Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 397: Dấu chân của công chúa (1)




Chu Thường Lạc nghe Vương An phân tích xong, gật gật đầu, rồi lại hỏi:

  • Vậy nếu như Trịnh quý phi giải thích với ta, ta nên làm thế nào?

Vương An nói:

  • Thiên tuế gia có còn nhớ lời của Giảng quan Lưu tiên sinh khuyên lơn Thiên tuế gia năm đó không?

Chu Thường Lạc suy nghĩ một chút, gật đầu nói:

  • Ta hiểu rồi.

Rồi liền cùng Vương An đi theo vị nội quan truyền khẩu dụ của Hoàng đế tới Khải Tường cung.

Vương An nói cái vị Giảng quan Lưu tiên sinh kia là muốn ám chỉ đến Thì Nhậm chiêm sĩ phủ hữu trung Lưu Viết Ninh người Giang Tây, lúc ấy Chu Thường Lạc chưa được sắc phong làm Thái Tử, trước sự thúc giục của các đại thần, Vạn Lịch Hoàng Đế đã đồng ý năm Chu Thường Lạc mười ba tuổi sẽ cho vào học ở Độc Thư các, Lưu Viết Ninh chính là một trong những giảng quan lúc đó của Chu Thường Lạc, bởi vì Hoàng Đế không coi trọng Hoàng trưởng tử (người con trưởng của Hoàng Đế) vào học ở Độc Thư các, nên việc đãi ngộ các giảng quan rất hẹp hòi, nói thẳng ra, thật là có cấp cho rượu cùng thức ăn đấy, hơn nữa còn thường xuyên là đàng khác, nhưng các giảng quan giảng dạy cho Hoàng trưởng tử, vẫn phải tự mang cơm hộp, mặc khác theo thường lệ thì phải có tiền lương, bút mực, còn tiền thưởng nhưng tất cả những thứ đó đều không hề có, đường đường là giảng quan của Hoàng trưởng tử, không ngờ lại chẳng được đãi ngộ bằng một kẻ thục sư ở thôn, ở xã. Với việc này, Hoàng trưởng tử Chu Thường Lạc cảm thấy vô cùng hổ thẹn, ngay thời điểm người thiểu niên cảm thấy vô cùng mất mặt, không khỏi thốt lên một câu oán giận, Lưu Viết Ninh đã đem lời khuyên lơn, hy vọng Hoàng trưởng tử sống cho trọn chữ hiếu, Chu Thường Lạc rất thông minh, lại hiểu rõ tình cảnh của mình, nên mấy năm nay có thể sống vô cùng yên ổn, đây là nguyên nhân mà thường ngày y tỏ ra vô cùng hiếu thuận với phụ hoàng, cho nên lúc nghe Vương An nhắc đến vị Lưu giảng quan đã qua đời kia, Chu Thường Lạc hiểu ra ngay.

Trên đường đi, Vương An nói khẽ với Chu Thường Lạc:

  • Thiên tuế gia tốt nhất là nên thỉnh cầu vạn tuế gia để được tiếp tục học ở Độc Thư các, để có thêm nhiều ngoại thần thân cận, còn có Hoàng trưởng tôn năm nay đã là mười hai tuổi, sớm nên vào học tại Độc Thư các nữa, như Chung Bản Hoa tuy có tài học, với chúng ta thì vô cùng trung thành, tận tâm, nhưng làm quan mà không có uy, đảm đương không nổi Nghiêm sư, cho nên thiên tuế gia phải tiếp tục học ở Độc Thư các mới tốt.

Chu Thường Lạc gật đầu, vụ Đĩnh Kích này đã làm cho y vô cùng khiếp sợ, vì thế phải có chút bồi thường mới được.

Tới hậu điện của Khải Tường cung, Trịnh quý phi vừa thấy Thái Tử Chu Thường Lạc bước vào, lập tức quỳ xuống, khóc lóc nói:

  • Ca nhi, ta chưa từng muốn hại con, ta nhìn con lớn lên từng ngày, nếu ta mà đứng đằng sau xúi giục trong vụ án này, ta nhất định sẽ không chết tử tế được.

Chu Thường Lạc thấy Trịnh quý phi quỳ xuống trước y, sợ tới mức liền vội vã quỳ xuống, luôn miệng nói:

  • Hài nhi tuyệt đối không dám đem lòng nghi ngờ mẫu phi, dù cho các ngoại thần nói như thế nào, hài nhi cũng không tin.

