Thật ra mộng đế vương không thể để Ký nhường Tích.
Nhưng lần này dẫn quân Thằn Long hắn biết Ngô Lý hai nhà sẽ không chết không thôi, nhưng hắn có lựa chọn sao?
Dẫn quân Thằn Long, thắng bắt sống được Tống Kiệt là tốt nhất, nhưng nếu cần Tước cũng chuẩn bị sẵn đồng vu quy tận một đạo. Tức là hắn diệt Tống Kiệt nếu không thể bắt sống, nếu điều đó xảy ra lẽ dĩ nhiên Ký sẽ bị gạt bỏ không thương tiếc, đây là quy tắc của trò chơi. Ngay cả kẻ định ra quy tắc cũng không thay đổi được.
Cho nên nếu đường cùng thì Ký sẽ để lại tất cả cho Tích, với những công nghệ cốt lõi hiện có của Bố Chính đủ để Tích dẫn dân tộc lên một tầm cao mới. Vậy đã đủ rồi, mộng đế vương bất thành nhưng mộng dân tộc vẫn còn đó.
Thư về cho Từ Huy là có hai , một đúng là phương pháp đối phó dịch và những điều Từ Huy cần làm. Thứ hai đó chính là hậu sự thư, nếu Ký chết, Từ Huy đừng tranh chấp gì, buông tay để Tích xưng đế đi.
Chưa nghĩ đến thành công phải nghĩ đến đường lui, đó chính là Ký lúc này, hắn đã thành thục hơn rất nhiều so với khi mới xuyên không.
Tích lĩnh mệnh đi rồi, hắn theo khoái thuyền đến Nam Mân đầu tiên.
Khoan hãy nói những chuyện này, lúc này một siêu cấp rắc rối đang đến gần Ký.
Trát Mộc A Đoá ở Bắc Bình Ngô Khảo Ký về Nam, trong thư Ngô Khảo Ký nói nàng hãy tái giá, còn để lại thật nhiều của cải, trâu bò ngựa cũng như một mảnh đất rộng lớn trên thảo nguyên để làm của hồi môn cho nàng. Ký hiểu hắn và A Đoá không thể có tương lai, Lý Từ Huy mà biết sự tồn tại của A Đoá thì có thể tính mệnh của cả Ngô Khảo Ký cũng phải đặt dấu chấm hỏi.
Lý Từ Huy là hiện đại người, không có khả năng nàng chấp nhận chia sẻ chồng. Để an toàn cho cả A Đóa và bản thân. Ký đành đóng vai sở khanh quất ngựa truy phong.
Nhưng , Ngô Khảo Ký đánh giá quá thấp con gái thảo nguyên, đánh giá quá thấp sự si mê của A Đoá dành cho Ký.
Nhận được thư của Ngô Khảo Ký, A Đoá không khóc lóc không giận dỗi, chỉ tụ tập thủ hạ mấy trăm kỵ binh mà ký để lại cho nàng. Lên ngựa một đường xuôi nam tìm chồng.
Ký quất ngựa truy phong được thì Đoá quất ngựa truy Ký được, truy đuổi tình yêu tới chân trời góc bể, con gái thảo nguyên dám làm.
Không ai cản được và không ai dám cản.
Tước đi một tháng tới gần Đài Loan ngày nay thì A Đoá đã đến Mục Dã.
Tước không dám cản chỉ có thể gửi thư cho bên Đại Tống rõ.
Vương Phi của Bình Nam Vương Ngô Khảo Ký anh trai ta xuôi Nam về Đại Việt, trên đường qua Tống an nguy của nàng nhờ cả vào Triệu Húc ngươi.
Hứa Xương loạn thành một bầy.
“ Đây là gian kế của Bắc Nguyên, chắc chắn là gian kế Bắc Nguyên, nếu thật là Vương Phi của Bình Nam Vương Ngô Khảo Ký thì tại sao không theo đường biển xuôi Nam? Đây là kiếm cớ đánh Đại Tống ta…”
Triệu Húc gào thét.
Ngày hôm qua hắn mới nghe tin Hoàng Hà đóng băng, kỵ binh Bắc Nguyên có thể ồ ạt qua sông, các tướng sĩ Đại Tống cong da mông gồng cơ ít để canh phòng.
