Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 348: Đêm diễn ở Kim Sơn




Anh khí bừng bừng như vậy nhiều năm không thấy, công danh phú quý đương nhiên cần, nhưng cũng có hùng tâm tráng chí kiến công lập nghiệp, lưu danh sử sách. Đương nhiên, lý tưởng và chí hướng của nhiều người về sau này dần bị tiêu tán theo những lần thi trượt, theo những đấu đá phân tranh của quan trường và bị biến đổi theo những lợi dục trong lòng.

Chẳng hiểu sao, đột nhiên Trương Nguyên nhớ tới lời nói ba năm trước của tiểu Cảnh Huy khi sắp chia tay:

  • Trương công tử, ca ca người đừng nên thay đổi nhiều nhé. Vẫn cứ như vậy là tốt nhất…

Hắn thầm nghĩ:

“Ta sẽ không thay đổi, ta sẽ kiên trì từng bước thực hiện lý tưởng của mình.”

  • Giới Tử huynh, Tông Tử huynh.

Trên bến tàu có người lớn tiếng gọi về hướng này, có nhiều người quá nên không thấy rõ là ai, nghe giọng nói giống như Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong, Trương Nguyên và Trương Đại vẫy tay về phía đám người, đợi thuyền dừng lại bèn nhảy lên bờ, chỉ nghe có tiếng Tiêu Nhuận Sinh kêu lên:

  • Tông Tử, Giới Tử, đến đây, gia phụ ở đây.

Đám người tránh ra, Trương Đại, Trương Nguyên đi qua, chỉ thấy Tiêu Pháp râu tóc trắng như bạc đang đứng bên kiệu. Tiêu Nhuận Sinh, La Huyền Phụ đứng hai bên trái phải, Tiêu Pháp cười ha hả nói:

  • Hôm nay trời đẹp, ta ra bờ sông tiễn các trò, mong rằng sớm nhận được tin chiến thắng từ kỳ thi xuân.

Trương Nguyên và Tiêu lão sư nói mấy câu, Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong và hai thư đồng Lâm Triệu Khánh và Thái Khải Tường cũng chen tới, cung kính thi lễ với Tiêu Pháp. Tiêu Pháp không biết Lưu Cầu Vương tử này, nói với Trương Nguyên:

  • Là bạn của trò hả? Các trò cứ nói chuyện với nhau đi, ta dặn dò Nhuận Sinh mấy câu.

Trương Nguyên bèn cùng Thượng Phong hàn huyên, Thượng Phong oán giận nói:

  • Giới Tử huynh đến Nam Kinh cũng không cho tại hạ biết một tiếng. Suýt nữa thì không kịp.

Trương Nguyên tạ lỗi:

  • Thực sự là vội quá, cũng không biết Thượng huynh vẫn còn ở Quốc Tử Giám.

Sắc mặt Thượng Phong bi thương, nói:

  • Tại hạ sang năm mới về Lưu Cầu, không biết có còn cơ hội gặp lại Trương huynh không nữa!

Trương Nguyên biết nỗi khổ của Thượng Phong. Đại danh Đảo Tân thị của đảo Lộc Nhi mỗi năm đều điều động hơn ngàn dân phu của Lưu Cầu tới đảo Lộc Nhi phục dịch, còn muốn Lưu Cầu Vương tiến cống hải ngư, tay gấu, dược liệu, khoáng sản, lòng tham không đáy. Thượng Phong tuy có chí khí không cam lòng nô dịch muốn chống lại Đảo Tân thị, nhưng y không phải là Thế tử, hơn nữa dựa vào lực lượng của một mình Lưu Cầu cũng không thể chống lại Đảo Tân thị. Nghe Thượng Phong nói đầu năm y còn tới kinh thành một chuyến, đi thăm các quan lại đại thần và chư bộ, muốn nhận được sự ủng hộ của triều đình Đại Minh đối với Lưu Cầu, nhưng cuối cùng là thất vọng mà về.

