thực tế đến nơi thì Phụng Càn Vương lại bình tĩnh vô cùng mà bố trí trận địa cẩn thận mang tính vây khốn là chính.
Bảy tám ngày trôi qua trong thành ngoài thành chiến đấu thăm dò, lấy cung tên , hoả pháo thăm dò nhau là chính.
Tình hình đôi bên khiến người bên ngoài nhận định họ đang chờ đợi viện quân.
Lý Nhật Trung chờ đợ có lẽ là Lý Kế Nguyên cùng Lý Hoằng Chiêu từ phương Bắc về kinh sư trợ chiến, điều này dễ đoán, dù sao Phụng Càn Vương là em trai ruột của Lý Thánh Tông, uy vọng tròn Tông Thất rất lớn.
Nhưng Kiều Thạc là chờ ai viện quân? Cả đám thế gia chư hầu nhìn nhau nghi ngờ nọ kia.
Họ cũng không phải đợi lâu, đến ngày thứ bảy thì đại doanh của quân Phụng Càn Vương bắt đầu loạn, bên trong doanh phát hiện bệnh dịch.
Tại sao bệnh dịch có thể thâm nhập đại doanh? Rõ ràng doanh của Phụng Càn Vương đã tối đa tránh tiếp xúc dân chúng phía Thăng Long, ngay cả các vùng lân cận dân cư họ cũng không cho lại gần, nước trong doanh tự đào giếng, uống sôi, lương thực mang từ Thiên Trường không hề sử dụng nơi đây. Thêm vào nữa hai bên không hề tiếp xúc chém giết.
Điểm lạ nữa đó là Doanh của Lý Nguyên Hào là cận thân chém giết cùng lính Thăng Long lại không ai phát bệnh. Như vậy nguyên nhân từ đâu?
Cái gì không biết mới đáng sợ, doanh của Phụng Càn Vương dù quy củ sâm nghiêm quân dung chắc chắn nhưng cũng không chịu nổi đả kích này.
“ Vương gia vạn tuế, xin ngài khi đánh vào thành trả thù cho tiểu nhân”
“ Xin Vương gia trả thù cho ta”
“ Cầu mong vương gia báo thù”
Mấy chục người xuất doanh đứng từ xa rút đao tự sát tại chỗ.
Đây là đám binh sĩ mắc bệnh, họ không muốn thành gánh nặng cho nên cầu xin ra ngoài tự sát sau đó lấy vôi mà phủ lấp họ.
Từ đó doanh của Càn Vương phong trào tự sát tăng cao, chỉ cảm thấy không khoẻ, hơi sốt sẽ tự động rời doanh. Thế nhưng tình hình vẫn không tiến triển tốt đẹp.
“ Vương gia là thứ này gây tội…”
Một tên binh sĩ tầm thường nhưng nhanh nhẹn suy nghĩ cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân mà hắn cho là đúng. Hắn đứng từ xa cầm trong tay hai vật kim loại hét lớn.
Lúc này Càn Vương đã nhận ra nguyên nhân nhưng đã quá muộn.
Đám Kiều Thạc đã thúc quân đánh ra ngoài thành, trên người đám quân nội thành đeo đầy những thứ kia. Quân Càn Vương chỉ cần nhìn thấy thôi đã không dám đứng lại đánh nhau.
Chỉ trong chốc lát quân Càn Vương đại bại, đám thân quân liều mình bảo vệ nhưng Càn Vương vẫn trúng độc thủ thương nặng mà chạy về Phủ Lý.
Cũng may lúc này Lý Nguyên Hạo hay tin vội vã ứng cứu đánh giết một hồi thì quân Thiên Trường mới một nửa chạy được về Phủ Lý.
Khi đi hai vạn anh hào, khi về chỉ còn lại một vạn hai.
Cũng còn may số trốn về được là kỵ binh cùng tinh nhuệ.
Thạc cũng không dám đuổi quá xa hắn sợ rời Thăng Long quá lâu sinh biến.
Đúng lúc này thì Lý Từ Huy cũng từ Thiên Trường theo Sông Hồng đưa đại đội binh mã vào Phủ Lý.
