Nguồn: MT
Theo sự tính toán của Lại khoa đô cấp sự trung Diêu Tông Văn và lễ khoa đô cấp sự trung Chu Vĩnh Xuân đó là không chỉ toàn bộ quan viên đảng Đông Lâm và những người có quan hệ mật thiết với Đông Lâm phải trục xuất khỏi kinh thành mà còn muốn mượn cơ hội kinh sát này đưa người của ba đảng Chiết, Sở, Tề vào các vị trí trống, để ba đảng nhất thống triều chính. Nhưng người nắm quyền Văn tuyển tư lang trung Vương Đại Trí vào lúc cuối cùng lại thay đổi chủ ýgiữ nguyên chủ ý, đem sáu vị quan viên là người đảng Đông Lâm của Tả Xuân phường quan xếp vào danh sách xem xét mà buông tha, ngoài ra còn buông tha cả một đám quan viên có quan hệ chặt chẽ với người đảng Đông Lâm, ví dụ như Tả thứ tử của Tả Xuân phường-Tôn Thừa Tông, hữu thứ tử của Hữu Xuân phường-Thành Cơ Mệnh, Nhâm hộ khoa cấp sự trung-Dương Liên…Vương Đại Trí giải thích là nếu liên lụy đến nhiều người như vậy sẽ làm cho hoàng đế có ác cảm mà hạ chỉ hủy bỏ kết quả của lần kinh sát này cũng không chừng, dù sao thì cuộc kinh sát Đinh Tỵ cũng chưa được hoàng đế phê chuẩn.
Diêu Tông Văn và Vương Đại Trí tranh luận một lúc lâu nhưng Vương Đại Trí tâm ý đã quyết, Lại bộ Thượng thư Trịnh Kế Chi ủng hộ Vương Đại Trí, thủ lĩnh Tề đảng Kỳ Thi Giáo cũng không có ý kiến gì, Diêu Tông Văn đành phải chấp nhận, hiện tại quan viên khảo sát đều là ngũ phẩm ( hàm ngũ phẩm ) trở xuống, Mà những đại lão của Đông Lâm có chức quan từ tứ phẩm trở lên như Ông Chính Xuân, Tôn Thận Hành vẫn còn đang chờ Diêu Tông Văn bọn họ bổ sung buộc tội đây.
Nội các trực phòng Ngô Đạo Nam nhìn danh sách sát hạch do Lại bộ đưa lên, khe khẽ thở dài, việc kinh sát thì Lại bộ có quyền quyết định, nội các không có quyền can thiệp, huống chi thủ phụ Phương Tòng Triết ủng hộ tam đảng chủ trì kinh sát lần này, Ngô Đạo Nam y một bàn tay làm sao vỗ nên tiếng, cũng may tam đảng vẫn chưa làm cho dính dáng đến nhiều người, nhưng xem ra sáu vị quan viên nổi tiếng của Đông Lâm được đề cập trong sát sơ này là giữ không được rồi.
Ngày sáu tháng ba sát sơ được trình lên hoàng đế Vạn Lịch, thủ phụ Phương Tòng Triết còn có một đạo tấu chương giải thích, liệt kê từng chi tiết nguy hại nếu kéo dài thời hạn kinh sát, giải thích lý do Lại bộ và Đô Sát viện bất kính khi mà chưa được Hoàng thượng phê chuẩn đã cử hành kinh quan khảo sát đó là bởi vì lòng trung quân ái quốc. Vạn Lịch Hoàng đế coi như chuyện đã rồi, cũng không thể thay đổi, vì thế đem sát sơ phê đỏ rồi truyền xuống dưới. Nhìn danh sách kinh sát có sáu vị quan viên Đông Lâm, toàn bộ bị miễn chức, trong đợt kinh sát này tam đảng coi như đại thắng.
Hoàng đế đã trả lời sát sơ, là biểu hiện Hoàng đế đồng ý cử hành kinh sát, quan viên Tứ phẩm trở lên phải xem xét sát sơ, sau bảy ngày thì nội thượng sơ phải trình ý kiến phúc đáp lên Hoàng đế báo cáo công việc, ngoại trừ tấu chương trình lên ngự lãm. Rồi còn phải truyền xuống cho lục khoa cấp sự trung và Đô Sát viện để công bố, cho nên quan viên báo cáo công việc mà tự khen chính mình và giấu những điều không tốt đi là không được, Cấp sự trung và các Ngự sử có trách nhiệm giám sát quan viên, có quyền nhặt của rơi, cái gọi là nhặt của rơi chính là trợ giúp quan viên nhớ lại, như là trong lúc nhậm chức có xảy ra điều gì sai lầm, hoặc là nhận hối lộ của người nào, người nhà có làm trái pháp luật hay không. Quan lớn Tứ phẩm trở lên giao thiệp rộng rãi, dòng họ người nhà đều bị liên lụy, hơn nữa chẳng ai hoàn mỹ, luôn luôn muốn có thể vơ vét về phần mình, cho nên một khi bị thu thập chứng cứ, các quan viên này cũng chỉ có nước dâng sớ từ chức, hiện nay khoa đạo quan đa số là người trong tam đảng, bọn họ thu thập khuyết điểm của quan đại thần của đảng Đông Lâm, không có việc gì cũng phải tìm cho ra một chút chuyện, nhỏ thì nói thành lớn, cố tình mượn việc này muốn đẩy mấy người Ông Chính Xuân, Tôn Thận Hành trục xuất khỏi kinh thành.
