Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 91:. Phu nhân không bằng chim.




Trương Nguyên và Diêu Phục đứng ở Minh Luân đường. Hai bên Minh Luân đường là năm mươi hai vị chu sinh, nhưng nghe thấy trong Khôi Tinh trai có tiếng đập bàn vang lên, lập tức cả nội viện, ngoại viện đồng loạt im phăng phắc, đám dân chúng đang nô nức kéo tới trước cổng học thì cũng ngùng hắn tiếng nói, ai nấy nín thở như không muốn bỏ sót một động tĩnh nào từ trong Minh Luân đường kia. Tôn giáo dụ cung kính nói:

  • Phủ tôn đại nhân, huyện tôn đại nhân, trừ hai sinh đồ xin vắng mặt ra thì các chu sinh còn lại đều đã đến đủ, mời hai vị đại nhân ra chỉ thị ạ.

Thiệu Hung Tri phủ Từ Thời Tiến nói:

  • Như bản phủ đã nói từ trước, hôm nay ta chỉ là đúng một bên quan sát mà thôi. Đây là việc của học thg Sơn Âm ngài, cử để Tôn giáo dụ và Khải Đông tiên sinh chủ trì đi.

Tôn giáo dụ cảm thấy có chút căng thẳng, ngồi đây đều là các vị có công danh tiến sĩ, chỉ có mỗi lão là củ nhân, lão nào dám đứng ra chủ trì, bèn quay sang Lưu Tông Chu chắp tay nói:

  • Khải Đông tiên sinh, mời ngài đúng ra chủ trì bắt cổ thịnh hội này. Lưu Tông Chu tỏ ra khách sáo một chút rồi lên tiếng:

  • Được, vậy để tại hạ đảm đương vị trí giám khảo này một lần vậy.

Nhìn Diêu Phục, Trương Nguyên đang đứng dưới sảnh đường, nói:

  • Năm mươi bốn chu sinh thiếu mất hai người, vậy thì thế này đi. Bài chế nghệ của Trương Nguyên chỉ cần có ba mươi lăm người thông qua là thắng.

Diêu Phục cảm thấy như vậy rất công bằng, nhất là gã Lã Kính Tu đang để tang cha kia và gã Trì Đạo Thanh các bệnh không tới kia, hai gã này đã nhận lễ rất hậu của lão rồi. Chuyện Lã Kính Tu để tang cha thì không thể nào là giả, nhưng lão cha của gã cũng thật biết chọn thời điểm chết quá nhi, sớm không đi muộn không đi lại nhà đúng lúc nước sôi lửa bỏng thế này để lăn ra...chết. Còn tên Trì Đạo Thanh kia thì có khả năng là giả bệnh lắm, gã đã nhận bảy cuốn "Pháp hoa kinh” mà lão tặng rôi, bảy cuốn sách đó do chính tay Hoàng Sơn Cốc đời Tống viết, lão đã phải chi ra tới sáu mươi lượng bạc để mua về từ Hàng Châu, ấy vậy mà hôm nay gã dám giả bệnh không tới, đúng là đáng ghét, đáng cảm!

Diêu Phục vội vã cướp lời, nói:

  • Khải Đông tiên sinh, học trò nghĩ nên đem bài chế nghệ của Trương Giới Tử cho Lã và Trì sinh đồ xem, xem hai người đó đánh giá thế nào, như vậy mới công bằng ạ. Các quan trên sảnh đường đều bật cười, một người đang buồn đau thương tiếc trước sự ra đi của cha, một người thì đang ôm liệt giường, thế mà lão Diêu Phục này còn đòi đến tận nhà làm tội người ta như vậy, có tú tài nào mà không biết điều và vô tình như lão không?

Từ Tri phủ lên tiếng: - Diêu sinh không cần lên tiếng, cứ để cho Khải Đông tiên sinh sắp xếp mọi việc. Diêu Phục nhìn lướt qua Từ Tri phủ, mặc dù rất muốn lên tiếng phản bác nhưng chỉ dám cúi đầu không nói gì.

