Nguồn: MT
Viên Triều Niên đếm ngón tay tính toán, bởi có một lượng lớn bản khắc cũ ở đây nên in mười ba cuốn sách này thành bản hoàn chỉnh thì tổng cộng là sáu nghìn năm trăm bản thì phải dùng bốn trăm lượng bạc, chỉ một tháng ngắn ngủi mà y lại có thể kiếm được hơn một trăm lượng bạc, quả thực là phát tài rồi, liền lập tức đồng ý luôn.
Trương Nguyên dặn dò:
Viên Triều Niên nói:
Trương Nguyên nói:
Nói xong để lại mười ba cuốn sách và một tấm thiếp, bên trên có ghi địa chỉ và tên họ, để khi in sách xong, Viên Triều Niên có thể đưa sách tới.
Sau khi Viên Triều Niên tiễn 2 vị quan một già một trẻ ra về, trở về mới xem tầm thiếp, trên tấm thiếp có ghi “ Trương Nguyên, người Thiệu Hưng, phủ đệ phía bắc ngõ Lý Các lão”, Viên Triều Niên đơ ra một lúc, y biết khu Đại Thời Ung phường- ngõ Lý Các lão - đường Thái Phó là nơi cư trú của quan viên, mà vị Trương Nguyên này không phải là trạng nguyên khoa cử vừa rồi hay sao, ngày trạng nguyên diễu hành trên phố y còn vội vàng đến đường Trường An xem náo nhiệt, đó không phải là vị sĩ tử trẻ tuổi vừa rồi hay sao, chẳng trách lại tràn đầy hào khí, không thèm liếc mắt đã bỏ ra ngay ba trăm lượng bạc rồi.
Việc mà trạng nguyên phân phó, Viên Triều Niên không dám chậm trễ, đem bạc cho vợ cất giữ rồi đến ngõ đằng sau tìm cả nhà thợ khắc in họ Khương, trả trước cho họ hai mươi lượng bạc, sáng sớm hôm sau, ba cha con khắc công họ Khương đến nhà kho của phường sách bên này, cùng kiểm tra đống bản khắc với Viên Triều Niên, bỏ những bản khắc bị hỏng ra ngoài, ước tính có khoảng một phần mười số bản khắc không thể dùng được, phường sách hiện có một số bản khắc được làm bằng gỗ cây táo, Viên Triều Niên liền nhanh chóng viết lên, còn ba cha con khắc công họ Khương bắt tay vào làm, đầu tiên là bổ sung cuốn sách đơn “ Thuyết giản bình nghi” trước rồi mới bổ sung đến những chỗ thiếu của hai cuốn “ Kỷ hà nguyên bản” và “Thái tây thủy pháp”, đồng thời cùng làm bản khắc ngay, Viên Triều Niên đi mua giấy và mực in, không dám mua hàng nhái như mọi lần mà thành thật đi mua giấy trúc và mực Tùng Yên, đến ngày ba mươi tháng mười, lô sách đầu tiên gồm chín cuốn với tổng cộng bốn nghìn năm trăm bản đã được hoàn tất, Viên Triều Niên liền thuê một chiếc xe ngựa chở đến ngõ Lý Các lão, hỏi thăm một chút thì quả nhiên là nhà của Trương trạng nguyên.
Ngày hôm đó lại đúng vào ngày nghỉ, Trương Nguyên đang ở tứ hợp viện đọc sách, nghe nói sách đã được đưa tới liền ra ngoài xem, sách được làm rất đẹp và cẩn thận, hắn liền đem nốt hai trăm lượng bạc chưa trả, trả nốt cho Viên Triều Niên, bảo y nhanh chóng giao nốt hai nghìn cuốn còn lại, Viên Triều Niên liền đáp ứng ngay.
Trương Nguyên cầm mấy cuốn đi vào nội viện, Vương Vi đang cùng Cảnh Lan bàn luận về hội họa ở tây sương phòng, hai người họ nói chuyện rất hợp nhau, Cảnh Huy không thích Vương Vi nên nàng ở trong phòng của cô út chơi đùa với cô cô và tiểu Hồng Tiệm, hai chị em cứ vài ngày lại sang ngõ Lý Các lão bên này, mấy ngày trước Đạm Nhiên còn đưa hai chị em họ tới Hải Điến và đầm Hắc Long ở ngoại ô phía tây thành chơi, Cảnh Huy cực kỳ vui vẻ.