Lưu Cầu, đảo Điếu Ngư cũng ở đó a! Nhưng Trương Nguyên lúc này cũng chỉ có thể nói vài lời an ủi Thượng Phong một chút, cầm tay nói:

  • Đệ và Thượng huynh đều hào hoa phong nhã, sao lại không còn cơ hội gặp nhau được, Thượng huynh bảo trọng.

Thượng Phong cực kỳ coi trọng việc kết giao với người bạn Trương Nguyên ở Nam Giao. Người biết rõ về tình hình Lưu Cầu và luôn đồng tình như Trương Nguyên thì ở Đại Minh có rất ít chư sinh như vậy. Trương Nguyên biết rõ Lưu Cầu có vị trí quan trọng đối với việc buôn bán đường biển của Đại Minh. Tầm nhìn và kiến thức vượt xa so với người cùng thế hệ. Thượng Phong thấp giọng nói:

  • Chân thành chờ mong tin mừng ở kỳ thi mùa xuân của Giới Tử huynh. Huynh sớm nắm giữ Các bộ, như vậy Lưu Cầu ta có lẽ sẽ không chịu sự ức hiếp lăng nhục của Đảo Oa, đời đời làm Phiên thần của Đại Minh.

Trương Nguyên cũng không khiêm tốn, phải cho Thượng Phong một ít hi vọng mà, trịnh trọng nói:

-Đệ và Thượng huynh cùng nhau cố gắng.

Mấy vị giáo sĩ Vương Phong Túc, Tạ Cửu Lộc, Kim Ni Các cũng tới nói chuyện với Trương Nguyên. Kim Ni Các tự mình vác hành lý, có chút dáng vẻ của tu sĩ khổ tu. Chiếc thuyền Tam Minh Ngõa của Trương Nguyên không chứa được nhiều người như vậy, mà thuyền của Phạm Văn Nhược lại khá trống trải. Hoàng Tôn Tố liền chuyển đến thuyền của Phạm Văn Nhược, dành ra một khoang nhỏ cho Kim Ni Các.

Đầu giờ Ngọ, hai mươi tư vị cử nhân vào kinh tham dự kỳ thi lần lượt lên năm chiếc thuyền, người đưa tiễn trên bờ cùng hô cung chúc chư vị cử nhân “Thắng lợi trong kì thi mùa xuân, đề tên trên bảng vàng”. Năm chiếc thuyền lục tục rời khỏi bến tàu Mã Doanh, xuôi dòng mà đi, không đến nửa canh giờ liền ra đến cửa sông Tần Hoài. Hòa vào dòng Trường Giang. Chợt cảm thấy rộng rãi sáng sủa, trên mặt sông có chỗ rộng mười mấy dặm, không phân biệt được đâu là trâu đâu là ngựa ở hai bên bờ. Gió sông lồng lộng lạnh thấu xương thổi tới, con thuyền từ Tần Hoài tiến vào dòng Trường Giang, mới khiến người ta cảm thấy cái to lớn của sông nước, sức người nhỏ bé.

Thuyền của Nguyễn Đại Thành dẫn đầu. Nguyễn Đại Thành là người Đồng Thành ở bờ phía Bắc sông Trường Giang, thường lui tới hai bờ sông Trường Giang. Người chèo thuyền này cũng quen thuộc với đoạn thủy đạo từ Nam Kinh đến Trấn Giang. Thuyền của đám người Trương Đại theo sau thuyền của Nguyễn Đại Thành, xuôi dòng mà chạy, nắm rõ hướng đi của thuyền là được.

