Biết được Trương Nguyên thật sự nghe sách, Phạm Trân và Chiêm Sĩ Nguyên không còn dám qua loa nữa, đều giữ vững tinh thần thay phiên nhau đọc bài. Sau một nửa canh giờ cả hai đã đọc xong quyển thứ nhất của “Xuân thu kinh truyện tập giải”. Trương Nguyên mời hai vị tiên sinh ở lại dùng cơm trưa. Hai người Phạm, Chiêm kiên quyết từ chối, nói rằng giờ mùi buổi trưa sẽ lại đến đọc sách cho Giới Tử thiếu gia. Yến Khách công tử đã dặn dò, hai người không dám chậm trễ.
Tâm tình của Trương Nguyên rất thoải mái. Gần hai tháng nghe sách, sáng nay là lần vui nhất. Trước kia hai người Trương thái và Vũ Lăng đọc rất miễn cưỡng, từ ngữ lại đọc sai nhiều. Trương Nguyên vừa nghe lại vừa phải đoán, rất hao tâm tổn sức. Bây giờ thì rất tốt, có hai vị Phạm, Chiêm đọc vừa nhanh lại dễ hiểu. Bây giờ mới nghe qua một lần mà đã có thể nhớ được toàn bộ từng từ từng trang của quyển thứ nhất, tất cả rõ ràng như hiện ra trước mắt.
Trương Nguyên thầm nghĩ:
Mấy ngày sau đó, hai người Phạm Trân và Chiêm Sĩ Nguyên cứ một ngày hai lần đi vào phủ Trương Nguyên để đọc “xuân thu kinh truyện tập giải” cho Trương Nguyên. Một ngày đọc được hai cuốn. Có khi đọc xong một quyển, thấy vẫn còn sớm, Trương Nguyên liền thỉnh giáo một vài vấn đề khó hiểu với hai người Phạm, Chiêm.
Đọc sách mà có vấn đề để hỏi thì sẽ hiểu rõ sách đọc hơn. Điều khiến cho Phạm Trân và Chiêm Sĩ Nguyên ngạc nhiên là: thiếu niên Trương Nguyên khi trích dẫn nguyên văn kinh truyện luôn thuận miệng đọc ra một hơi mà có rất ít câu chữ bị sai.
Ngoài việc thỉnh giáo ý nghĩa bài học, Trương Nguyên còn hỏi hai người Phạm, Chiêm một chút về thời sự, luật lệ, phong tục, kế sinh nhai.
Môn khách thường bên trên thì qua lại với quan lại thân sĩ, bên dưới thì qua lại với người buôn bán nên hiểu biết rộng, từng trải nhiều. Nói chuyện cùng với bọn họ có thể hiểu được rất nhiều điều mà trên sách vở không thể biết rõ được. Đây là điều Trương Nguyên cần có. Thật ra Trương Nguyên năm tuổi kia còn khá ngây thơ, biết quá ít sự tình. Hiện tại mặc dù hắn đã biết khá nhiều sự kiện lịch sử lớn, như là “cuộc chiến Tát Nhĩ Hử”, rồi “tam đại án cung đình nhà Minh”, “cuộc chiến giữa Hoạn đảng và Đông Lâm”. Nhưng những chuyện trên giấy đều chỉ là nông cạn. Chiều dài của lịch sử là do rất nhiều chuyện nhỏ từ từ gom lại mà thành. Nếu như không thể giải thích căn cơ đầy đủ mọi việc ở thế gian thì làm thế nào có khả năng làm mọi việc suôn sẻ ở thời kỳ này, chưa nói đến việc trổ hết tài năng?
