Từ Quang Khải ở phòng “Xuân Thu” đảm nhiệm chấm bài thi, y trở về Hàn Lâm Viện chỉ xin được phục chức nào ngờ lại thăng quan, từ chức Kiểm thảo Hàn Lâm Viện tòng thất phẩm thăng thành Chiêm Sĩ phủ tả xuân phường tả tán thiện tòng lục phẩm. Thăng liền hai cấp, đây là do Tiền Khiêm Ích có đại tang phải hồi hương, phủ Chiêm Sĩ trống một chức quan, nhân phẩm danh vọng học thức của Từ Quang Khải thời gian gần đây tăng rất cao, gặp ngay lúc đó liền được lên chức.
Phòng “Xuân Thu” tính cả quan Trương Hạc Minh tổng cộng có năm người. Sau giờ Ngọ, ánh mặt trời chiếu xiên vào phòng, Từ Quang Khải ngồi trên án, bên trái là một chồng chu cuốn chờ duyệt. trước khi bắt đầu chấm bài thi, Từ Quang Khải làm các động tác trị liệu lắc đầu, lắc cánh tay, xoa cổ do Trương Nguyên dạy khiến các quan đang chấm thi ngạc nhiên hiếu kì hỏi, Từ Quang Khải nói:
Vừa nói như vậy, các quan chấm thi đều nhờ Từ Quang Khải chỉ các động tác này. Họ đều là quan văn, thường ngồi viết công văn, hoặc nhẹ hoặc nặng đều có bệnh đau xương cổ này, làm mấy động tác lắc đầu, xoa cổ, hỏi ra mới biết người chỉ Từ Quang Khải các động tác trị bệnh đau xương cổ này chính là Sơn Âm Trương Nguyên đại danh đỉnh đỉnh. Liền có một vị quan chấm thi nói:
Một vị quan khác cười nói Từ Quang Khải:
Mọi người đều cười rộ
Quan phòng Trương Hạc Minh đã sáu mươi tuổi, thân thể khỏe mạnh, hiện đang làm Binh bộ lang trung, ông nói:
Dừng lại một chút, lại nói:
Chấm thi tới lúc lên đèn thì tạm nghỉ, sau đó dùng cơm, uống trà, giờ Tuất hai khắc lại chấm bài tiếp, tới giờ Hợi canh ba mới dừng lại, vào giờ Thìn canh ba ngày kế lại bắt đầu chấm bài thi.
Sáng ngày mười ba tháng hai, Từ Quang Khải đã chấm xong một phần của chu cuốn, phần phá đề, thừa đề của đề “Duy người nhân nghĩa có thể là tốt, có thể là ác” đều khá thỏa đáng, tuy rằng hành văn có chút gấp gáp, nhưng thay mặt lời nói của thánh hiền rất có quy củ, cũng được coi là một quyển bài thi khá ưu tú. Từ Quang Khải trầm ngâm một chút có nên lấy bài thi này hay không, đang định nhìn vị thí sinh này làm bát cổ thế nào, nếu bát cổ đề làm tốt thì sẽ tiến vào phòng quan, nhưng chưa lật bài thi ra, lại chợt phát hiện có hai hàng chữ nhỏ chú thích bằng bút đỏ: “Thí sinh phạm vào kiêng kị của tiên đế, đã so chép lại lỗi”.
Từ Quang Khải nhướn mày, một lần nữa xem lại bài của thí sinh này, phát hiện có một chữ “Mục” phạm úy tiên đế. Long Khánh hoàng đế là cha của Vạn Lịch hoàng đế, hiệu là Mục Tông, thí sinh nếu gặp phải từ này đều phải ghi thiếu, bỏ qua, nếu không sẽ bị đánh rớt.