Trương Nguyên và Vương Bính Lân, Kim Ni Các ở đầu thuyền, ngắm phong cảnh bờ Nam. Trương Nguyên năm ngoái đọc sách ở Nam Kinh Quốc Tử Giám vài tháng, phong cảnh Nam Kinh vẫn chưa kịp cảm nhận được hết. Phong cảnh núi sông thay đổi rất nhiều trong bốn trăm năm. Vương Bính Lân đã ở lại Nam Giám hai năm, Thanh Khê của Bạch Hạ, núi Ngưu Đầu, Tê Hà, những địa phương này đều du ngoạn qua, chỉ một dãy núi cao ở phía bờ Nam nói:

  • Giới Tử, cha cố Kim hai vị nhìn xem. Đó là núi Trực Độc, còn ngọn núi kỳ lạ cao vút ở giữa dòng sông, đó là Yên Tử Cơ. “Vạn lý trường giang đệ nhất Cơ”, đó là thắng cảnh du ngoạn nổi tiếng của Kim Lăng đấy.

Khi thuyền đi qua Yến Tử Cơ, vì dòng chảy của sông bị Yến Tử Cơ bắt chẹn, dòng nước cuộn trào mãnh liệt, thuyền chạy cực nhanh, gió lạnh thấu xương. Mấy người Trương Nguyên không dám đứng ở đầu thuyền ngắm cảnh. Quay về khoang thuyền ngồi vào chỗ của mình.

Giáo đồ Thiên Chúa giáo về phương diện ẩm thực cũng không có bao nhiêu cấm kỵ. Chỉ là thứ 6 không thể ăn thịt, còn có ngày Đại trai phải đói bụng, còn lại không cấm thức ăn mặn. Hôm nay là đầu tháng 4 mùa đông năm Vạn Lịch thứ 43. Kim Ni Các nói với Trương Nguyên là thứ 4. Dùng cơm trưa xong ở trên thuyền, Trương Nguyên, Vương Bính Lân và Kim Ni Các vây quanh lò lửa thảo luận lịch pháp. Kim Ni Các quả nhiên là chuyên gia lịch pháp, Trương Nguyên tuy không tinh thông, nhưng chỉ cần Kim Ni Các nói, hắn đều có thể rất nhanh hiểu được và nắm rõ. Điều này khiến Kim Ni Các ngạc nhiên thán phục. Quan điểm của Kim Ni Các có chút sai lầm, như thuyết địa tâm Ptolemaeus. Trương Nguyên liền hỏi:

  • Ta nghe nói phương Tây có học giả nước Ba Lan tên là Copernicus, có thuyết Nhật tâm hệ, Kim Ni Các có biết không?

Kim Ni Các lập tức giống như bị con bò cạp chích vậy, vừa lắc đầu vừa xua tay:

  • Đó là tà thuyết ma quỷ. Tệ nhân căm ghét đến tận xương tủy, tệ nhân không hề biết rõ, cũng không có ý đi tìm hiểu.

Trương Nguyên cười, không có ý phân biện với Kim Ni Các về thuyết Nhật tâm và thuyết Địa tâm, Nhật tâm, Địa tâm đều là thuyết sai, những cái này để Galile đi phân biện đi. Điều hắn quan tâm hơn là《 Thủy pháp phương Tây》 và hai chiếc súng ở trong khoang thuyền kia. Nhưng Kim Ni Các lại truy vấn hắn từ đâu biết Copernius và thuyết Nhật tâm. Trương Nguyên nói là từ trong một quyển sách của người phương Tây. Kim Ni Các lắc đầu liên tục, nói:

  • Những thứ này là tà thuyết dị đoan, không biết là ai mang đến quý quốc, vô cùng tai hại. Trương công tử thông minh tuyệt đỉnh, tuyệt đối đừng nên bị mê hoặc bởi cái tà thuyết dị đoan kia. Sách tệ nhân mang về từ Pháp đều là sách có ích.

  • Nói xong, từ hành lý của y lấy ra một chồng sách lớn viết bằng chữ La Tinh, sách về lịch pháp Thiên văn là nhiều nhất. Có 《Cách suy tính ngày lễ năm》, 《 Thuyết Giản bình nghi》, 《 Hoàng xích cự độ biểu》, về sinh lý thân thể có《 Tổng quát về thân thể》, còn có rất nhiều sách tôn giáo là thứ mà Trương Nguyên không cảm thấy hứng thú. Trương Nguyên chọn một cuốn 《 Ý thập dụ ngôn》 hỏi Kim Ni Các đây là sách gì. Kim Ni Các thuận miệng liền kể một câu chuyện nhỏ trong quyển sách tên là “ Người

nông phu và con rắn”.