— QUẢNG CÁO —
Dĩ nhiên hiệp ước đã kí nếu Tước vô cớ xâm phạm Đại Tống thì hắn trở thành Hoàng đế bất tín, người dân hay lân bang sẽ không phục hắn. Cái này hiệp ước tuy nói chỉ là tờ giấy nhưng tính ràng buộc không tầm thường đâu.
Nhưng nếu Vương Phi của Bình Nam Vương Ngô Khảo Ký anh trai Bắc Nguyên Khả Hãn chết trên đất Tống thì đó là siêu cấp lý do có thể sử dụng để xé bỏ hiệp ước.
“ Đã nói không tin được người thảo nguyên rồi”
“ Quan gia , theo vi thần nghĩ có khi chuyện này là thật, Bình Nam Vương Ngô Khảo Ký nghe nói theo đường biển vội vã về Nam, e rằng Đại Việt có biến, khổ nỗi giờ đây Đại Việt không còn giáp ranh chúng ta nên tin tức bế tắc. Mà Vương Phi của Bình Nam Vương Ngô Khảo Ký là người thảo nguyên có khi thật không ngồi được thuyền đi biển, nàng theo đường bộ cưỡi ngựa xuôi nam cũng lý giải được”
“ Phù nếu vậy thì tốt, nếu vậy thì tốt”
“ Quan gia, nhưng không thể không phòng, nếu vị này Trát Mộc Vương phi có vấn đề gì ở Đại Tống thì phiền phức lắm. Để đề phòng chúng ta phải bố trí”
“ Bố trí ra sao? Phùng ái khanh mau nói”
“ Nghe báo vị này Vương Phi xem ra rất vội, ngày đi mấy trăm dặm. Theo Vi thần Quan gia nên cử người giỏi đường dẫn nàng đi trong đất Tống. Tuyến đường ta nên vạch sẵn cho nàng đi. Trên đường cứ cách hai trăm dặm bố trí sẵn lều trại nghỉ ngơi, nước tắm, thực phẩm, có nô tỳ hầu hạ, lại có sẵn thái y, nếu có chuyện kịp thời can thiệp. Lại cử thêm một đội kỵ binh đi theo bảo vệ an nguy của nàng. Nhanh nhất đưa nàng ra ngoài đất Tống là xong việc”
“ Ái khanh nói hợp ý Trẫm, nghe thấy chưa thông báo các quan địa phương trên tuyến đường đi chuẩn bị cẩn thận. Quy cách…. Cứ lấy quy cách cho quý phi trong cung Đại Tống mà hầu hạ. Nhanh Nhanh tổ chức.”
“ Quan gia. Việc này có nên thông báo cho Lưu Kỷ cùng Thân Cảnh Phúc để bọn hắn chuẩn bị?”
Triệu Húc mắt chợt sáng lên.
“ Thông báo cho Thân Cảnh Phúc nhưng xắp xếp tuyến đường đến Lưu Kỷ địa bàn” Triệu Húc lên tiếng.
Cả đám đại thần xôn xao.
“ Quan gia anh minh, Quan gia anh minh”
……
Kinh thành Thăng Long đại loạn, lần này là loạn triệt để, Hoàng Đế Càn Đức đã sốt cao. Đây chính là biểu hiện ban đầu của mắc bệnh dịch, sau sốt cao chính là phát ban mủ vảy thậm chí là xuất huyết dưới da, niêm mạc mà tử vong.
Tin tức này được Ỷ Lan Thái Hậu ém đi, nhưng không hiểu sao lại được truyền ra ngoài khiến cho tình hình Thăng Long rất loạn.
Thật ra đậu mùa không dễ lây lam như vậy. Đậu mùa lây lan từ người qua người thông qua tiếp xúc mặt mặt thời gian dài, virus sẽ từ nước bọt của bệnh nhân tiến nhập niêm mạng mũi hay họng của người lành mà gây bệnh.