Vạn Lich Hoàng Đế vốn nghiêm mặt, khi nghe Chu Thường Lạc nói vậy, lập tức vui mừng, sai người đỡ Trịnh quý phi và Thái Tử đứng dậy, ban cho ghế ngồi, rồi nói với Chu Thường Lạc:

  • Không ngờ hài nhi lại thông suốt như vậy, các ngoại thần đều mượn việc này dẫn đến chuyện bốn đảng tranh giành, khiến trẫm cực kỳ phiền não, con nói nên làm thế nào để vụ án này chấm dứt.

Chu Thường Lạc cẩn thận nói:

  • Đáng lẽ chỉ cần thẩm tra tên Trương Soa kia là được, nhưng hài nhi nghe nói Trương Soa đã chết, nhưng đã khai ra bốn người, chỉ cần thẩm tra bốn người kia là được, còn những người khác không làm liên lụy đến.

Trịnh quý phi vừa nghe Chu Thường Lạc nói muốn hỏi Bàng Bảo, Lưu Thành liền tức giận vô cùng, ai biết được hai người này sẽ bị mấy tên ngoại quan xúi giục nói ra gì bất lợi cho bà ta, đang định cãi cọ thì Vạn Lịch Hoàng Đế đã nói:

  • Hài nhi nói phải, vậy cứ xử lý theo cách của hài nhi đi.

Rồi lại hỏi Chu Thường Lạc:

  • Lần này chắc hài nhi đã phải kinh hãi, trẫm sẽ đền bù cho hài nhi, hài nhi muốn gì cứ nói.

Ông nói như vậy là để xem Chu Thường Lạc có muốn yêu cầu những ơn bổng quá trớn hay không, nhưng thấy Chu Thường Lạc chỉ xin cho mình cùng Hoàng trưởng tôn vào học ở Độc Thư các, Vạn Lịch Hoàng Đế vô cùng hài lòng, nói:

  • Trẫm sẽ làm theo ý của hài nhi, ngày mai trẫm sẽ triệu kiến quần thần ở Từ Khánh cung để kết thúc vụ án này, để tránh việc các quần thần tranh giành quyền lực, hài nhi thấy thế nào?

Chu Thường Lạc nói:

  • Phụ hoàng anh minh, hài nhi cũng mong sao cho vụ án này kết thúc nhanh chóng.

Trịnh quý phi đợi Chu Thường Lạc rời khỏi Khải Tường cung, lại khóc lóc kể lể với Hoàng đế Vạn Lịch:

  • Hoàng thượng, nếu đem Bàng Bảo, Lưu Thành ra ngoài cung thẩm vấn thì ai mà biết những ngoại thần sẽ xúi giục, sắp đặt gì để hại thần thiếp, cả tộc thần thiếp chết sẽ chết cũng không có đất chôn.

Vạn Lịch Hoàng đế nói:

  • Ai nói muốn đem hai người Bàng, Lưu giao ra để thẩm vấn?

Trâm tóc của Trịnh quý phi xộc xệch, phấn trên mặt cũng đã dính đầy nước mắt, hỏi một cách nghi ngờ:

  • Hoàng thượng không phải là đã hứa với Ca nhi đem Bàng Bảo và Lưu Thành đi thẩm vấn rồi sao?

Vạn Lịch Hoàng đế nói:

  • Đúng là trẫm đã hứa, nhưng trẫm chưa nói là đưa ra ngoài cung thẩm vấn, trẫm để Tam Pháp Ti ở trước Văn Hoa môn thẩm vấn hai người Bàng, Lưu, còn phải cho người của Ti Lễ Giám giám sát, sao để ngoại thần sắp đặt tội cho nàng.

Trịnh quý phi lúc này mới an tâm, bái tạ Hoàng thượng khoan dung ân sủng.

Mùa hè tháng sáu, bên ngoài nắng hè chói chang, nhưng sau hậu điện Khải Tường cung lại vô cùng mát mẻ, Hoàng đế Vạn Lịch để Trịnh quý phi ngồi bên cạnh ông, bưng chén trà Long Uyển Báo Xuân uống một ngụm, nói với Trịnh quý phi:

  • A Tú, sau này nàng đối với Ca nhi thân thiện một chút, Ca nhi tuy không có sở trưởng gì hết nhưng lại thắng người khác ở chỗ có long nhân ái và hiếu thuận.

Trịnh quý phi bèn biện bạch cho mình:

  • Thần thiếp đối với Ca nhi lúc nào cũng thân thiện, chẳng lẽ hoàng thượng còn hoài nghi tấm lòng của thần thiếp.