Trương Nguyên mỉm cười lắng nghe, thầm nghĩ:

“ Đây không phải là《 Ý thập Ngụ ngôn》sao? Nhớ tới câu chuyện trong 《 Nguyên bản hình học 》của Từ Quang Khải và Matteo Ricci hợp dịch, bèn đề nghị nói:

  • Kim Ni Các, trong thuyền không có chuyện gì, không bằng hai người ta và ngươi hợp tác, đem mấy quyển 《 Cách suy tính ngày lễ năm》, 《 Hoàng xích cự độ biểu 》, 《 Ý thập Ngụ ngôn 》dịch thành Hán văn, do Hàn Xã thư cục in ấn phát hành, như thế nào?

Kim Ni Các vui vẻ nói:

  • Tệ nhân chính là có ý đó, mãi không tìm được nhà Nho thông minh có tư tưởng tiến bộ. Trương công tử cực kỳ thích hợp, quả thực là tạo hóa ủng hộ.

Kim Ni Các vô cùng vui mừng, Kim Ni Các hâm mộ Matteo Ricci nhất. Y phụng mệnh tòa thánh Rome tới Đại Minh chính là vì chỉnh lý di cảo của Matteo Ricci. Kim Ni Các đồng ý với sách lược truyền giáo của Matteo Ricci, cho rằng muốn bách tính Đại Minh nhận Thánh giáo, đầu tiên phải truyền bá khoa học kỹ thuật phương Tây.

  • Nhưng lần này đi Bắc Kinh chỉ có nửa tháng, chỉ sợ ngay cả một nửa quyến sách đều phiên dịch không xong. Trương công tử sắp tham gia thi Hội, không được phép phân tâm. Đợi sau khi thi xong lại hẹn thời gian hợp tác phiên dịch, được không?

Năm đó Từ Quang Khải và Matteo Ricci đã dùng hai năm thời gian phiên dịch sáu quyển 《 Nguyên bản hình học 》, bởi vậy suy nghĩ của Kim Ni Các không phải không có lý.

Trương Nguyên nói:

《 Cách suy tính ngày lễ năm 》khó khăn phức tạp, vậy bắt đầu trước từ 《Ý thập dụ ngôn 》, thử một chút độ khó dễ.

Kim Ni Các vui vẻ đáp ứng, đợi Trương Nguyên mài xong mực, mở giấy ra, y bèn mở cái quyển《 Ý thập dụ ngôn 》bìa cứng đó ra, dùng tiếng Quan thoại của Đại Minh vẫn còn chưa thuần thục, từng câu từng chữ nói về dụ ngôn thứ nhất “ Con cáo và chùm nho”

Kim Ni Các đây là dịch thẳng, tiếng La Tinh và tiếng Hán thực sự khác biệt rất lớn. Kim Ni Các vẫn còn chưa học thông Trung - Tây, lúc dịch khó khăn khúc trắc, không thuận miệng, trong lòng rất hổ thẹn. Tự biết mình kém xa so với trình độ Trung - Tây văn của Matteo Ricci, sợ Trương Nguyên nhíu mày cười nhạo, nhưng mà Trương Nguyên lại viết không ngừng, đợi y kể xong câu chuyện “ Con cáo và chùm nho”, không quá nửa khắc sau, Trương Nguyên liền gác bút, đem tờ giấy chuyền qua:

  • Kim Ni Các mời xem, dịch như vậy được không?