Diêu Tông Văn biết Vương Đại Trí và Trương Nguyên quan hệ rất tốt, Vương Đại Trí lần này nhân từ nương tay có lẽ là bởi vì có liên quan đến Trương Nguyên, Trương Nguyên đặt mình vào vị trí bên ngoài cuộc kinh sát, âm thầm quan sát giúp Đông Lâm, đảo loạn sự đoàn kết của tam đảng, chuyện này làm Diêu Tông Văn rất là căm tức, Nhưng hiện tại không dám làm gì, và cũng không có biện pháp gì với Trương Nguyên, lại lo lắng Trương Nguyên lấy chuyện này làm nên một trận sóng gió giống như chuyện năm xưa, cho nên Diêu Tông Văn đề nghị Lễ Bộ lang trung Thiệu Phụ Trung lại dâng sớ lên Hoàng thượng Thỉnh cầu mau chóng hạ chỉ sắc phong thế tử Triều Tiên, ý tứ của Diêu Tông Văn là muốn Trương Nguyên đi Triều Tiên nhanh lên một chút, để y không bị áp chế trong lúc này.
Ngày mười tháng ba, Thiệu Phụ Trung dâng sớ, lần này Vạn Lịch Hoàng đế phúc đáp ý kiến thật sự rất mau, ngày mười hai tháng ba đã có chiếu chỉ xuống, ân chuẩn sắc phong Vương tử Lý Quần của Triều Tiên làm Thế Tử nước Triều Tiên, ủy nhiệm Hàn Lâm Viện tu soạn Trương Nguyên làm lễ sắc phong cho Thái Tử nước Triều Tiên, bổ nhiệm đặc biệt Trương Nguyên làm Hữu tán thiện Hữu Xuân phường của Chiêm sự phủ, Chiêm sự phủ là cơ cấu sự vụ của Chưởng quản Đông cung. Trương Nguyên trở thành thuộc quan của Đông cung nhận sứ mệnh đi sứ Triều Tiên làm lễ phong Thế Tử là hợp lý nhất, bậc quan hữu tán thiện hữu xuân phường và tu soạn Hàn Lâm Viện giống nhau đều là quan lục phẩm, tuy không phải là lên chức, nhưng từ Hàn Lâm Viện đến Chiêm sự phủ chính là có thể tích lũy một số kinh nghiệm, chuyện này đối với việc lên chức của Trương Nguyên về sau rất có lợi.
Thiên ân mênh mông cuồn cuộn, đại sự sắc phong rốt cục đã được xác định và truyền xuống dưới, nhóm sứ thần Triều Tiên Liễu Đông Minh, Hứa Quân vô cùng vui vẻ, mỗi ngày đều đợi ở nha môn lễ bộ giục sứ đoàn Thiên triều mau chóng khởi hành.
Ngày tám tháng năm chính là ngày sinh nhật của thái tử Lý Quần, hành trình rất là gấp gáp, Chính sứ là do Hoàng đế chỉ định, Phó sứ thì do Lễ Bộ và người của Hành Nhân Ti phái đi, nhận mệnh Hành Nhân Ti là Nguyễn Đại Thành làm Phó sứ theo Trương Nguyên cùng đi Triều Tiên, vốn xuất thân là công tử phú quý, Nguyễn Đại Thành thầm sợ rằng đi sứ sẽ cực khổ, nhưng ngược lại vui mừng, Chính sứ là Trương Nguyên, thời gian qua luôn có giao tình tốt, vậy thì đi một chuyến đi, ai bảo chức quan của y là bát phẩm Hành Nhân chứ.
Trương Nguyên đã nhiều ngày nay rất bận rộn, ngày mười ba tháng ba, hắn đến Lễ bộ nhận chiếu thư sắc phong, lại cùng mấy người Nguyễn Đại Thành, Liễu Đông Minh thương nghị và định xuất kinh vào ngày hai mươi hai tháng ba, còn lại khoảng mươi ngày, phải báo cho các thành viên khác của sứ đoàn nhanh chóng chuẩn bị.
Mười bốn tháng ba, buổi trưa mặt trời lên cao, Trương Nguyên và Nguyễn Đại Thành cùng nhau tiếp Cẩm Y Vệ Chỉ huy sứ Lạc Tư Cung, Lạc Tư Cung lệnh cho Chân Tử Đan dẫn sáu mươi giáo úy Cẩm Y Vệ hộ tống Trương Nguyên đi sứ. Lạc Tư Cung cũng biết Trương Nguyên và Chân Tử Đan có quen biết nhau từ trước. Năm trước Chân Tử Đan lập công trong vụ án gian tế Nữ Chân, nên được thăng chức từ Bách hộ lên làm phó Thiên hộ, đúng là nở mày nở mặt, rất là đắc ý.