Từ Tri phủ trong một tháng đã nhận của Diêu Phục tổng cộng năm trăm lượng bạc. Đương nhiên, năm trăm lượng bạc này đều cũng không phải do lão tự chi ra mà là do cháu lão Dương Thượng Nguyên bỏ ra. Lão dùng bạc của Dương Thượng Nguyên để bảo toàn cái khăn trên đầu mình, đến cháu dâu mình mà lão còn dám thông dân thì còn chuyện gì là lão không dám làm. Từ Tri phủ đã nhận lời đến lúc đó sẽ ra mắt của lão. Có điều Tù Tri phủ cũng không dự đoán được, chỉ trong một tháng ngắn ngủi mà những tin đồn xấu về Diêu Phục đã lan đi xa đến thế. Từ Thời Tiên dù là quan lớn nhưng cũng phải giữ thể diện cho mình, muôn tồn tại được trong chôn quan trường này thì phải biết tuỳ cơ ứng biến. Gã ra lệnh cho hai người hâu đem bàn, ghế và đầy đủ giấy bút tới đặt chính giữa đại sảnh.

Lưu Tông Chu nói:

  • Trương Nguyên, mời ngồi, chuẩn bị chế nghệ.

Trương Nguyên thi lễ với các quan và các chu sinh trong sảnh rồi ngồi xuống ghế một cách ngay ngắn, bình thản đợi Diêu Phục ra đề. Lưu Tông Chu nói:

  • Diêu sinh, theo như quy định ban đầu thì sẽ do người ra đề, chọn một trong hai.

đề về "Tử thư" hoặc "Xuân thu”, ngươi hãy

Diêu Phục nói:

  • Ta sẽ ra đề về "Tủ thư”.

Vấn đề nhỏ của "tứ thư này lão đã chuẩn bị từ rất lâu rồi, lão rắp tâm muốn làm cho Trương Nguyên phải bẽ mặt một phen trước các vị đại nhân và chu sinh tại đây, nói:

  • Đề mà ta ra chính là vấn đề nhỏ sau: "Văn vương mà đã chết người chẳng bằng chim.”

Để vừa ra, các vị chu sinh trên sảnh đường đều đồng loạt "ô" lên một tiếng. Đây là kiểu đề cắt- ghép, hơn nữa lại là một câu hỏi hết sức... "vô tình”. Cái gọi là "câu hỏi vô tình” đó chính là rút từ hai câu chẳng liên quan trong "Tủ thư Ngũ kinh” tạo thành một câu làm để bắt cổ. Người làm bài khi phá để bắt buộc phải lắp ghép hai câu "râu ông nọ cắm cằm bà kia” chả liên quan đỏ liên kết lại thành một ý hoàn chỉnh. Bởi vậy nên thường thì những đề kiểu "chắp vá” như vậy nghe rất vô lí, thậm chí còn xuyên tạc bóp méo kinh nghĩa Nho gia. Gặp đề này căn bản là chẳng biết phải hạ bút thế nào, chỉ đành viết lung tung vài câu cho xong. Các chu sinh trên công đường ai nấy lắc đầu: "Văn vương đã chết" là bốn chữ trong "Luận ngữ”, còn về "người chẳng bằng chim” kia là rút ra từ "Đại học". Hai về chắng liên quan vậy mà cũng thành một đề được sao?

Trương Ngạc thấy các chủ sinh ngồi dưới đều có vẻ mặt khác thường thì lấy làm lạ, thấp giọng hỏi: - Tổ phụ, loại đề này không làm khó được Giới Tử chứ?

Trương Nhũ Sơng,

" Hừ "

một tiếng, không trả lời.