Kim Ni Các nhận lấy đọc từng chữ: “Con cáo và chùm nho” —— Ngày xưa có một con cáo, nhìn thấy những chùm nho tím thẫm chín mọng trên giàn nho, từng chùm nhìn rất ngon mắt. Nó thèm nhỏ dãi đã lâu nhưng lại không có kỹ năng của con vượn để có thể trèo lên ăn ngấu nghiến. Nhìn thì sinh oán, oán thì nói không thèm, không từ bất cứ việc gì. Nhưng lòng nghĩ một đằng miệng nói một nẻo, tự an ủi nói:

“ Những chùm nho này tuyệt đối không phải là vật quý trọng hiếm thấy, lại còn có vị chua và chát, ta không bao giờ nuốt, chỉ những phàm phu tục tử mới muốn hái mà ăn.”

Bọn người thế gian đê tiện như thế, nhìn thấy người tài đức xuất chúng, tự thấy mình không thể nào được như vậy, lại chửi bới gièm pha, giả ý thanh cao. Chao ôi, cái gọi là Phật nhân chi tính, cũng là lời nói dối lòng.

Kim Ni Các đọc xong. Trợn mắt há mồm, văn dịch của Trương Nguyên còn hay hơn cả bản tiếng La Tinh. Hơn nữa lại khai triển một chút, bài dịch này tốt hơn cả nguyên tác, bản lậu áp đảo bản chính, Kim Ni Các lắc đầu thở dài nói:

  • Cái tài của Trương công tử, tệ nhân trong cuộc đời hiếm thấy, tệ nhân có thể hợp tác phiên dịch với Trương công tử, thật là vinh dự cho kẻ hèn này.

“Vinh dự cho kẻ hèn này” câu này dùng không thích hợp, Trương Nguyên thiện ý nhắc nhở, Kim Ni Các cũng khiêm tốn nhận sự chỉ giáo.

Buổi chiều ngày hôm đó, Kim Ni Các và Trương Nguyên dùng hai canh giờ hợp dịch hai mươi tư câu chuyện dụ ngôn. Trong quyền 《 Ý thập dụ ngôn 》này có tổng cộng hơn một trăm tám mươi câu chuyện ngụ ngôn. Theo tiến độ như vậy, một ngày dịch bốn canh giờ, chỉ cần năm hôm thì có thể hoàn thành. Kim Ni Các đối với tốc độ nhanh như vậy cảm thấy như là đang nằm mơ. Y liền đem kỳ tích này quy về Thiên Chúa. Sự xuất hiện của Trương Nguyên chính là kỳ tích hiện ra của Thiên Chúa.

Sắc trời dần tối, nghe thấy âm thanh sắc bén của người ở thuyền phía trước nói:

  • Tới Trấn Giang rồi, tới Trấn Giang rồi.

Nam Kinh cách Trấn Giang hơn một trăm sáu mươi dặm đường thủy. Đây là xuôi gió xuôi dòng, một buổi chiều thuyền nhẹ liền có thể tới được. Chiếu theo ước định lúc trước, bọn họ qua đêm ở Trấn Giang, sáng sớm ngày mai qua sông hướng về Dương Châu.

Năm chiếc thuyền lần lượt cập bến ở dưới chân núi Bắc Cố. Vầng trăng khuyết, sớm đã treo giữa trời, trên đỉnh núi vẫn còn lưu lại lớp tuyết mỏng của ngày hôm trước, nguyệt quang phản chiếu, trời đất cùng sáng, sóng nước nhấp nhô, mây trắng mờ mịt, cảnh vật có phần kỳ lạ.

Trương Nguyên đứng ở mũi thuyền, ngước nhìn núi Bắc Cố, thầm nghĩ:

  • Đây chính là thiên hạ đệ nhất giang sơn mà Lương Vũ Đế từng khen, “Hà xứ vọng Thần châu. Mãn nhãn phong quang Bắc Cố lâu” cũng chính là ở nơi này. Bên đó là Kim Sơn và Tiêu Sơn. Ba ngọn núi hiện thành thế chân vạc.

  • Giới Tử, dùng cơm tối chưa? Ăn xong rồi thì chúng ta đi chùa Kim Sơn chơi.

