Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 418: Nắng mưa thất thường (1)




Nguồn: MT

Chung thái giám nói:

  • Bị Khách thị quát mấy câu, mặt xám xịt đi rồi, tối hôm qua chính là do Ngụy Triều nghiện rượu mới khiến Khách ma ma chịu nhục như vậy, không còn mặt mũi nào đến đây gây chuyện nữa.

Trương Nguyên cười nói:

  • Chung công công sau này cũng nên đề phòng Ngụy Triều một chút, Đại Ngụy, tiểu Ngụy đều phải đề phòng.

Chung thái giám lắc đầu cười nói:

  • Tạp gia ta cũng không gây ra chuyện gì, tục ngữ có viết: “không ăn thịt dê thì trên người sẽ không dính mùi hôi của dê”, chính là nói về tạp gia.

...

Chiều tối ngày hôm sau, Trương Nguyên đến gặp sư huynh Từ Quang Khải, đem tấu sớ biện luận của mình cho Từ sư huynh xem, Từ Quang Khải xem xong rất mừng nói:

  • Giới tử, tấu chương này viết rất tốt, đệ định khi nào trình lên?

Trương Nguyên nói:

  • Đệ nghĩ đợi tấu chương của sư huynh được duyệt rồi sẽ trình lên, Văn Chấn Mạnh, Tiền Sĩ Thăng và mấy người khác cũng viết tấu chương ủng hộ tây học.

Từ Quang Khải nói:

  • Chỉ ủng hộ tây học e rằng không đủ, phải ủng hộ cả thiên chúa giáo mới được.

Tử Quang Khải là tín đồ rất thành tâm của thiên chúa giáo.

Về điểm này Trương Nguyên và Từ Quang Khải có chút khác nhau, Trương Nguyên nói:

  • Sư huynh, Vương Phong Túc ở Nam Kinh dương cờ đánh trống tuyên truyền thiên chúa giáo. Bàng Địch Nga, Long Hoa Dân cũng phản lại phương thức truyền giáo ôn hòa năm đó của Lợi Công, không cho dân chúng tổ chức tế lễ, đắc tội cả với nho giáo. Thiên chúa giáo ở Đại Minh lâm vào khốn cảnh cũng không hề thuận lợi.

Lúc trước Matteo Ricci đến đại Minh truyền giáo, định dùng phương thức truyền giáo là hợp Nho tích Phật, điều này khiến phật giáo coi đạo giáo là đối thủ của mình, đều là đâm vào quả hồng đã nhũn nát. Cuối cùng cũng phải tạo ra một đối thủ thì mới chứng tỏ được quan điểm và phát triến môn phái của mình, Matteo Ricci viết cuốn “thiên chủ thực nghĩa” công kích phật giáo, khiến Liên Trì đại sư là thủ lĩnh tăng ni tức giận, hiện tại Long Hoa Dân và nhiều người khác đều tích cực truyền giáo tất nhiên sẽ khiến thế lực bảo thủ của Đại Minh phản kích mạnh mẽ, Long Hoa Dân và nhiều người khác thực sự là không hiểu rõ tình thế và không biết tự lượng sức mình--

Matteo Ricci nói:

-Tế tổ, tế Khổng không phù hợp. Năm đó Lợi Công cũng là bất đắc dĩ mới như vậy, nếu cứ như vậy mãi thì thánh giáo ở đại Minh cũng chỉ là vô danh tiểu tốt sao?

Trương Nguyên nói:

-Không phải vậy, không phải là vô danh tiểu tốt mà là nét đặc sắc của thiên chúa giáo ở Đại Minh.

  • Đặc sắc của thiên chúa giáo đặc ở Đại Minh?

Từ Quang Khởi ngạc nhiên.

Trương Nguyên trịnh trọng gật đầy:

  • Nhập gia tùy tục, như phật giáo nam truyền, Phật giáo bây giờ với phật giáo ban đầu ở Thiên Trúc khác biệt rất lớn. Các tông giáo Thiên đài tông, Hoa nghiêm tông và Thiện tông đều là sau khi Phật giáo du nhập vào Trung thổ mới sinh ra. Cho nên nói Thiên chúa giáo muốn truyền bá vào Đại minh thì phải có sự cải biến, mang nét đặc sắc của Đại minh thì mới tốt, nếu không Thiên chúa giáo là tôn giáo ngoại lai làm sao có thể thay đổi được truyền thông mấy năm thâm căn cố đế của Trung Hoa. Hơn nữa Tế tổ, tế Khổng không phải chỉ là thói quen, Thiên chúa giáo phải nhường nhịn, khiêm tốn và bao dung mới đúng. Nói cách khác, cho dù lúc này chúng ta có thể giúp đỡ được bọn Long Hoa Dân, nhưng sớm muộn gì cũng sẽ có những xung đột khác nữa bùng nổ. Năm trước đệ đã giúp đỡ Vương Phong Túc một lần, nhưng y vẫn làm theo ý mình như trước nên mới có cái họa ngày hôm nay.