Vương Anh Tư cũng là biết loại để "cắt- ghép vô tình” này khó đến thế nào. Gặp phải đề này thì ngay từ phân phá đề đã chẳng biết phải hạ bút ra sao, mà không phá được đề thì làm sao viết được đoạn sau nữa. Phụ thân nàng hôi trước dạy dạy cho Trương Nguyên bí kíp bát cổ, đến đoạn nói về kiểu đề này thì chỉ lướt qua rất nhanh, bởi thực tế thì ông cũng chẳng biết dạy thế nào, mà cũng chẳng có gì để dạy cả, chỉ phụ thuộc vào ăn may mà thôi.

Từ thời Long Khánh, trong các cuộc thi rất ít khi gặp kiểu đề như thế này. Vương Anh Tư vô cùng tức giận, khuôn mặt nhỏ nhắn đỏ rấn lên, thì thầm vào tai cha, giọng nói còn mang sự túc tôi:

  • Loại người này đúng là vô sỉ. Từ lâu khoa củ đã không được phép ra kiểu đề như thế này nữa rồi. Vương Tư Nhâm giơ tay ra hiệu cho Vương Anh Tư im lặng. Gã muốn xem xem Lưu Tông Chu sẽ xử trí như thế nào trong tình huống này.

Lưu Tông Chu dốc lòng học theo thánh hiền, lấy việc duy trì và phát huy đạo đức nhà Nho làm nhiệm vụ. Văn bát cổ là phải mượn lời thánh hiền, Lưu Tông Chu sao có thể cho phép loại đề xuyên tạc bóp méo đạo đức nhà nho thế này làm đề thi được, lập tức lên tiếng:

  • Kinh nghĩa đã được đúc rút từ bao đời nay, hà cớ chi mà người lại cắt đầu cắt đuôi chắp ghép lộn xộn như vậy.

Xuyên tạc thánh ngôn Khổng -Mạnh, bóp méo đạo nghĩa, đúng sai lẫn lộn, làm sao có thể mượn lời thánh hiền giảng đạo nghĩa được đây? Đề này không ổn, Diêu sinh nghỉ đề khác đi.

Diêu Phục cười lạnh nói:

  • Học trò và Trương Giới Tử đã lập văn khế, trong đó nói rất rõ ràng, đề là do ta ra. Nếu Khải Đông tiên sinh không cho phép ra đề như vậy thì học trò cũng không nghĩ ra đề nào khác nữa đâu.

Đây rõ ràng là lão đang làm già gây khó dễ cho Trương Nguyên đây mà.

Lưu Tông Chu nói:

  • Ra đề là do người, nhưng là phải hợp quy củ. Từ thời Vạn Lịch tới nay, khoa cử đâu có loại đề cắt ghép như vậy nữa. Ngươi muôn cắt ghép gì thì cũng phải ra để có tình có lý chút.

Vương Tư Nhâm lên tiếng:

  • "Chính thông máu năm chiêu lệnh đốc học thiên hạ, ra đề không được lấy cái nọ chắp ghép vô lí vào cái kia. Kẻ nào dám cố tình vi phạm lập tức trị tội không tha.”

Vương Anh Tư rất đỗi vui mừng, vẫn là phụ thân lợi hại nhất, bác học uyên thâm, tinh thông đủ loại sách, đến thánh chi trăm năm trước cũng có thể dõng dạc nói ra không sai một chũ. Xem Diêu Hắc Tâm này còn gì để nói.

Diêu Phục vẫn cố cãi chày cãi cối:

  • Đây chỉ là một ván cược thôi mà.

Tôn giáo dụ quát:

  • Đây là bát cổ thịnh hội, mọi hành động phải đoan chính nho nhã.

Danh không chính tất ngôn không thuận, sao có thể nói các quan phủ, quan huyện, còn có các vị chu sinh hàng đầu bổn huyện tới đây chỉ để xem một vụ cá cược?

Diêu Phục thấy trên mảnh đường mọi người ai nấy nhìn mình mặt lạnh như tiền, đành phải nói:

  • Cho dù là vậy thì đây cũng không phải mở khoa thi, đề như thế nào đương nhiên là do ta quyết định rồi.