— QUẢNG CÁO —
Mà muốn có virus trong nước bọt thì bệnh nhân bắt buộc phải ở giai đoạn phát ban, mưng mủ, tạo vảy mới được, chính vì vậy chỉ cần có triệu chứng sốt, đem đi cách ly hết thì rất khó dịch có thể lây lan mạnh. Vì ở giai đoạn sốt sẽ hiếm có lây lan kể cả tiếp xúc gần.
Các thái y của Thăng Long đều ngu sao?
Không có, họ đã kiến nghị chỉ cần ai sốt thì nên đem đi cách ly. Thời gian đầu tỏ ra hiệu quả, nơi bùng phát dịch là ở Trong cung, một số thái giám cung nữ phát hiện sốt cao, mệt mỏi đều bị cách ly thậm chí hoả thiêu sống không thương tiếc. Tưởng như bệnh dịch không quá nghiêm trọng, nhưng bằng một bàn tay thế lực hắc ám nào đấy mà dịch vẫn bùng phát mạnh, nhất là Tông Thất Lý gia các phủ đệ cùng cung cấm liên tục phát hiện có ca nhiễm bệnh. Điều này mới dấy lên lời đồn Thiên Phạt Lý gia.
Lúc này thiên tử quân Lý Gia có tổng cộng 36 ngàn tinh nhuệ chia làm mười tám quân.
Thời Lý Thái Tông mỗi quân có hai mươi đô mỗi đô trăm người tạo thành một quân doanh 2000 người, tổng cộng lúc ấy có mười doanh quân số tinh nhuệ đại việt là hai vạn.
Thời Lý Thánh Tông vẫn giữ nguyên đô, doanh số lượng quân, mở ra mười sáu doanh tạo nên ba vạn hai tinh nhuệ thiên tử binh. Ai cũng khắc lên trán ba chữ thiên tử binh nhắc nhở chức phận của họ.
Đến thời này sau cải cách công nghiệp, thương nghiệp mà Ngô Khảo Tích đứng sau màn âm thầm giúp đỡ thì quân của Lý Gia thực sự hùng mạnh với mười tám doanh ba vạn sáu ngàn quân.
Quan trọng là từng thiên tử binh đều có khôi giáp, vũ khí thép, chỉ thua kém chất lượng của Tân Bình Lộ quân mà thôi. Đội quân này trang bị đã là độc bá Châu Á lúc này.
Ba vạn sáu ngàn quân không phải độc đóng Thăng Long thành mà là phân bố các nơi.
Thăng Long Thành trú đóng một vạn bốn ngàn quân chia làm Đông – Tây – Nam – Bắc mỗi phương một doanh hai ngàn, Trung quân là gồm ba doanh hợp lại có sáu ngàn quân.
Lý Kế Nguyên Tần Vương Thuỷ Sư Đề Đốc ba doanh quân sáu ngàn thiên tử binh trú ở Đông Hải, ở đây ông ta còn lãnh bốn ngàn lộ binh tạo thành hỗn hợp vạn binh mã.
Lý Chiêu Văn Văn Hầu thuỷ sư Đề Đốc Phú Lương trong tay một 2 doanh thiên tử binh bốn ngàn đóng quân Phú Lương dọc binh Như Nguyệt Sông bảo vệ Thăng Long Thành vòng ngoài.
Phụng Càn Vương thúc thúc ruột Càn Đức Đế lãnh ba doanh quân ở Thiên Trường nhìn thẳng vào Lê gia , Dương gia ở Thanh – Nghệ hai nơi.
Lý Hoàng Chiêu Chiêu Hầu vốn Binh Bộ Thượng thư nhưng để lại chức đó cho Lý Nhật Toản- Toản Hầu mà lãnh ba doanh còn lại trú đóng Quảng Nguyên vì nơi này vốn trước đây thuộc Lưu gia Lưu Kỷ, giờ Lưu Kỷ đi Ung Châu làm Vương với thoả thuận nơi này thuộc về quản lý của Lý gia cho nên Lý Hoàng Chiêu trú đóng nơi này.
Long Thành 7 doanh thực tế toàn bộ do Tông thất người chỉ huy, ví như Trung quân tam doanh Long Dực, Thông Điện, Phủng Thánh là do Dực Vương Lý Chiêu Cảnh chỉ huy.