Từ Quang Khải lắc đầu, thầm nghĩ: “Thí sinh này cũng quá khinh thường sơ ý, tài nghệ như vậy không ngờ lại xuất hiện sai lầm đáng tiếc, vậy phần sau của bài thi không cần phải coi rồi”. Lúc này lại dùng bút mực đỏ viết lên chu cuốn ba chữ “Phạm úy, thiếp”, cho thấy bài thi này có lỗi, phải đưa đến Chí công đường dán lại.
Đã bị dán lại thì tất nhiên không có hi vọng đậu. Những bài được đưa tới Chí công đường do mắc lỗi chỉ có quan Nội liêm được xem, thí sinh không xem được. Mỗi khoa thi hội, vi phạm có tới mấy chục bài, việc này không phải hiếm.
Quan niêm phong kia nhìn thấy chu cuốn bị dán trong phòng “Xuân Thu”, âm thầm gật đầu, đại công cáo thành rồi.
…….
Ngày mười lăm tháng hai, Trương Nguyên thi hội buổi cuối, khảo đề là ba phần thi vấn đáp, giải bài thi rất thuận lợi. Trước khi mặt trời lặn thì nộp bài ra khỏi Long Môn, hoàn thành ba buổi thi của mùa xuân Bính Thìn.
Hai ngày này thời tiết rõ ràng trở nên ấm áp, trong cơn gió nhẹ giữa đêm có thể ngửi được hơi thở mùa xuân, chính là mùi hoa cỏ thơm ngát. Trương Nguyên đứng ở Long Môn nhìn lại trường thi, tường cao ngất, nghiêm trang, hai miếu thờ ở hai phía đông tây, đông viết “Minh kinh thủ sĩ", tây viết "Vì nước cầu hiền”.
Thương Cảnh Huy thấy Trương Nguyên quay đầu nhìn trường thi, liền cười lớn, hỏi.
Trương Nguyên vội nói:
Thầm nghĩ: “Cũng đừng làm cho lời của tiểu Cảnh Huy là lời sấm, thiệt là không hay chút nào”.
…..
Khi Trương Nguyên tận sức thi xong vòng thứ ba, lần chấm chu cuốn thứ hai đã bắt đầu, chu cuốn đã chia đều trên bàn của các phòng. Sau giờ Ngọ ngày mười bảy tháng hai, một vị đang chấm bài thi ở phòng “Xuân Thu” bỗng nhiên cất tiếng khen:
Lúc này liền đem bài thi tới chỗ Trương Hạc Minh nói:
Đã có bốn vị giám khảo mang cả chục chu cuốn để trên bàn của Trương Hạc Minh. Đợi chu cuốn của lần thi thứ hai duyệt xong, ông sẽ đem hai phần chu cuốn của hai lần thi giao cho quan phó chủ khảo Lưu Sở Tiên, bài thi lần thứ ba cũng không quá mức trọng yếu, nếu không có trở ngại gì ổn rồi.
Trương Hạc Minh nghe quan chấm thi khen ngợi bài thi này, liền đặt bài thi trong tay xuống để xem phần bài thi này trước. Chỉ thấy quyển bài thi có tên “Thiên hạ chi chính xuất vu nhất luận” viết: “Thiên hạ có gốc rễ chính trị. Nhân chủ lấy nó làm trọng, chính trị không thể tách khỏi gốc rễ của nó. Đó chính là vũ khí của sĩ phu và nhân chủ trong thiên hạ, vì thế nên được duy trì dài lâu...”
Trương Hạc Minh vừa xem vừa vuốt râu gật đầu, xem hết bài luận, lại xem "Nghĩ Hán Vũ Đế bãi điền luân đài chiếu" khúc dạo đầu viết: "Trẫm căm phẫn Hung Nô hoành hành, lệnh tướng sĩ xuất kích tuyệt mạc mấy ngàn dặm”.
Rất nhanh đã xem hết,văn chương thật trôi chảy, Trương Hạc Minh khen:
Nhìn qua phần đánh số của quyển chu cuốn, thấy có lẽ thí sinh đến từ hai phủ Tô, Tùng phía nam Trực Lệ, hoặc là các tỉnh Giang Tây, Chiết Giang, Hồ Quảng, Phúc Kiến, Quảng Đông.
