Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên

Chương 26: Thu hoạch từ hào sen




Trên sân trước, Huỳnh thị (1) đang sàng lúa giống, lâu rồi bà không làm việc nhà nông. Từngày lấy chồng đi biển bà không nghĩ sẽ làm mấy việc này, giống như quay về thời con gái, nhìn ra ruộng xa, bà đỏ mắt nhớ những ngày tangthương. Bây giờ bà đang bước những bước cuối cuộc đời, không phụ lòngcha nương dặn dò, chỉ là không biết ca đệ còn sống không? Lưu lạc phương nào?

– Nương, để con làm.

Tiếng Lê tứ cắt ngang tưởng niệm làm bà sực tỉnh.

– Có gì đâu, nương rê sạch rồi. Con ngâm, canh nước như nương dặn. Lúc sạ lúa cho đều tay, đừng chỗ dày chỗ mỏng.

– Dạ.

Sáng nay Lê tứ ra ruộng, mặt đất đã nhão bùn, còn hơn nửa mẫu chắc không cuốc được tốt. Lưu Hà ra thăm ruộng gần đó đến nói:

– Lúc sáng Dương bá nói qua Tết Đoan Ngọ sạ lúa là vừa, đệ lo ngâm giốngđi. Nửa mẫu này đợi vài ngày mưa thâm trồng khoai, đậu cũng được

– Đệ cũng tính vậy.

Giờ nghe nương đi ngâm giống, mấy hạt giống được chọn kỹ hạt nào cũng căngtròn, vàng óng; chuẩn bị sẵn rồi ông nghe lời đi ngâm giống.

Mưaướt đất mang giày không tiện, ông chỉ đi chân không. A An lăn cái lu mẻđặt trước nhà, đổ đầy nước, ai vào nhà thì rửa chân mang giày. Làm xonghắn cầm ống tre lấy nước thốt nốt xoay xoay trong tay suy nghĩ. Tối quamưa rớt vào ống tre, phải làm sao để không bị nước mưa lọt vào. Hắn đãlấy lá che phía trên cuống bông thốt nốt nhưng mưa hoặc gió lớn sẽ cuốnđi. Chiều về hỏi Bình ca xem sao.

Nước lớn nên ghe cập được vàobờ, thất thúc vác bao lát đựng gạo bước qua, a Vĩnh qua bờ trước đưa tay kéo Mai. Ba đứa cám ơn xong định quay vào nhà thì nghe tiếng gọi.

– Tiểu thúc!

Là a Bảo và nhị bá, Mai thoáng cái gọi bác bán gạo.

– Bá còn mấy cân gạo trên ghe?

– Hơn năm mươi cân.

– Bá bán cho cháu hết đi.

– Được.

Cha nương định mua 200 cân gạo cho nội mang về, nhưng đi đường xa, thấtthúc mang không nổi, đành mua trước 100 cân, cha sẽ mang 100 cân ra sau. Nhưng bây giờ có ghe của nhị bá vào thì không lo nữa.

Gạo còn lại là 56 cân, bá ấy tính tiền 55 cân, cho một cân. Nhị bá neo ghe rồi phụ vác gạo vào nhà.

Tiếng xôn xao ngoài này làm người trong nhà đi ra. Gặp nhau chào hỏi rồi cùng vào nhà.

– Cha thấy mấy ngày nương chưa về, không biết trong này sao, nên kêu convào. Chiều tối qua biển động đầu mùa nên nhà mình không ra biển.

Nhi bá chào bà nội rồi giải thích.

– Ta cũng định nay mai về. Còn chưa ăn sáng phải không, ta dọn cơm con ăn.

– Nương, con với a Cúc dọn rồi. Nhị ca xuống ăn cơm.

Lục cô từ bếp lên nói, kéo mấy đứa nhỏ xuống ăn luôn. Đang ăn cơm thì chavào, ngồi trên sạp hỏi thăm nhị bá chuyện đánh cá. Mai kéo áo bà nội nói chuyện mua thêm gạo.

– Nhị ca khi nào về, đệ chạy vô trong làng mua thêm mấy chục cân gạo nữa.

– Được rồi, lần sau mua tiếp. Tiền bán đường hôm trước đây, nhị tẩu đệđưa ta, giữ lại hai đòn trong nhà ăn. Còn bao nhiêu bán hết.

– Cái này, nhị ca,…

– Ta không biết, cha dặn đưa đệ, ở nhà còn tiền, có thêm gạo này nữa là qua mùa bão được rồi.