Tứ doanh Đông Tây Nam Bắc tổng chỉ huy là Bảo Hầu Lý Chiêu tú quản.
Nhưng lúc này Dực Vương phủ tình trạng bệnh dịch không kém gì Nội Cung, Dực Vương nhiều ngày không ra khỏi nhà , nhiều đồn đoán cho rằng Dực Vương lành ít dữ nhiều.
Tông thất trong thành nhà nào cũng bị dính dịch bệnh, không ai loại trừ, nhìn đi nhìn lại chỉ có phủ Quận chúa Lý Kỷ Oanh là không có vấn đề lớn tuy cũng mắc dịch nhưng đã nhanh bình ổn , cả phủ chỉ có năm sáu người chết. Tống Kiệt-Lý Thế An lại có thể không sợ dịch bệnh mà ra vào cung tiếp xúc cùng Ỷ Lam Thái Hậu. Kể từ đó thằng này thành tai mắt cũng như cánh tay của người trong cung.
Dĩ nhiên Tống Kiệt tạm thời trở thành chỉ huy mới của Trung quân cấm vệ rồi.
Lúc này đến cả tứ quân cấm vệ Đông Tây Nam Bắc do Bảo Hầu cũng không dám tiếp cận quá gần nội cung.
— QUẢNG CÁO —
Tống Kiệt ngoài nhiệm vụ cung cấp thuốc men, thực phẩm vật dụng trong cung còn kèm theo việc ban bố chiếu lệnh của Càn Đức Bệ Hạ , thực tế là ý tứ của Ỷ Lan Thái Hậu còn Càn Đức đóng dấu ký tên.
Tin đồn Thiên phạt Lý gia khiến Ỷ Lam Thái Hậu nổi giận.
Bốn tháng bệnh dịch cũng là bốn tháng máu tanh, Tống Kiệt dựa cớ đàn áp tin đồn đã hạ độc thủ không ít thế gia tiểu thế gia ở lân cận Long Thành, lòng người bàng hoàng nhiều hơn lại là bất bình với Lý gia.
Ngày hôm nay Vua Càn Đức mắc bệnh lạ truyền khiến một làn sóng ngầm hừng hực dâng lên trong lòng Đại Việt.
Tống Kiệt cũng mài đao xèn xẹt, Bảo Vương đã dính chiêu của hắn.
Ngày hôm qua dựa cớ có quân lệnh từ Ỷ Lan Thái Hậu, Tống Kiệt đã gặp Bảo Hầu, một cái phủi áo thật mạnh hữu ý vô tình làm Bảo Hầu hít phải bụi mà ho khan mấy cái. Tống Kiệt lúc này chỉ ngồi chờ tin tức Ngoại doanh Cấm vệ loạn, hắn sẽ dẫn binh đến tiếp nhận mà thôi.
Ngày 7 tháng 11 năm Chiêu Thắng thứ Tư( 1080). Càn Đức Đế chính thức xác nhận nhiễm bệnh dịch.
Tin dữ chưa qua ngày 9 tháng 11, Minh Nhân Vườn Lý Càn Quyết Đổ Bệnh.
Một lúc hai người con trai mắc bệnh dịch Ỷ Lan Thái Hậu tâm như chết rồi, nàng không còn bình tĩnh xử lý việc nước được thêm phút giây nào nữa.
10 tháng 11 Bảo Vương trong doanh người phát nốt mẩn , toàn thân phát ban đỏ, thở đã khó khăn, nôn ra máu, tuy đã cố dấu diếm nhưng khó lòng che lấp được lâu.
Ngày 13 tháng mười một, Phò mã gia Lý Thế An ( Tống Kiệt) chân thọt cưỡi ngựa vào quan doanh ngoại thành với ý chỉ của triều đình tiếp nhận lãnh đạo thiên tử quân nơi đây.
Mệnh lệnh từ Long Thành đưa đến các vị Tông thất trấn giữ bên ngoài tuyệt đối không được dẫn quân hồi kinh khi chưa có ý chỉ của Thái Hậu. Tránh hiềm nghi. Còn hiềm nghi gì tự hiểu. Chờ sức khoẻ Bệ Hạ Càn Đức tốt lên thì vào kinh sau.