Phạm Trân là người khéo nói, nói chuyện về bài học rất thú vị. Còn Chiêm Sĩ Nguyên không nói nhiều, nhưng những gì nói ra lại rất sâu sắc. Ví dụ như ông ta nói “vận mệnh xấu, đắc Tam Tây”, ý nói là quan lại ở ba vùng Sơn Tây, Giang Tây, Thiểm Tây không tốt. Vùng đất ở Sơn Tây, Thiểm Tây cằn cỗi, dân tình lại hung hăng dũng mãnh, phát sinh ra việc chống nộp thuế. Còn Giang Tây thì người nhiều đất ít, nhiều người phải ra ngoài mưu sinh. Thầy tướng số, thầy xem tướng, thầy phong thủy ở hai kinh mười ba tỉnh đều là người Giang Tây. Nhưng lại khó mà thu thuế của bọn họ được.
Nghe Chiêm Sĩ Nguyên nói đến Tam Tây, Trương Nguyên thầm nghĩ:
Chạng vạng ngày hôm đó, hai người Phạm, Chiêm đọc xong một quyển sách cho Trương Nguyên thì đi về. Khi họ chuẩn bị đi qua cây cầu đá ở phía mặt sau hướng về Tây Trương thì thấy Trương Ngạc đang chỉ huy thợ thủ công dựng một cái đình trúc ở chỗ cây cầu vòm, nói là vì nơi này mát mẻ, chơi cờ đọc sách trong đình sẽ rất thích.
Phạm Trân và Chiêm Sĩ Nguyên ngơ ngác nhìn nhau. Chỉ cần một trận mưa to thì cây cầu đá này sẽ bị ngập trong nước, cái đình sẽ bị nước cuốn trôi. Đây qủa hực là ném tiền xuống nước.
Nhưng đây lại là tính của Trương Yến Khách Trương tam công tử. Chuyện gì hắn muốn làm thì một khắc cũng không trì hoãn được. Hắn chỉ cần sung sướng nhất thời nhanh chóng thì không hề tiếc gì tiền bạc.
Trương Ngạc gọi.
Hai người Phạm Trân, Chiêm Sĩ Nguyên đi nhanh đến chỗ cầu, chắp tay nói:
Trương Ngạc cầm quạt xếp trong tay, hỏi:
Phạm Trân nói:
Rất tốt. Giới Tử thiếu gia trí tuệ hơn người, đã xem qua là không quên được. Không đúng, là nghe qua mà không quên.
Ồ, Trương Giới Tử thông minh từ khi nào vậy!
Trương Ngạc liếc mắt, giống như không tin.
Phạm Trân đáp:
Trương Ngạc gật đầu, lại nói:
Ngày hai mươi hai tháng sáu, thời tiết đã đến đợt nóng nhất trong năm. Trời vừa sáng thì Trương Mẫu Lã thị đã dẫn theo đại a đầu Y Đình, còn có Trương Đại Xuân, cha con Trương Thái đến những điền trang ở ngoài thành giám sát những tá điền chưa nộp tô thuế. Ở trong nhà, ngoại trừ Trương Nguyên, Vũ Lăng, Thỏ Đình, còn có mẹ Trương Thái, và hai bà vú già ở dưới bếp. Tổng cộng chỉ có vài người như vậy, không thể so sánh với hàng đống người hầu ở Tây trương được. Nhưng ở Đông Trương bát bộ lại được xem là giàu có. Đông Trương có ít gia nhân, ngay cả người hầu cũng không có ai. Việc giặt quần áo, nấu cơm toàn bộ phải do bà chủ tự mình động tay.
Từ sáng sớm, tiểu hề nô Vũ Lăng đã đi vẩy nước quét nhà lau dọn thư phòng, dọn dẹp cho sạch sẽ. Sau khi hầu thiếu gia ăn sáng thì hắn vội vàng uống hai chén cháo gạo và một cục đường kẹo ngọt rồi đi ra trước cửa chờ hai vị tiên sinh Phạm, Chiêm.