Trương Nguyên đi vào phòng Vương Vi, thấy Vương Vi và Cảnh Lan đang cùng xem một tập thơ, cười nói:
Vương Vi đứng dậy hành lễ rồi cười nói:
Cảnh Lan thi lễ xong liền đi sang bên phòng cô cô của nàng, Trương Nguyên liền bảo Vương Vi làm hai con dấu nhỏ hình chữ nhật, một cái khắc chữ “ mỗi bộ ba lượng bạc”, một cái ghi “ mỗi bộ một lượng sáu”
Vương Vi có thể làm thơ vẽ tranh lại còn có thể khắc con dấu, nàng liền lấy con dao và gỗ hoàng dương ra, hỏi:
Trương Nguyên nói:
Vương Vi hỏi:
Trương Nguyên nói:
Cái này có thể không than trời được hay sao, Vương Vi ta sao lại gả cho một tên gian thương như vậy a.
Vương Vi mỉm cười ngồi khắc dấu, hai con dấu này rất đơn giản, không đến nửa canh giờ đã khắc xong rồi, Trương Nguyên cầm hai con dấu và một hộp mực chu sa ra ngoại viện dặn dò Vũ Lăng đóng dấu lên bốn nghìn năm trăm cuốn sách này, nhớ không được đóng dấu nhầm, ngày mai đưa đến thư cục Hàn Xã ở phố Chợ đèn bán.
Năm ngày trước Trương Nhược Hi đã nhờ thư cục Dân Tín gửi cho Vương Vi một nghìn tám trăm lượng bạc giờ đã đến rồi, Vương Vi liền cùng Lai Phúc, Diêu thúc đến phố Chợ đèn tìm một cửa hàng nằm ở địa điểm đẹp để mua, cửa hàng này thực ra cũng là một tứ hợp viện, đại khái là rộng khoảng hơn một mẫu, cũng có ba gian, có hai cửa ra vào, nhà ở kinh thành rất đắt, năm ngoái Vương Vi mua một cửa hàng rộng hơn một mẫu ở Hàng Châu chỉ mất bốn trăm tám mươi lượng bạc, mà căn nhà ở phố Chợ đèn này thì chỉ bé bằng một nửa ở Hàng Châu mà chủ nhà đòi tám trăm lượng, Vương Vi cảm thán giá nhà trong thành quả thật đắt kinh người, Trương Nguyên lại không thấy thế là đắt, hắn có tận hai căn nhà ở kinh thành a, hơn nữa lại là sở hữu vô thời hạn.
Chi nhánh cho hiệu buôn Thịnh Mĩ ở Bắc Kinh đã tìm được rồi, nhưng hiện tại vận chuyển đường sông ở phía bắc nước đã đóng băng cả nên không thể vận chuyển hàng được, Trương Nhược Hi muốn vận chuyển vải vóc, tơ lụa đến kinh thành thì phải đợi đến mùa xuân năm sau, Trương Nguyên đành bảo Vương Vi dành một gian bên trái trong cửa hàng ba gian ngoài mặt đường cho Hàn Xã thư cục làm cửa hang bán sách, do Vũ Lăng quản lí, gian hàng này sẽ được sửa chữa lại một chút, treo bảng hiệu của Hàn Xã thư cục lên, thuê hai người làm địa phương đến làm thu ngân, đến mùng một tháng mười một bắt đầu mở cửa kinh doanh, sách bán gồm tập một và hai “ Tiêu thị bút thừa”, hai mươi tập “ Dụ thế minh ngôn”, mười tập “ Cảnh thế thông ngôn”, tập một và hai “ Ngũ tạp trở”. Về phần sách phương tây học thì có một tập “Y tác ngụ ngôn”, một tập “ Thuyết giản bình nghi”, bốn tập “Kỷ hà nguyên bản”, bốn tập “Thái tây thủy pháp”.