Từ Quang Khải trầm tư không nói.

...

Ngày 18 tháng 8 “tấu chương xin tổ chức hùng biện” của Từ Quang Khởi đã có ý kiến phúc đáp, phê duyệt đó rõ ràng là do Phương Tòng Triết phê, đối với việc Từ Quang Khải muốn biện hộ cho thiên chúa giáo bọn họ không rảnh mà để ý đến, và nói là đã hạ lệnh bắt Vương Phong Túc và Tạ Vụ Lộc ở Nam Kinh. Mệnh lệnh“Cấm giáo lệnh” cũng đã được truyền đạt tới cấp dưới.

Từ Quang Khải sợ quá, lập tức đến tìm Trương Nguyên bàn bạc đối sách, Trương Nguyên chau mày nói:

  • Hoàng đế có quan niệm “du nhập trước sẽ làm chủ”, thông qua tấu chương của nội các, đó cũng chính là quyền lực của nội các, sư huynh đừng vội, chúng ta cùng đi bái kiến Ngô Các lão đi.

Hai người Từ Quang Khải và Trương Nguyên đến phố Thái Phó Tự gặp Ngô Đạo Nam, Ngô Đạo Nam nghe hai người kể lại sự việc hỏi:

  • Nếu tổ chức hùng biện, các ngươi có chắc sẽ thắng không? Nếu thắng thì muốn đạt được mục đích gì?

Từ Quang Khải nói với Trương Nguyên:

  • Giới Tử, đệ nói với Ngô Các lão đi.

Trương Nguyên nói:

  • Không phải là học trò kiêu ngạo, như Nam Kinh Thẩm thị lang bối, học trò mà hùng biện với y thì không có chuyện thua, cuộc biện luận này không phải chỉ giữa phật giáo và thiên chúa giáo, mà là khả năng hùng biện, Thầm Thị Lang ý kiến lệch lạc, học trò là người có lý, Thẩm Thị Lang tầm mắt hẹp, học trò tầm mắt rộng, đối mặt với thiên tai**, quốc gia diệt vong, chỉ biết nói chuyện phật pháp hoặc nhân nghĩa, vẫn ung dung cho rằng mình có cách thiết thực để cứu đất nước, như Thẩm Thị Lang từng nói quốc gia đuổi hết giáo sĩ người tây thì có thể giữ được thái bình muôn đời, điều này thật là phi lý, học trò và Từ Tán thiện muốn thông qua lần hùng biện này để các sĩ thân và dân chúng hiểu thêm về học vấn của phương tây, phải có thái độ bao dung, lá lành đùm lá rách, đá trên núi còn có thể thắng được ngọc huống hồ tây học thực sự có điểm hơn nho giáo, như logic học, lịch pháp, thủy lợi, quân giới, đều đáng để chúng ta học tập, không thể nào vì là học vấn của phương tây mà tẩy chay.

Ngô Đại Nam lại đọc bản tấu chương hơn sáu nghìn chữ của Trương Nguyên, gật đầu nói:

  • Bản tấu chương này viết rất tốt, rất có bản lĩnh, hãy để lại đây, ngày mai ta sẽ mang đến nội các, rồi trình lên xét duyệt, cuộc hùng biện có thể tổ chức hay không phải chờ ý kiến của hoàng đế như thế nào.