Trương Đại ở thuyền bên kia gọi, Trương Đại là người thích du ngoạn nhất. Đêm hôm qua không ngủ, sau khi lên thuyền liền ngủ một mạch từ Nam Kinh tới núi Bắc Cố, bị gọi dậy ăn một bát lớn mì hoành thánh thịt dê, y tinh thần cực tốt, rất hứng thú đi chơi. Núi Bắc Sơn dù là đi ngang qua nhưng cảnh sắc tuyệt đối không thể bỏ qua, Nguyễn Đại Thành và y phối hợp nhịp nhàng, Nguyễn Đại Thành trên thuyền còn có các loại nhạc khí khúc nghệ, một thị thiếp và hai nam người hầu đi theo thuyền đều có thể hát hí khúc, Nguyễn Đại Thành nói:

  • Núi Bắc Cố hiểm trở, ban đêm leo núi không tiện, hơn nữa chùa Cam Lộ mục nát hoang phế, ta năm trước đã tới, không có gì đáng xem, chùa Kim Sơn lại rất đẹp, núi cũng không cao, du ngoạn cũng tiện lợi.

Trương Đại liền mời mọi người đi du ngoạn chùa Kim Sơn. Đám người Chu Mặc Nông, Nghê Nguyên Lộ, Vương Bính Lân, Ông Nguyên Thăng đều đi, Trương Nguyên cũng là loại người quý trọng những cảnh vật bên đường, tất nhiên cũng đồng ý đi, giáo sĩ Kim Ni Các nghe nói là đi chơi Phật tự, đương nhiên không đi, có mười sáu người trong hai mươi tư vị cử nhân sẽ đi, nếu tính cả người hầu gần bốn mươi người, tập trung trên thuyền của Nguyễn Đại Thành, thuyền dời bến đến dưới chân chùa Kim Sơn.

Kim Sơn là đảo giữa sông, là một trong hàng ngàn những hòn đảo khác mọc giữa dòng sông. Chẹn vào yết hầu dòng Trường Giang, từ xưa đến nay đó là nơi thường xuyên diễn ra sự tranh giành của nhà binh. Chùa Kim Sơn dựa núi mà xây, núi tức là chùa, chùa tức là núi, phong cảnh u nhã tuyệt đẹp, địa thế thuận lợi. Thủy Mạn Kim Sơn trong truyện Bạch Xà cũng là ở đây.

Lúc trống canh hai, trăng non chếch về hướng tây, ánh trăng trắng như tuyết, trên dưới đều một màu trắng. Mà tháp Kim Sơn đứng cô lập sừng sững trên đỉnh núi lại trang nghiêm tuyệt đẹp như vậy. Chùa ở giữa sông, lại là đêm mùa đông lạnh, trừ đám người Trương Đại, Trương Nguyên ra, không có du khách nào khác. Mọi người đi qua Long Vương Đường, vào Đại Hùng Bảo điện, dọc đường không thấy tăng lữ trong chùa, bốn bề yên tĩnh, chỉ có mấy chiếc đèn Trường Minh ở trước Phật tượng tỏa sáng lấp lánh. Ngoài điện tuyết đọng thưa thớt, thoạt nhìn giống như là ánh trăng rớt lại trên ngọn cây.

Nguyễn Đại Thành, Trương Đại sai người hầu bày đèn, chiêng trống, chuông, chũm chọe, khèn, tiêu, sáo ở đại điện, nhất thời đều gõ thổi. Nguyễn Đại Thành hóa trang thành Hàn Thế Trung, Trương Đại để Tố Chi hóa trang thành Lương Hồng Ngọc, liền trên đại điện hát “ Hàn Kỳ Vương đại chiến Kim Sơn”. Vở kịch này nói về câu chuyện vợ chồng Hàn Thế Trung, Lương Hồng Ngọc đánh đại bại mười vạn đại quân của Kim Ngột Truật ở Kim Sơn, rất nhiệt huyết, rất náo nhiệt, chiêng trống vang trời. Giọng hát mạnh mẽ, làm già trẻ tăng nhân trong chùa Kim Sơn đều kinh động, tụ lại ở Đại Hùng Bảo điện thò đầu ra xem, nhìn thấy đèn đuốc sáng trưng, trống kèn vang dội, xiêm y rực rỡ. Đám tăng nhân này hoàn toàn bối rối, không dám hỏi là người nào hát hí khúc? Vì sao lại nửa đêm hát hí khúc ở đây.