Ngoài cổng lớn của Thiệu Hưng quan thân phú hộ còn có tường che xây dựng rất đẹp. Ngoài cổng chính của nhà dân thường thường chỉ có một hàng rào trúc rồi hai cánh cổng mà thôi. Vũ Lăng dựa vào bên cạnh cổng tre đợi hơn nửa canh giờ mà không thấy hai vị tiên sinh Phạm, Chiêm đến. Xem bóng mặt trời thì cũng đã quá giờ hẹn đã lâu, chẳng lẽ hôm nay hai người Phạm, Chiêm có việc không tới?
Vũ Lăng vừa định đi vào nói với thiếu gia một tiếng thì đã thấy tam công tử Trương Ngạc đầu đội khăn vuông, mặc bộ quần áo mới, tay cầm quạt xếp đang lững thững đi đến, đằng sau còn có một thư đồng tuấn tú đi theo.
Trương Ngạc gọi.
Vũ Lăng đáp
Vâng!
Giới Tử đâu?
Thiếu gia đang ở trong thư phòng chờ nghe đọc sách.
Trương Ngạc mỉm cười:
Tên thư đồng khôi ngô ở đằng sau cũng cười một tiếng, vội lấy tay che miệng.
Vũ Lăng nhỏ giọng cãi:
Con mắt của thiếu gia nhà ta đã tốt rồi.
Khỏi rồi à? Còn mang bịt mắt không ?
Vẫn còn mang.
Vậy là vẫn chưa khỏi.
Trương Ngạc quay đầu liếc mắt với tên thư đồng khôi ngô kia, rồi lại liếc qua Vũ Lăng một cái, nói:
Dứt lời thì Trương Ngạc dẫn theo tên thư đồng kia đi vào.
Vũ Lăng trừng mắt nhìn bóng Trương Ngạc, thầm nghĩ:
Đối với tên thư đồng kia, Vũ Lăng cảm thấy khinh bỉ từ tận trong lòng:
Sáng sớm, Trương Nguyên luyện hai lần bài Thái Cực Quyền đơn giản. Tuy rằng hắn quyết định muốn làm thư sinh nhưng vẫn muốn phải khỏe mạnh, không muốn làm thư sinh trói gà không chặt. Bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để luyện Thái Cực Quyền.
Mẫu thân và Y Đình đã đi điền trang rồi. Vũ Lăng ở trước cửa chờ đón hai vị tiên sinh Chiêm, Phạm. Trong nội viện này chỉ có hai người hắn và Thỏ Đình. Tiểu nha đầu kia đi lại nhẹ vô cùng, giống như mèo vậy. Ngay cả với cái tai của Trương Nguyên bây giờ cũng không nghe được tiếng của Thỏ Đình. Nhưng chỉ cần kêu một tiếng “Thỏ Đình” là tiểu nha đầu kia sẽ nhanh chóng thò đầu ra bên cạnh cửa hỏi: “Thiếu gia có gì cần chỉ bảo?”
Có tiếng bước chân vọng từ gian nhà giữa tới, rồi tiếng của Trương Ngạc gọi vang lên :
Tiếng rụt rè của Thỏ Đình cũng lập tức vang lên theo:
Trương Nguyên đi ra ngoài thư phòng, chắp tay nói:
Trương Ngạc đến đụng vào khủy tay của Trương Nguyên, cười nói:
Trương Nguyên đoán trước là Trương Ngạc sẽ không thành thật đọc bài cho hắn nghe, sợ rằng Trương Ngạc sẽ phá rối, nói:
Ngửi phía sau Trương Ngạc còn có một người tỏa ra mùi son phấn thoang thoảng, Trương Nguyên hỏi:
Trương Ngạc nói:
Trương Nguyên không muốn hỏi nhiều, đi vào ngồi xuống trong thư phòng. Sau khi Vũ Lăng dâng lên hai chén trà thơm thì lui ra ngoài lo lắng rằng Trương Ngạc trêu cợt thiếu gia của bọn họ. Khi hắn ở ngoài hành lang nghe Trương Ngạc bắt đầu đọc bài một hồi thì lúc này mới yên tâm.