Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 425: Biết người tri kỉ (1)




Nguồn: MT

Trương Nguyên không trêu chọc thê tử nữa, hỏi nàng chuyện sau khi hắn rời quê, thở dài:

  • Mẫu thân ta chắc không nỡ để mẹ con nàng rời Sơn Âm, hiện giờ Tiểu Hồng Tiệm chính là tâm can của bà a.

Thương Đạm Nhiên nói:

  • Chúng ta sang năm đón cả hai người lên kinh được không?

Trương Nguyên lắc đầu nói:

  • Cha mẹ không quen sống trong kinh thành này đâu, người già sống ở quê hương vẫn là tốt nhất, nàng và con sống trong kinh thành mấy năm, đợi Hồng Tiệm lớn chút nữa thì hai mẹ con nàng về lại Sơn Âm thay ta hiếu thuận với cha mẹ.

Thương Đạm Nhiên đáp:

  • Thiếp cũng nghĩ như vậy.

Thấy con trai nằm trong lòng không còn mút sữa nữa, cúi đầu nhìn thì thấy cậu nhóc bú mãi liền lăn ra ngủ mất rồi, nàng vén áo ngực xuống rồi gọi bà Chu vào bế cậu nhóc ra ngoài ngủ, cẩn thận không để Tiểu Hồng Tiệm nôn sữa ra, Tiểu Hồng Tiệm ăn no quá rất dễ nôn.

Phu thê hai người lên giường ngủ, cách xa một năm đương nhiên là hết sức ân ái, một đêm này Trương Nguyên được thưởng thức mùi sữa thơm của thê tử, thực sự ngọt ngào, người ta nói phu quân chính là đứa con đầu lòng của thê tử, không biết có phải là chỉ chuyện này hay không?

Ba ngày sau, Trương Nguyên cùng Thương Đạm Nhiên chuyển tới tứ hợp viện ở ngõ Lý Các Lão, Phó thị rất không nỡ nhưng Đạm Nhiên nói cách vài ba hôm nàng sẽ lại đưa con tới thăm huynh tẩu, tẩu tẩu cũng có thể đưa Cảnh Lan, Cảnh Huy đến ngõ Lý Các Lão, ngồi xe ngựa thì không đến nửa canh giờ là tới, đường phố ở kinh thành bằng phẳng, lại rất thuận lợi

Ngày hôm đó Trương Nguyên ở Hàn Lâm Viện nghe được một tin tức, Nam Kinh Lễ Bộ Thị lang Thẩm Các có công văn trả lời Hàn Lâm Viện và Chiêm sĩ phủ, yêu cầu ngày tổ chức biện luận lui lại mười ngày, bởi vì người bên họ sợ rằng không thể tới kinh thành trước cuối tháng mười được, đồng thời Thẩm Các cũng báo lên danh sách số người tham gia biện luận, ngoài Thẩm Các ra còn có Nam Kinh Lễ Bộ lang trung Từ Như Kha, Giang Nam cao tăng Liên Trì đại sư, Thiệu Hưng danh nho Lưu Tông Chu.

Lưu Tông Chu là vị đại nho cuối cùng của thời Minh, cũng là người đầu tiên kế thừa phát triển tâm học của Vương Dương Minh, học vấn uyên bác không cần bàn cãi, cũng rất nổi tiếng trong việc phản đối đế chế phương tây học của Thiên Chúa Giáo. “Vãn Minh sử” của Phàn Thụ Chí từng có liên quan đến luận thuật, năm mười lăm đời Sùng Trinh tức năm thứ mười hai công nguyên, khi đó Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung đã quét sạch mười ba vạn đại quân Hà Lạc, Hồng Thừa Trù ở Tùng Sơn, bắt Hoàng Thái Cực làm nô lệ tùy thời có thể phá cửa Sơn Hải để vào tấn công Bắc Kinh, chính là loại thù trong giặc ngoài này đã lên đến đỉnh điểm của sự nguy vong, Lưu Tông Chu vẫn luôn phản đối hoàng đế Sùng Trinh bổ nhiệm giáo sĩ truyền giáo phương tây Thang Nhược Vọng (Johann Adam Schall von Bell) giám sát việc chế tạo hỏa pháo, nói gì mà “ không dựa vào người mà dựa vào vũ khí, quốc uy bởi vậy mà được khôi phục, Thang Nhược Vọng đề xướng tà thuyết, nay lại lấy những xảo thuật mê hoặc lòng vua, tội ác không thể dung thứ, xin hoàng thượng trả về nước, vĩnh viễn đoạn tuyệt với dị giáo”, tư tưởng cổ hủ đã ăn sâu như vậy quả thật chẳng có cách nào thuyết phục được