Khi Diêu Phục và Lưu Tông Chu đang tranh luận về vấn đề này thì Trương Nguyên mặt không chút biểu cảm, trong đầu khẩn trương suy nghĩ. Diêu Phục nhất quyết lấy câu "Văn Vương đã chết người cũng chẳng bằng chim” kia làm đề cho mình, vậy thì hắn cũng sẽ kiên quyết đấu với lão tới cùng. Thế gian này không có đề nào là không phá được cả, chỉ có điều là có thể phá tốt hay không mà thôi.

Từ Tri phủ muôn giảng hòa, cười nói:

  • Loại đề cắt đáp vô tình này đương nhiên không hợp lệ, nhưng dù sao cũng đã thịnh hành một thời, chủ yếu là để phòng việc thí sinh đạo văn, những năm gần đây loại đề như vậy mới ít xuất hiện, nhưng dù sao, thịnh hội bắt cổ ngày hôm nay cũng không phải là thi củ nghiêm túc, thậm chí trong đó còn có hình thức của một cuộc đấu trí vui nho nhỏ. Chi băng như vậy đi, đề này củ để cho Trung Nguyên phá, không cần làm hết cả bài bát cổ mà chỉ cần phá thôi, sau đó Diêu sinh sẽ nghĩ một đề khác giống đề thi thật cho Trương Nguyên chế. nghệ bắt cổ, các vị chu sinh thây sao?

Từ Thời Tiến đây là đang có ý muốn "yểm trợ” cho Diêu Phục đây mà. Loại đề cắt ghép vô tình này nếu Truong Nguyên không phá được hoặc phá không hay thì khi thể của hắn sẽ bị giảm sút đi rất nhiều. Mà có phá để tốt thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể lấy đó làm lý do ép Siêu Phục giao ra khăn đội đầu của lão được. Ở đây Tri phủ từ là người đứng đầu, ông ta đã nói như vậy thì Lưu Tông Chu cũng chẳng dám có ý kiến gì thêm, chỉ biết cổ vũ Trương Nguyên nói:

  • Trương Nguyên, củ phá đề này thử xem, nếu phá không được cũng không sao, nhung nhớ là không được nói lung tung làm sai lệch đạo nghĩa của thánh hiến đó.

Trương Nguyên suy nghĩ một hồi lâu, đứng lên nói:

  • Học trò xin được đáp đề bằng miệng.

Đây chính là "tiểu xảo” của Trương Nguyên để che giấu việc viết chữ xấu của mình. Mặc dù chữ tiểu Khải của hắn cũng đã có tiến bộ nhưng cũng khó có thể khiến cho các quan và các vị chu sinh ở đây hài lòng, sợ rằng cho dù phá để có đạt yêu cầu đi chăng nữa những chữ xấu quá nên vẫn không được công nhận là thăng. Dù sao hắn cũng chỉ mới luyện chữ có bốn tháng thôi mà, vả lại kiểu trả lời miệng thế này cho thấy hắn có tài ủng đôi nhanh, tư duy linh hoạt, đây cũng là một cách "ghi điểm” với các quan và chu sinh trên sành đường.

Lưu Tông Chu kinh ngạc nói:

  • Người đã phá được đề rồi ư?

Trương Nguyên gật đầu đáp:

  • Chỉ có điều, đề này cắt ghép hơi thái quá nên học trò phá không được nho nhã cho lắm.

Lưu Tông Chu nói:

  • Củ phá đề thi ta nghe xem.

Từ Tri phủ, Hầu Huyện lệnh, Trương Nhũ Sương, Vương Tư Nhâm đồng loạt nghiêng tai lắng nghe, chu sinh hai bên cũng đều chăm chú, tập trung vào thiếu niên Trương Nguyên đang ngôi chính giữa sảnh đường kia. Cả Minh Luân đường lặng ngắt như tờ, cơ hồ không có lấy một tiếng thở. Ai nấy đều hồi hộp chờ đợi xem thiếu niên Trương Nguyên kia sẽ phá đề " Văn Vương đã chết người chẳng bằng chim” kia như thế nào.

