Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên

Chương 25: Chạy đua với mưa đầu mùa




Về đến nhà chỉ còn bà nội đang gói đường vào khuôn lá thốt nốt. Hai đứa khoanh tay thưa bàrồi xuống sạp tre. Vĩnh ca đem túi tiền đưa cho Mai đếm, hắn bên cạnh xỏ xâu. Tiền kẽm hình tròn có lỗ ở giữa, hai mặt đều có chữ nhưng Maikhông biết đọc. Mai vừa đếm vừa kể bà nội nghe chuyện ở chợ, bà nộibuông tay gói, dọn mấy chén cơm canh cho hai đứa ăn sáng.

– Ăn xong rồi đếm tiếp.

– Dạ, cháu xong rồi nội. Xâu lớn này một trăm văn, xâu nhỏ này năm mươi văn. Nội cất đi nội.

– Ừ, không biết nương con bán được không.

– Được mà nội, thế nào người ta mua để nấu chè cúng Tết Mùng 5 mà.

Hai đứa ăn xong thì dẹp nồi chén rồi đi ra ruộng.

– Mang theo bình nước đổi.

– Dạ.

Có thêm cái cuốc mượn Lưu bá do Bình ca và thất thúc thay phiên nhau dùng, làm cỏ nhanh hơn, gần xong hai mẫu rồi. Mấy đống cỏ chất bên bờ đã héokhô, cha kêu a Vĩnh châm lửa đốt. Lớp cỏ bên trong còn ướt nên khói lênbay lên dày đặc, bỗng nghe chích chích, mấy con chuột từ đống cỏ lủi rangoài. Thì ra bọn chúng định trốn tránh nóng.

Nhà Lưu bá đang dọn sạch cỏ, cũng châm đốt. Năm nay Lưu bá có năm mẫu đất, làm xong cả nhàcũng mệt mỏi. Hôm nay nhà Lưu bá về sớm, nhà phía bên kia vẫn còn làmgiống nhà Mai. Bên đó chắc nhiều ruộng hơn, nghe nói là nhà họ Nguyễn,đã ở đây hơn mười năm rồi. Thỉnh thoảng nghe tiếng gà gáy xa xa, là nhàbên đó nuôi.

Mai cũng muốn nuôi gà, vịt, đặc biệt là heo nhưng giờ chưa phải lúc.

Nghỉ trưa xong ra đồng mà vẫn chưa thấy nương và An ca về, ai cũng hơi lonhưng không lên tiếng. Trưa nắng bà nội không cho A Phúc ra đồng, giữhắn ở nhà xỏ kim giúp bà. Bà rãnh rỗi sẽ vá quần áo cho mấy đứa nhỏ. Kim may áo thời này cũng không nhỏ như hiện đại mà to thô hơn một chút.

Vải may quần áo cũng vậy, sợi vải gai hoặc bông đều to, khổ vải nhỏ nên cần nối ráp nhiều, chắc vì vậy nên người ta may quần áo thành nhiều nếp,nhiều miếng. Vải nhuộm màu chàm xanh, nâu hay đen; màu trắng kiêng kỵkhông được mặc. Các loại vải lụa rất mắc, quan lại, nhà giàu mới đượcmặc.

Xế chiều nương mới về đến nhà, ngoài ruộng nhìn thấy nương và a An phía xa mọi người đều nhẹ nhõm. Một lúc sau nương ra ruộng.

– Bán hết rồi, lúc nãy bị trễ đò.

Nghe xong ai cũng cười, thành công rồi, có thêm ít tiền cũng đỡ lo hơn. Lúcăn cơm chiều, mấy đứa nhỏ bu quanh a An hỏi hắn chợ lớn như thế nào, bán đường ra sao. Trong mấy đứa chỉ có hắn được đi chợ Sông Lớn, kể cả lụccô và thất thúc cũng chưa đi bao giờ.

A An kể trên đó có nhiềunhà sát nhau, mỗi nhà đều bán đồ, có gạo, lúa, khoai, bán vải may quầnáo, mấy chục ghe cập bờ cũng bán đủ thứ.

– Chúng ta chỉ đi chợ ở gần sông, phía trong chưa đi. Ta nhớ bên trong có nhà bán đường, dầu rồi nên ta không đi vô trong đó.

dienvan.space

Bà nội đưa mấy xâu tiền cho nương:

– A An xâu lại rồi, có thêm a Vĩnh bán được một trăm năm mươi văn ở chợ làng.

– Dạ, nương.

Nương Mai nhận năm xâu lớn một xâu nhỏ cất trong phòng.

– Năm nay nương định nấu gì cúng Tết Đoan Ngọ?

Nương hỏi bà nội.

– Mấy ngày sau đi bán lần nữa con mua đồ.

– Ừ, năm nay cúng như mọi năm, gói bánh ú, nấu chè trôi nước. Nương thấynhà còn đậu, đường cũng có. Con mua nếp về làm bột nữa là đủ, à, rượuvới nhang cần mua thêm.

– Dạ, nương. Mấy cái này chợ trong làng có.

Hai hôm nay thất thúc dành phần việc lấy nước thốt nốt của Bình ca, lục côvà Cúc tỷ thì cùng nhau nấu, gói đường. Buổi tối mắt nội không thấy rõ,chỉ ngồi coi mấy đứa làm, thỉnh thoảng kể chuyện xưa.