Bốn năm trước ở chùa Đại Thiện Sơn Âm, Trương Nguyên đi bái sư, Lưu Tông Chu ra điều kiện thu nhận Trương Nguyên làm đệ tử là muốn hắn đồng ý trước hai mươi tuổi sẽ không tham gia khoa cử mà chỉ chuyên tâm học hành, thời thế không đợi người, Trương Nguyên đã từ chối, nhưng Lưu Tông Chu thậm chí lại càng nâng đỡ hắn hơn, ông ấy còn nhờ bạn cũ là Cao Phàn Long, Trâu Nguyên Tiêu, Lý Bang Hoa khuyến khích hắn học tập, có thể nói Lưu Tông Chu có một nửa quan hệ thầy trò với hắn, mà hiện nay Thẩm Các lại mời Lưu Tông Chu đến để phản đối Thiên Chúa Giáo và biện luận phương tây học, quả thật làm cho Trương Nguyên cảm thấy đau đầu, đoán Thẩm Các có lẽ đã biết quan hệ giữa hắn và Lưu Tông Chu không tồi, Lưu Tông Chu lại còn là một đại nho sư cực kỳ cố chấp, ông tham gia biện luận lần này sẽ tạo thành một sự uy hiếp cực lớn.

Trương Nguyên thầm nghĩ: “Thẩm Các sao lại không mời Tiêu Thái Sử đến biện luận, Từ Quang Khải và ta đều là môn đồ của Tiêu Thái Sử, thầy và trò cùng biện luận sẽ càng gây chấn động lớn, đây cũng là điều khiến ta lo lắng nhất”

Hắn lại chợt nghĩ đến: “Nói cho cùng thì thầy Tiêu cũng sẽ không tiếp tay cho kẻ khác làm việc xấu đâu, đối với Nho, Thích, Đạo hay đến cả Thiên Chúa Giáo thầy cũng đều khá khoan dung, không giống như cái người cố chấp Khải Đông tiên sinh”.

Sẩm tối, Trương Nguyên về đến nhà ở ngõ Lý Các Lão, hôm nay chính là ngày mẹ con Đạm Nhiên chuyển về đây, chị dâu Phó Thị và Cảnh Lan, Cảnh Huy đều đang ở đây, nơi này là nhà mới của hắn, hai tháng nay hắn lệnh cho Lai Phúc đốc thúc thợ sửa sang một chút khu nhà tứ hợp viện này. Phòng khách, tương phòng và hữu sương phòng trong nội viện đã được khai thông một nửa phía trước, tiện cho việc tụ tập bạn bè và ăn uống, đồng thời dùng chỗ này để che kín cửa sổ thông đến nội viện, mục đích làm cho bên trong và bên ngoài có sự khác biệt. Những nô bộc nam Phù Thành, Lai Phúc, Uông Đại Chùy, Vũ Lăng, Bạch Mã, Diêu thúc, Tiết Đồng sẽ sống ở dãy nhà đối diện với phòng khách ở ngoại viện, đi từ Nghi môn ở nội viện vào thì đó là một cái giếng trời lớn cao ba trượng hai, rộng hai trượng tám, sương phòng phía đông có một nửa là ngăn cách với ngoại viện, hai gian phòng lớn thuộc nửa còn lại được ngăn thành bốn phòng nhỏ dành cho ba thị nữ Vân Cẩm, Ngọc Mai, Huệ Tương ở, còn có hai đầu bếp mới thuê và một người chuyên giặt đồ nữa ở, sống ở sương phòng phía tây là Vương Vi và Mục Chân Chân. Đạm Nhiên đã biết việc Mục Chân Chân có thai 3 tháng. Nàng sắp xếp để Ngọc Mai hầu hạ Mục Chân Chân, Mục Chân Chân lại không muốn Ngọc Mai hầu hạ, nói rằng hiện giờ vẫn chưa đến lúc sinh nở nên nàng vẫn có thể hầu hạ thiếu gia và thiếu phu nhân như bình thường.

Bốn gian chính phòng nằm ở phía của bắc hướng về phía nam, bên trái là thư phòng của Trương Nguyên, phòng thứ hai là phòng ăn, phòng thứ ba là phòng của bà Chu và Tiểu Hồng Tiệm, gian cuối cùng bên phải là phòng ngủ của vợ chồng Trương Nguyên, Đạm Nhiên, bên trong có cánh cửa nhỏ nối đến phòng của Tiểu Hồng Tiệm, đằng sau dãy nhà chính này là một khu vườn nhỏ và một dãy nhà thấp. Đó là nhà bếp, phòng tạp hóa và nhà tắm, mấy ngày trước lúc Trương Nguyên xuống xem nhà bếp thấy khu vườn um tùm cỏ dại. Còn có cả chuột rắn, hiện giờ đã được dọn sạch sẽ, được trồng các loại hoa cỏ như cây ngọc lan, quế, nhãn, đào còn có cả cây thuốc phiện, Ngu mĩ nhân, lan rừng, hoa nhài Phúc Kiến, thu quỳ, ngoài thu quỳ ra thì những cây khác đều là cây cành to lá rậm, tuy không phải là mùa hoa nở nhưng nhìn cũng có vẻ thanh mát, lần này sửa sang lại khu nhà tứ hợp viện, lại bài trí thêm đồ đạc dùng hàng ngày nên phải tiêu mất không dưới 3 trăm lượng bạc, đây cũng được coi là chi tiêu tiết kiệm rồi. Sống ở kinh thành không dễ dàng a, sở trưởng Ngô của Công bộ doanh thiện sở mấy ngày trước gặp Trương Nguyên còn hỏi hắn sửa sang lại nhà hết bao nhiêu tiền, Công bộ có thể chi trả cho hắn, Trương Nguyên cảm ơn sở trưởng Ngô rồi từ chối luôn. Trương Giới Tử hắn không cần chút lợi nhỏ này của công bộ, nếu không chuyện nhỏ nhặt này mà truyền đến tai những kẻ luôn đối địch với hắn thì sẽ lại trở thành một lý do để tố cáo hắn.