Đợi cho đến khi Lương Hồng Ngọc nổi trống trợ chiến, Trương Nguyên ngại Tố Chi không có khí lực, tiếng trống tản mạn vô lực như vậy làm sao có thể điều động nâng cao sĩ khí, liếc mắt nhìn thấy Mục Chân Chân ở bên cạnh Trương Nguyên, bèn gọi tới để Mục Chân Chân lên diễn vai Lương Hồng Ngọc.

Mục Chân Chân rụt lại phía sau lưng Trương Nguyên, luôn miệng nói:

  • Nô tỳ không biết diễn kịch, thật không biết diễn kịch.

Trương Nguyên nói:

  • Bây giờ không cần diễn cái gì, cũng không cần hát, Chân Chân chỉ cần ra sức đánh trống, trống đánh càng nhanh càng tốt.

Trương Nguyên cũng khích lệ Mục Chân Chân đi, Mục Chân Chân nhìn thiếu gia đã mở miệng, bèn vâng lời tiến lên, nhận dùi trống, ra sức đánh trống. Mục Chân Chân giỏi múa Tiếu bàn long côn, cổ tay có lực mà linh hoạt, rất nhanh liền nắm rõ yếu lĩnh gõ trống. “ Đầu như đỉnh Thanh Phong, tay như điểm Bạch Vũ”, tiếng trống sục sôi chấn động, ngay cả Phật tượng của Đại Hùng Bảo điện đều chấn động, mười vạn quân Kim trong tiếng trống này giống như đang cố gắng cho ba ba trên sông Trường Giang ăn vậy.

Tấ cả tăng chúng trong chùa đều rướn cổ lên xem, dựng thẳng tai lên nghe, nghe đến đoạn hay nhất, cũng nhíu mày trợn mắt, vẻ mặt sinh động, có một lão tăng già cả mắt mờ, vừa ngáp vừa dụi mắt, muốn xem rõ ràng hơn một chút.

Vở kịch diễn xong, đã là sau canh ba. Đám người Nguyễn Đại Thành thu dọn đèn, đạo cụ ra khỏi đại điện, qua Long Vương đường đi hướng về phía chân núi. Những tăng nhân trong chùa không có một người nào dám tiến lên trước hỏi, đưa mắt nhìn nhau, lấy làm quái gở.

Có lão tăng lớn gan, lặng lẽ đi theo sau đám người Trương Nguyên đến chân núi, nhìn thấy đám người lên thuyền, cởi dây buộc thuyền qua sông. Thuyền đã chạy về phía xa, lão tăng còn xách cây đèn lồng nhỏ đứng ở trên núi đưa mắt tiễn. Dụi dụi mắt, không biết đám người diễn kịch đột nhiên tới đột nhiên đi này rốt cuộc là người hay là ma là quỷ?

Thật lâu sau, lão tăng mới quay trở về đại điện, điện đường đều yên tĩnh, phía trước Phật tượng vẫn chỉ có mấy ngọn đèn Trường Minh mờ sáng.

Trương Đại, Nguyễn Đại Thành người nào tuy cũng đều thích du sơn ngoạn thủy, nhưng cũng chỉ là lợi dụng thời gian chạng vạng nghỉ ngơi trên thuyền, thưởng thức danh lam thắng cảnh. Dù sao ban ngày đi thuyền có thể ngủ, sẽ không chậm trễ chuyện lớn vào kinh đi thi.