Thi hội đời Minh tiến hành kì thi từ nam tới bắc, quy định các tỉnh phía nam và phía bắc chọn ra hơn ba trăm tiến sỹ theo tỷ tệ 6:4, nếu không thực hiện loại quy định này thì sĩ tử phía nam sẽ chiếm tuyệt đại đa số thí sinh. Phía nam kinh tế văn hóa phát triển, trong hương thôn ngõ hẻm đều vang lên tiếng đọc sách, kể cả người buôn bán nhỏ cũng có rất nhiều người biết chữ. Còn phương bắc người đọc sách ít, ngoài bát cổ ra thì không biết những thứ khác, cho nên sĩ tử phương bắc không bằng sĩ tử phương nam. Trong hai lệ khoa cử, riêng ở phủ Cát An tại Giang Tây, có tới mười một vị Trạng nguyên, tám vị Hội nguyên, ba mươi chín vị giải Nguyên. Tại huyện Phủ Điền ở tỉnh Phúc Kiến, khoa Lịch đậu tiến sĩ tới ba trăm hai mươi bốn người, vượt xa so với phương bắc. Nếu không phải có quy định hạn chế số lượng, thì người phương bắc chỉ xem như là đắp thêm vào kì thi, nhất định sẽ làm thân sĩ phương bắc bất mãn, dẫn đến nguy cơ chính trị. Cho nên Chu Nguyên Chương mới phân ra nam bắc chọn sĩ tử, cam đoan phương bắc có cơ hội trúng tuyển, sĩ tử phía nam tuy rằng bất mãn, nhưng tốt xấu gì phía nam cũng chiếm sáu trên mười phần, còn có thể nhịn được. Hơn nữa thi đình nhất giáp, nhị giáp vẫn là người phía nam chiếm tuyệt đại đa số, chính bởi vì phân chia bắc nam như vậy nên mới có người lợi dụng lừa đảo. Từng có một cử nhân ở Chiết Giang thi hoài không đậu tiến sĩ, liền dời đến Hà Nam, chẳng mấy chốc đã đậu cao, sau đó liền không cho thí sinh đổi quê quán nữa.
Trương Hạc Minh xem phần bài thi này là ở phía nam, liền tìm bài thi từ phía nam đánh số tương tự trong chồng bài do bốn vị giám khảo đưa lên. Nhưng ông tìm một hồi cũng không thấy, thầm nghĩ rằng: “Bài thi lần hai làm tốt như vậy, bài đầu khẳng định viết tốt, chẳng lẽ còn chưa chấm tới hay sao?”. Ông liền bảo Từ Quang Khải và ba vị quan chấm thi tìm lại lần nữa trong đống bài thi đầu chưa chấm xong, nhất định đem đúng số của chu cuốn này đến cho ông. Nhưng ba người Từ Quang Khải tìm trong phần bài thi lần đầu, ngay cả trong đống bài thi rớt vẫn không thấy
Một quan chấm thi hỏi:
Phân phòng chấm bài thi, bài đầu đưa đến phòng nào thì phần thứ hai sau khi đánh số cũng được đưa đến đó. Đương nhiên cũng có khả năng xảy ra sai sót, Trương Hạc Minh liền cầm phần thứ hai đến phòng “Xuân Thu”. Nhìn kĩ hơn bốn trăm bài thi lần đầu, nhưng vẫn không tìm được bài thi có cùng số đánh với bài thi đang giữ, điều này là Trương Hạc Minh rất buồn bực, phần đầu làm sau có thể không cánh mà bay được.
Từ Quang Khải do dự nói:
Trương Hạc Minh yêu tài, phần thi thứ hai này thực sự ưu tú, không đành lòng bỏ qua nhân tài như vậy, liền bảo Từ Quang Khải đi Chí công đường đối chiếu một chuyến.