Thương Đạm Nhiên thân là nữ chủ nhân, nàng đi xem xét nội viện và vườn sau một vòng, rất hài lòng với nơi ở này, tứ hợp viện này còn rộng rãi hơn phủ đệ ở Sơn Âm, chỉ có vườn là không rộng bằng ở quê nhà thôi, nghe nói Vương Vi đã kêu Diêu thúc và Lai Phúc đi tìm kiếm cửa hàng ở trong thành, cuối năm sẽ chuyển đến cửa hàng đó ở, Thương Đạm Nhiên nói:

  • Sao phải chuyển ra ngoài, sương phòng phía tây có bốn phòng lớn, sau này muội và Chân Chân có con thì cũng vẫn đủ ở được mà, chuyển ra ngoài sống làm gì?

Vương Vi nói:

  • Phu nhân, Nhược Hy tỉ và tướng công muốn muội trông coi cửa tiệm, vẫn phải sống ở cửa tiệm mới được, Vương Vi cứ cách hai ngày sẽ lại đến thăm phu nhân.

Thương Đạm nhiên nghe Vương Vi nói vậy, cũng đã đoán rằng nàng cùng Trương Nguyên chắc cũng đã bàn bạc trước rồi nên cũng không kêu nàng ở cùng mình nữa, nàng và Vương Vi hiện giờ rất hòa thuận nhưng sống cạnh nhau lâu dài cũng khó tránh phát sinh bất hòa và mâu thuẫn, Vương Vi không giống như Mục Chân Chân, luôn có chút kiêu ngạo, đến cửa hàng ở cũng tốt, quan hệ giữa thê thiếp với nhau nhạt một chút ngược lại cũng tốt, như vậy mới dễ sống cùng nhau lâu dài.

Bây giờ Trương Nguyên cũng sắp từ Hàn Lâm viện về rồi, cũng chỉ bốn đến năm cây số nữa thôi, đi bộ phải mất hai khắc (tương đương 30 phút), ngày hai chín tháng chín cũng là ngày Thương Chu Tộ từ Đô Sát viện tán nha tới đây dùng bữa, cha con Trương Diệu Phương, Trương Đại cũng đang ở đây, còn mời cả cha con Kỳ Thừa Tùng, Kỳ Bưu Giai tới nữa, đúng lúc yến tiệc bắt đầu thì người hầu Thương Thị từ đông tứ bài lâu dẫn hai vợ chồng Thanh Mặc Sơn Nhân và phu nhân Đổng Nãi Trà đến chúc mừng, còn mang đến mấy bức thư mà cục Dân Tín vừa đưa đến.

Thanh Mặc Sơn Nhân hôm nay mới nghe nói đến việc phu nhân Trương trạng nguyên và công tử đã đến kinh thành, cho nên mới cùng thê tử Đổng Nãi Trà chuẩn bị một món lễ vật để đến Thương Ngự Sử phủ thăm hỏi, người gác cổng lại nói là họ đã chuyển đến ngõ Lý Các lão rồi, vừa đúng lúc Dân Tín cục đưa thư tới nên người hầu Thương Thị dẫn họ tới đây luôn, Đổng Nãi Trà đã có thai hơn tám tháng, cái bụng đã rất to rồi, được Thanh Mặc Sơn Nhân rất mực yêu thương, y thuê kiệu để đưa thê tử đến ngõ Lý Các lão. Trương Nguyên liền giữ họ lại cùng dùng bữa, bảo Mục Chân Chân dẫn Đổng Nãi Trà vào nội viện thăm Thương Đạm Nhiên. Thương Đạm Nhiên nghe nói Thanh Mặc Sơn Nhân chính là người xem bát tự cho nàng và Trương Nguyên, lại nghe Mục Chân Chân kể về thân thế đáng thương của Đổng Nãi Trà nên nàng đã đem rất nhiều lễ vật mang từ quê lên để tặng cho Đổng Nãi Trà, bảo nàng ấy sau này thường xuyên đến đây chơi, nếu có việc cần nhờ vả thì cứ nói với nàng.