Trương Nguyên nói: - Phu nhân không bằng chim, thì thực đáng xấu hổ rồi, hổ thẹn,

hổ thẹn, mà hổ thẹn sao bì bằng văn vương.

Cách phá đề này rất có ý trêu tức, có thể liên hệ giữa "Văn vương” với "người không bằng chim” mà vẫn hợp theo đạo lí nhà nho, điều này đòi hỏi một tu suy cực kỳ tốt và súc tưởng tượng phong phú, còn có một điều nữa, đó chính là khả năng ứng biến linh hoạt.

Mọi người ban đầu là ngạc nhiên, sau đó thì lập tức cười vang lên.

Đám người Từ Thời Tiến cũng không nhịn được cười. Trương Ngọc cũng ra bộ ta đây hiểu biết, chêm vào một câu:

  • Quá hay!Trên cả tuyệt vời!

Vương Anh Tư " Khà " lên một tiếng, may mà cả sảnh đường lúc này đều đang cười vang nên không ai chú ý tới điệu cười như muốn gào lên đó của nàng.

Chỉ có hai người không cười - Trương Nguyên và Diêu Phục.

Trương Nguyên là đang có ý muốn trêu tức Diêu Phục, đương nhiên phải làm bộ nghiêm túc. Mọi người cười nói thản nhiên, chỉ mình ta vẫn bình thản như không. Diệu Phục trong lòng hiểu rõ mọi người bật cười không phải là bởi vì cách phá đề của Trương Nguyên buôn cười, mà họ là đang khen hắn phá để vừa hay lại vừa khôi hài. Lão bèn cố chống chế:

  • Phá đề chỉ được hai câu thôi, hắn làm thừa đề bao nhiêu câu rồi.

Trương Nguyên không chút khách khí, phản pháo lại:

  • Diêu tú tài lấy đề cắt ghép vô tình trong kỳ thi trăm năm trước ra kiểm tra ta, ta lại dùng cách phá đề ngày nay để ủng đối. Chẳng lẽ quy tắc cũng là do người quy định ra hay sao?

Lưu Tông Chu nói:

  • Thời Gia Tĩnh phá để có thể dùng ba, bốn câu. Trương Nguyên phá đề như vậy là hợp quy tắc rồi, đây vẫn là để những năm Gia Tĩnh mà.

Từ Tri phủ cũng lên tiếng:

  • Diêu sinh chở như vậy, mau nghĩ ra một đề khác đi.

Diêu Phục chẳng còn cách nào khác, suy nghĩ một lát rồi ra đề: - Quân tủ căng nhi bất tranh.

(tạm dịch:quân tủ trang trọng quyết không tranh giành.)

Câu "Quân tủ căng nhi bất tranh” này xuất phát từ " Luận Ngũ linh công đệ thập ngũ”, đây là đề "Tủ thư” một cách dành chính ngôn thuận rồi, lại rất có khả năng đánh giá năng lực của người viết. Lưu Tông Chu gật đầu nói:

  • Tốt. Trương Nguyên bắt đầu làm đi.

  • Hãy khoan.

Diêu Phục lại lên tiếng:

  • Đề này rất dễ, như vậy thì dễ dàng cho hắn quá. Bởi vậy nên Trương Giới Tử nội trong hai khắc phải làm xong bài chê nghệ này.

Các chu sinh trên mảnh đường lại một phen xôn xao. Thi Đông sinh thậm chí là thi Đạo cũng phải thi trong một ngày, Diêu Phục lại bắt Trương Nguyên nội trong hai khắc phải làm xong một cuốn chê nghệ bát cổ, đây há chẳng phải là đang cố tình làm khó dễ cho nhau hay sao, cho dù là chép nguyên si một cuốn sách cũng không thể nào nhanh như vậy được.