Mùng năm tháng mười một, Viên Triều Niên đem đến nốt hai tập cuối cùng của “Kỷ hà nguyên bản” và “Thái tây thủy pháp”, thanh danh của Hàn Xã thư cục cũng dần dần lan rộng, rất nhanh các sĩ tử và gia nhân nhà quan lại không mua được sách ở khắp nơi đều nghe tin mà đến, chỉ trong ba ngày đã bán ra sáu trăm bộ tổng cộng là hai nghìn sáu trăm cuốn sách, khiến cho Vũ Lăng bận chóng cả mặt, vui đến mức cười rách cả miệng.
Trương Nguyên rất vui mừng, theo tình hình các sĩ thân tranh nhau đi mua sách phương tây học như hiện nay có thể thấy rằng việc hắn sử dụng sách lược thúc đẩy mở rộng học tập theo cách thực dụng này đã thành công được một nửa, những cuốn sách này chủ yếu là những cuốn không ai đọc, chỉ cần có người đọc chúng thì tự nhiên sẽ sinh ra ảnh hưởng, như vậy con đường sau này của hắn sẽ càng dễ đi hơn, những người cùng chí hướng cũng sẽ nhiều hơn, hơn nữa lại còn có thể kiếm được tiền, đúng là một hòn đá bắn chết mấy con chim, tuyệt không tả được.
Mùng tám tháng mười một, đoàn người Thẩm các, Từ Như Kha, Lưu Tông Chu và Liên Trì đại sư đã đến kinh thành, đại hội biện luận bắt đầu rồi.
Trận tuyết lớn hôm mười một tháng mười một khiến “ Băng hà thuyết” của Trương Nguyên lại một lần nữa trở thành đề tài bàn luận của mọi người trong kinh thành, những người già đều nói rằng thời tiết này quả nhiên lạnh một cách lạ thường, thời Gia Tĩnh cũng không lạnh như vậy, hồi đó gần hai mươi năm tuyết tai, đóng băng, hạn hán mới thường xuyên xảy ra như vậy, năm ngoái nạn dân ở Sơn Đông, Hà Nam làm loạn đến nay vẫn chưa bình ổn trở lại, đối với dân chúng tại kinh thành mà nói, chuyện khác chưa cần nói, chỉ riêng chuyện giá than đá để đốt sưởi ấm qua mùa đông cứ tăng dần đều mỗi năm đã đủ khiến họ phiền não lắm rồi, những ngày tháng ở Đại Minh cũng không dễ sống a.
Từ khi học thuyết “Thiên nhân cảm ứng” của Đổng Trọng Thư thịnh hành đến nay, các Nho thần thường cho rằng thiên tai chính là lời cảnh cáo của thượng giới đối với hạ giới, những người dân thường chẳng có gì để mà cảnh cáo, người cần cảnh cáo chính là bậc quân vương, Nho thần mượn chuyện thiên tai để khuyên ngăn hoàng thượng phải tu đức, cần cù liêm chính, phải sửa lại những chính sách sai lầm, phải hành động một cách thông minh, yêu dân như con, hoàng đế là chí tôn, chỉ có thể mượn thiên uy để dọa dẫm, đây đương nhiên là một loại thủ đoạn để kiềm chế hoàng đế, có đôi khi hoàng đế cũng sẽ bày ra bộ dáng như thể nghe theo lời khuyến cáo. Nhưng đến cuối những năm Vạn Lịch, thiên tai triền miên, vị thế của hoàng đế Vạn Lịch qua sự thay đổi của các triều đại cũng được coi là trung đẳng, không tàn bạo lãnh khốc, sao lại đến nỗi khiến ông trời liên tục cảnh cáo như vậy được? sau khi cuộc tranh giành giữa các bè phái nổ ra, thiên tai cũng thường xuyên bị lôi ra làm cái cớ để công kích đối thủ, được các phe phái dùng để bức ép hoàng đế nhằm đạt được lợi ích riêng cho phe mình, không nghĩ cách gì để cứu rỗi đất nước, mà chỉ biết không ngừng nội chiến.