Hoàng đế Vạn Lịch nói:

  • Nàng là người rất thông minh mà, làm sao có thể phái một tên nửa điên nửa ngu này xông vào Đông cung chứ.

Câu nói này của Hoàng đế Vạn Lịch là giải vây cho Trịnh quý phi, nhưng đối với Trịnh quý phi mà nói thì vẫn rất chói tai, Trịnh quý phi có chút không vui trả lời:

  • Không biết những lời này của Hoàng thượng là có ý gì!

Hoàng đế Vạn Lịch nói:

  • Không có ý gì khác, trẫm chỉ muốn nàng hiểu, ngôi vị Thái tử của Ca nhi không có ai có thể làm lung lay được, nếu không sẽ sinh ra đại loạn, Tuân nhi ở Lạc Dương cũng rất tốt, yên ổn làm Phúc Vương của nó, nàng không cần lo, nàng cũng thấy rồi làm hoàng đế kì thật cũng không vui vẻ là mấy, cũng may có nàng bên cạnh.

Nói xong, ông nhẹ nhàng vuốt ve bàn tay của Trịnh quý phi, nét mặt vô cùng dịu dàng.

Trịnh quý phi khẽ thở dài, năm đó khi Tuân nhi ra đời, Hoàng thượng hứa với nàng lập Tuân nhi làm thái tử. Nhưng lại bị các đại thần trong và ngoài triều biết được nên rất nhiều tấu chương dâng lên yêu cầu Hoàng thượng lập Hoàng trưởng tử làm Thái tử, Hoàng Thái hậu Từ Thánh cũng muốn lập Chu Thường Lạc, Hoàng thượng nghĩ hết mọi cách kéo dài mười mấy năm rồi nhưng cuối cùng vẫn chịu không được áp lực từ Thái hậu và triều thần, chỉ đành lập Chu Thường Lạc làm thái tử, Tuân nhi không thể không đến Lạc Dương.

Thời thế đã như thế, muốn thay đổi Thái Tử đã không dễ. Trịnh quý phi đành bỏ ý định, Nói:

  • Ân sủng của Hoàng thượng thần thiếp sao không biết, chỉ là năm ngoái Tuân nhi rời kinh thành thì mẹ con thần thiếp đã hai năm chưa từng gặp, thần thiếp ngày nhớ đêm mong, đêm đêm rơi lệ.

Hoàng đế Vạn Lịch nhẹ nhàng nói:

  • Mẫu hậu năm đó cũng rất nhớ đệ đệ Lộ Vương. Nhưng cũng không thể muốn gặp là gặp được, tổ chế là như vậy.

Mặt trời nóng rực ngoài sân đình Tây Noãn các, Trịnh quý phi và hoàng đế Vạn Lịch đã là vợ chồng hơn ba mươi năm nhưng vẫn còn rất son sắt, hai người ngồi trong Các phía trong cửa sổ, nhìn hai cây bách cổ trải dài những tán lá rậm rạp ở ngoài sân đình, im lặng thật lâu, đây là hai người có uy quyền nhất, đáng tôn kính nhất trong Đại Minh triều, nhưng lúc này họ cũng chẳng khác gì so với những cặp vợ chồng bình thường khác.

Ngày sáu tháng sáu, theo phong tục của người Bắc Kinh thì ngày này là Thiên Huống Lễ (ngày trời ban tặng), vào ngày này mọi người đem nước giếng làm tương dấm chua, ngâm dưa cà, lại đem quần áo đi phơi nắng. Tục ngữ có câu “ Mồng sáu tháng sáu, gà cũng phơi cho chín”, ngày này chính là ngày nắng gắt nhất, trong Hoàng cung cũng trải “liệt triều thực lục” và “liệt triều ngự chế văn tập” để phơi nắng.

Ngày hôm đó Hàn Lâm Viện cũng đang phơi sách, mấy người trẻ tuổi ở Hàn Lâm như Trương Nguyên, Chu Diên Nho thì ở bên cạnh học sĩ giúp đỡ Quách Xương thu xếp những quyển sách xưa. Khoảng đầu giờ Tỵ, đột nhiên có người nội thị đến truyền chỉ. Hoàng đế ở Từ Khánh cung triệu kiến các quan thần trong nội các, sáu bộ năm phủ và các Khoa đạo khác, Hàn Lâm Viện ngoài đường quan ra, hai vị tu soạn đi trước để chuẩn bị soạn sách.