A Phúc thích nghe chuyện Cá ông cứu người và chuyện Hòn phụ tử nhất.

Đang ngủ ngon thì Mai giật mình thức dậy vì nghe tiếng lộp độp trên mái nhà. Mưa rồi, mà cơn mưa đầu mùa này cũng lớn. Mưa lớn kéo dài hơn một khắcrồi nhỏ dần, Mai ngủ lại lúc nào không biết.

Sáng dậy cha lo lắng đi xem ruộng, đất ẩm ướt thì khó làm cỏ hơn, tốn nhiều công sức. Mưađến làm không khí dịu mát, lại làm người ta khẩn trương hơn. Nhà nàochưa làm đất xong như nhà Mai thì tranh thủ từng giờ xuống ruộng, sợ mưa tiếp sẽ vất vả. Nhà nào ruộng làm xong như nhà Lưu bá thì nhìn trời xem mưa tiếp hay không để còn ngâm lúa giống, chỉ sợ lúa lên mọng mà trờinắng liên tục không sạ được giống sẽ chết.

Mấy ngày sau trờikhông mưa, nhưng mây đen đã kéo về, cha nương, Bình ca, thất thúc ởruộng từ sáng sớm đến chiều tối, việc nhà do bà nội quản mấy đứa nhỏlàm, cơm trưa cũng ăn trên ruộng. Bàn tay của mấy người đều phồng rộplên.

Cố gắng đến ngày cuối tháng tư thì trời cũng mưa. Mưa lớnnhư trút nước từ xế chiều rồi rả rích đến tối. Nhà Mai dọn bếp nấu đường vào trong. Đến khi đi ngủ trời vẫn còn rả rích. Mai đang cầu trời tạnhlúc nửa đêm, sáng mai là họp chợ rồi, cô muốn đi bán thêm một lần nữatrước ngày Tết Đoan Ngọ.

Cũng may ông trời thương tình, khuya hôm đó trời đã tạnh, đường mưa ướt nên hôm nay Bình ca đi với nương, thấtthúc sẽ đưa Mai và A Vĩnh ra chợ.

Mưa xong bầu trời quang đãng,mặt trời chưa lên mà ánh nắng đã hắt lung linh trên mặt sông. Thất thúckhông về mà ở lại bán cùng hai đứa. Hôm nay tinh thần ai cũng sảngkhoái, dù mưa sớm nhưng[url]dienvan.space[/url] mưa đến là tốt, vạn vậtsinh sôi sau mấy tháng nắng chờ đợi. Mai bán hàng rất nhanh, nhà ai cũng vội đến chợ mua nhanh những thứ cần thiết rồi về, không la cà như mọihôm.

Thất thúc cười hì hì vuốt đầu Mai, không ngờ con bé này ởnhà ít nói mà ra đường nhanh miệng như vậy. Mai tránh ra xa, liếc mắtnhìn, làm như người lớn!

Theo bà nội dặn, Mai ghé mua mười cânnếp, hai lít rượu gạo, hai bó nhang. Sau đó ba đứa đi đến ghe của bá bábán gạo hỏi mua một trăm cân gạo, còn xin bá ấy chở về nhà luôn.

– Nhà cháu ở đâu?

– Gần lắm bá, đi dọc bờ sông đến cù lao đó là tới. Một trăm cân này nặng quá, chúng cháu không mang nổi.

Nghe giọng bé gái rất đáng thương, ông thấy tụi nhỏ đi bộ đến, chắc cũng gần, chở giúp cũng được.

– Được, nhưng cháu chờ tan chợ mới được.

– Dạ được.

Ba đứa nhỏ tìm chỗ ngồi ăn khoai mì nước dừa, rồi đi loanh quanh chợ xemcác món đang bày bán. Có một quầy bán thịt heo, quầy này phiên chợ trước không có. Chắc họ bán cho Tết Đoan Ngọ thôi, ngày thường ít người muanên không bán.

Cuối giờ thìn thì chợ tan, chiếc ghe ngược dòngnên hơi chậm. Thất thúc lấy mái chèo nhì phụ chèo. Bá ấy cười nhìn mấyđứa nhỏ hiểu chuyện.

– Nhà bá ở đâu? Nhà bá trồng nhiều lúa lắm nên dư đem bán sao?

– Nhà ta phía trong kia, từ chợ đi xuống gặp ngã ba sông quẹo vào tronglà tới. Ta đi miệt trong mua lúa về giã thành gạo bán, kiếm chút tiềncông.

– Trước kia bá đi biển sao?

Vĩnh ca đột nhiên hỏi.

– Đúng vậy, sao cháu biết?

– Trên cánh tay bá có vết chai giống ông nội cháu.

– Hả, ha ha.

Bá ấy cười to nhưng không xác nhận gì hết. Xuôi theo ánh nắng, mặt vũngĐông Hồ mênh mông, lấp lánh như dải bạc. Thỉnh thoảng một hai ghe xuôingược trên phía gành song Giang Thành.

Về đến gần nhà, quẹo vàocon rạch thì thấy phía xa có chiếc ghe theo hướng này vào, không biếtvào nhà Lưu bá hay nhà mình, mấy đứa nhỏ thắc mắc tự hỏi.