Từ Quang Khải và Trương Nguyên làm theo lời Ngô Đạo Nam nói, lại đi Khâm Thiên Giám bái kiến hội giám phó Chu Tử Ngu, Chu Tử Ngu rất khâm phục Matteo Ricci, nguyên nhân là lần nhật thực vào tháng mười một năm Vạn Lịch ba mươi tám, lúc đấy dự báo trước của Khâm Thiên giám bị sai, mà tháng năm năm Vạn Lịch ba mươi tám, khi Matteo Ricci qua đời trong di chúc của ông ấy có dự đoán trước thời gian sẽ xuất hiện nhật thực, dự đoán tương đối chính xác, người của Lễ bộ đã vì chuyện này mà nghiên cứu lịch pháp, cùng với giám quan ngày đêm suy nghĩ, lúc Chu Tử Ngu làm ngũ quan chính ở Khâm Thiên giám cũng tham gia lần dự báo này, cuối cùng phát hiện ra dự báo nhật thực sai, không phải là do giám quan dự đoán sai, mà là do bản thân lịch pháp có vấn đề, nếu như nghe theo dự đoán của Matteo Ricci thì đã không xảy ra sai xót lớn như vậy. Khi Matteo Ricci lần đầu tiên vào kinh yết kiến hoàng đế Vạn Lịch đã dâng sớ mong muốn được tham gia sửa đổi lịch pháp Đại Minh, sơ nhập, lưu trung bất phát.

Chu Tử Ngu thấy Từ Quang Khải, Trương Nguyên đến thăm, bỗng thấy ngạc nhiên, sau khi nghe hai người nói rõ sự tình, Chu Tử Ngu nói:

  • Ta sớm đã có ý định mời các học giả Tây Dương đến đại Minh tham gia sửa đổi lịch pháp đại Minh, nhưng chuyện này nhất định phải do hoàng đế hạ chiếu chỉ mới được. Nay Từ Tán thiện và Trương tu soạn muốn tổ chức buổi hùng biện này, ta sẽ giúp một tay.

Vội viết một bản tấu chương xin hoàng đế chấp thuận sửa đổi lịch pháp. Viết rằng: “Đám bề tôi người Tây Dương Bàng Địch Nga, Hùng Tam Bạt đã quy phục và chịu giáo hóa, lịch pháp của bọn họ rất tốt. Trong nhiều sách vở của các vị học giả trung Trung Quốc thời xưa, trong “Hồng Vũ khất thị” dịch từ Tây Vực thì pháp lịch đã có tiền lệ từ trước, lấy hiểu biết của thần về lịch Nho cùng với các giám quan, sẽ phiên dịch lịch pháp của bọn họ để bổ sung vào những chỗ thiếu sót của lịch pháp đại Minh ta.

...

Ngày 19 tháng 8, Ngô Đạo Nam đem tấu chương của Trương Nguyên tới Nội các và thương lượng với Phương Tòng Triết, Phương Tòng Triết xem bản tấu chương của Trương Nguyên nói:

  • Trương Nguyên quả nhiên là nhạy bén. Từ tấu chương của Thẩm các có thể nhìn thấy những bất lợi cho hắn.

Nói:

  • Hội Phủ huynh, vì những tu sĩ phương Tây truyền giáo mà yêu cầu tổ chức buổi hùng biện có phải là chuyện bé xé ra to không?

Ngô Đạo Nam nói:

  • Biện luận thì đã sao, còn tốt hơn là các đảng tranh giành buộc tội lẫn nhau, đối với việc thuần phục viễn thần nên khoan dung độ lượng.

Phương Tòng Triết kiên quyết không cho phép tổ chức hùng biện, Ngô Đạo Nam cũng không thể dùng quyền thế để ép buộc, hai vị quan phụ thần ý kiến bất đồng, bản tấu chương của Trương Nguyên đành lưu lại ở nội các không trình lên trên nữa.

Ngày 20 tháng 8 lại có bốn bản tấu chương của Biên tu Hàn lâm viện Văn Chấn Mạnh, Tiền Sĩ Thăng, và của thứ cát sĩ Nghê Nguyện Lộ, Trương Đại được dâng lên nội các, đều là trợ giúp thanh thế cho Trương Nguyên. Từ Quang Khải lại viết một bản tấu chương biện hộ cho giáo sĩ phương tây, còn có Chu Tử Ngu-giám phó của Khâm Thiên Giám cũng dâng tấu chương cầu xin Bàng Địch Nga, Hùng Tam Bạt tham gia sửa chữa lịch pháp của đại Minh, rõ ràng là do Từ Quang Khải, Trương Nguyên thao túng, Phương Tòng Triết vô cùng tức giận, nói với Ngô Đạo Nam:

  • Trương Nguyên là một thiếu niên đầy dã tâm, vì muốn đạt được mục đích tham gia hùng biện, đã phát động bao nhiêu quan viên viết tấu chương ủng hộ mình, Nhược Phủ huynh tối qua đã nói hùng biện học thuật tốt hơn các đảng tranh gianh lẫn nhau, Hàn Xã của Trương Nguyên đang ẩn dấu một đảng phái.