“ Phụ thân ta nơi nào….” Lý Từ Huy hai mắt đỏ hoe thân mặc chiến giáp hông đeo song kiếm như gió cuốn mây bay xông thẳng vào Thự Dinh khá sang trọng ở Phủ Lý được chưng dụng làm nơi ở tạm thời cho Càn Vương.
“ Muội…. Quận chúa mời theo tiểu nhân… Vương gia nơi này”
Lý Nguyên Hạo muốn mở miệng xưng tiểu muội như thủa thơ ấu nhưng lại không dám , hắn đổi cách xưng hô thưa cùng Lý Từ Huy.
“ Hạo ca? người nhà ngươi khách khí cái gì, phụ thân ta không nguy hiểm chứ… mau mang ta tới gặp người”
Lý Từ Huy sốt ruột.
Người thân của Lý Từ Huy có ai?
Thực tế có hai người , phụ thân cùng đệ đệ, còn người mẫu thân thì từ nhỏ bà khó sanh đứa em trai đã mất đi. Sau đó thì Lý Từ Huy mới tiến cung nhận Ỷ Lan Thái Hậu là mẹ nhận.
Trước đây còn nhỏ khi chuyện đó xảy ra Lý Từ Huy có ngăn cách cùng phụ thân, nàng cho là phụ thân không lên tiếng bảo vệ con gái, con gái bị khi nhục nhưng vẫn mặc kệ mà lựa chọn yên lặng.
Nhưng những năm gần đây ngồi trên vị trí thống trị một vùng, thậm trí tầm ảnh hưởng đến cả một quốc gia thì Lý Từ Huy có cái nhìn thấu đáo hơn về chuyện xảy ra năm đó.
Đại Bá bệnh nặng ( Lý Thánh Tông) triều đình bất ổn, loạn tam vương tranh ngôi năm đó có khả năng tái diễn. Thái tử quá nhỏ, mà Càn Vương lại đang độ sung mãn nhất, trong tay cũng nắm quân đội.
Cho nên đám chuột nhắt kia mới cả gan khống chế một tên hoạn quan dùng cái giác tê ( vật dụng tự sướng của cung nữ, thái giám khi chơi trò vợ chồng) hãn hại nàng.
Chuyện này không đơn giản như nàng nghĩ lúc ấy, thậm chí lúc đó Đại Việt đã rất có thể nổ ra đại chiến chến cả chục vạn người chỉ vì nàng.
Lý Từ Huy vẫn còn nhớ như in người phụ thân đã từng coi nàng là dạ minh châu mà cõng trên vai đi khắp trốn kể cả quân doanh, thứ đãi ngộ mà hai ca ca của nàng chưa bao giờ có được.
Nhưng lúc đó phụ thân vào cung thăm nàng chỉ hững hờ, lạnh lùng nhìn một cái rồi quay lưng đi. Điều này đã làm Lý Từ Huy tổn thương và dường như cắt đứt cùng Càn Vương.
Lúc đó Lý Từ Huy không hiểu nhưng lúc này nàng hiểu, khi nàng nắm quân quyền dân chính ở Tân Bình Lộ thì nàng hiểu. Cái cử chỉ đó chính là quay đi làm đại sự, người làm đại sự thường không kêu la thảm thiết, càng không hô hào công bình, họ là im lặng hành sự dùng đôi tay mình làm nên công bình.
Những năm qua có Cẩm Y Vệ và Đông Xưởng nàng càng hiểu năm đó xảy ra vấn đề gì. Càn Vương đã tụ binh. Ỷ Lan nếu không trực tiếp cầu xin, không tự tay chém bốn mươi mấy cung tần thái giám liên quan, thậm chí chém cả một quý phi thì chắc chắn ngày hôm đó máu nhuộm Hoàng Thành, có thể là máu của Càn Vương cũng có thể là máu của một nhánh nào đó Tông Thất.
Nàng không còn hận phụ thân mà nàng chỉ cảm thấy hối lỗi vì đã bao năm trách lầm, người phụ thân ấy vì quá xấu hổ trước con gái cũng không dám thổ lộ.
Đến nay hai cha con gặp lại nhau, hiềm nghi được giải trừ lại là trong hoàn cảnh này sao?