Mai đứng dậy kéo cả đám ra ngoài, mang theo mấy cái rổ tre, a Phúc nhanh chân chạy theo.

– Đi đâu vậy?

– Bí mật, theo sẽ biết.

Không biết đi đâu, đường đất trơn trợt vậy mà mấy đứa cũng chạy đi. A Vĩnh thấy hướng chạy đã đoán ra, cười tủm tỉm chạy theo.

Cơn mưa hôm qua làm mặt nước trong hào dâng lên, mấy lá sen cũng bị xérách, chỉ còn đài sen cứng cáp vững vàng vươn khỏi mặt nước.

– Chỉ hái đài hạt lớn thôi, hạt nhỏ lần sau hái.

Hào nước hơi sâu nên Mai và a Phúc đứng trên bờ nhặt đài sen vào rổ.

– Ta hái vài cọng ngó với củ luôn.

– Ít thôi, nó không để lâu được.

– Ừ, biết rồi.

Hào sen rất lớn, cả đám hái một hồi, đầy hai rổ mà chỉ mới hết một góc hào. Mai chợt nhớ, tim sen có thể làm thuốc, nếu mình phơi khô mang đến báncho lang y hoặc cửa hàng dược thảo chắc được.

– A, có cá.

Bảo ca chụp hai tay dưới nước lôi lên con cá bông lau to hơn bắp chân aPhúc. Bảo ca nhanh nhẹn lên bờ, lấy cọng dây xỏ mang cá đưa Mai. Maitreo nó trên cành cây gần đó. (đoc chương mới tại dienvan.space) Tiếp đó là những con cá khác, lần lượt treo thành hàng trên cành cây. Cả đámnhìn hàng cá vui vẻ cười đùa, hái đài sen, đụng cá thì bắt cá. Mấy đàisen không bỏ rổ mà được buộc từng chùm, mang về cũng dễ. Gần đến giờ ăncơm thì kéo nhau về, đứa nào cũng ướt nhem, hôi bùn non trong hào, haitay xách sen, xách cá, bội thu, hí hí.

Nhị bá và cha không ở nhàmà ra ruộng, lúc trở về cũng dính bùn. Nội dạy lục cô và Cúc tỷ nấu chèhạt sen tươi. Mai lấy cái chén nhỏ để cạnh nội.

– Nội để dành tim sen cho con

– Ừ, con muốn nấu trà uống sao?

– Hì hì,

Mai đâu có thanh nhã vậy chứ!

Nhà đông người, sạp tre không đủ chỗ ngồi, ăn trưa chia hai mâm nhà trên,nhà dưới. Bữa ăn có thêm món tôm ngó sen bóp dấm. Thì ra cái hũ sànhnương để trong góc kín là nuôi con dấm. Con dấm là bảo bối nhà nông, lúc lấy dấm bà nội còn nhỏ giọng chỉ dẫn lục cô và Cúc tỷ cách lấy, nếukhông con dấm chết. Con dấm dừa thơm hơn nhưng không đậm đà như dấm gạo.

Mấy con cá bắt được ở ao sen được làm sạch, gói lại mang về nhà nội. Ăncá biển hoài cũng ngán, lại thèm ăn cá đồng ngọt mềm. Bà nội muốn chờnương về để biết bán có tốt không, lại lo về trễ thì nhà không ra biểnđược.

Cuối cùng vẫn không chờ được, cha nói là sạ lúa xong sẽ vềlàng chài. Gói gém nếp, rượu cúng Tết, gạo mang ra ghe, bà nội cũng mang đường vừa nấu sáng nay theo bán giúp. Mấy ngày nay có bà nội, lục cô và thất thúc trong nhà rất hài hoà, giống như sum họp, giờ bà nội về cảnhà hơi bịn rịn, a Phúc ôm chặt bà. Bà cười ha ha nói:

– Mai mốt a Phúc sắm ghe lớn ra thăm nội hàng ngày.

Cúc tỷ bước lại ôm a Phúc ra. Bịn rịn mấy cũng phải đi. Chiếc ghe vòng quarồi khuất bóng sau rặng cây. Dặn mấy đứa nhỏ ở nhà dọn dẹp, cha vác cuốc ra đồng, ông ráng cuốc thêm ít đất trồng thêm lúa. Hai mẫu lúa không đủ cho hai nhà ăn cả năm.

(1) Họ Hoàng ở Đàng Trong bị đổi thành họ Huỳnh vì kỵ húy Chúa Nguyễn Hoàng.