Ăn xong bát cháo gà tinh thần Khuê cũng phấn trấn lên nhiều, đi loanh quanh trong sân cũng buồn,Khuê phụ bà Xoan tưới cây,dọn dẹp nhà cửa , vừa làm vừa nói chuyện phiếm , ở với nhau bao lâu nay giờ Khuê mới biết bà Xoan là người khá ấm áp và tốt bụng , trái ngược hoàn toàn với cái tính của bà Phóng hồi còn sống.
Kể ra cũng đánh thương cho Khuê, bằng tuổi ả người ta đã có con cái lớn cả rồi, còn Khuê thì vẫn côi cút. Chồng đi làm suốt ngày, thêm nữa lại ở với cha già nóng tính, khiến Khuê cũng khép kín , tímh khí khác thường. Dù chủ có nóng nảy đến đâu thì bà Xoan cũng thông cảm, bà cũng là phụ nữ, Khuê cũng chỉ đáng tuổi con gái, mặc dù làm công ở đây khắt khe ,yêu cầu sạch sẽ ,xong bà vẫn khá thoải mái,khômg có chút áp lực nào.
– Cô!thuốc hết mấy ngày nay rồi, cô bốc thêm đi để tôi còn sắc.
Bà Xoan vừa nói vừa vứt cái bao tải đựng lá cây ra ngoài. Thuốc này là thuốc thụ thai tốt trứng đây mà, uống quanh năm ngày tháng cũng chẳng có tác dụng. Khuê nói với bà:
– bà vứt cái bao ấy đi, cất luôn cả cái ấm đất gọn gàng lại, từ nay về sau tôi cũng không uống thuốc nữa. Tôi chỉ sốmg cho bản thân tôi thôi.
Đôi mắt khuê lấp lánh, bà Xoan gật đầu. Nước mắt ả rơi lúc này có thể là còn luyến tiếc vì chưa có con, vì những năm tháng sau sẽ phải sống một thời gian cô độc. Và cũng có thể, Khuê xót xa cho thanh xuân của mình trôi qua chóng vánh với người chồng khômg xứng đáng. Nhưng, sâu thẳm trái tim cô quạnh , Khuê vẫn chừa cho Hiếu một khoảng trống ” đủ vừa” để quay về.
Tại nhà bà Thanh, hôm nay Gạo sang sớm hơn mọi ngày để làm , còn chiều cô có việc phải đi. Khi sang đến nơi thì cả nhà vẫn đang ngủ, chỉ có bà giúp việc là chuẩn bị cơm sáng. Thấy đống sổ trên bàn chuẩn bị cho cô sẵn, Gạo lấy ra tímh cho nhanh rồi xuống dưói trại lợn phụ ông Bà Chín dọn dẹp. Trại rộng, lợn nhiều, cả ngày không hết việc, nhưng Gạo vẫn hì hục làm nhanh nhất có thể.
Cái dáng người nhỏ thó mảnh khảnh, tay què bó bột lê cái chổi cọ dài gấp đôi người trông mới chán làm sao. Ông Chín thương hại nói:
– Không phải làm liên hồi thế đâu, làm được bao nhiêu thì làm, cứ thong thả. Mày sợ hai bác cướp công hay sao mà làm như ăn cướp thế? Đụng chạm cái tay què ít thôi không lại bó lệch là hỏng.
– Dạ không! Cháu có việc chiều cháu xin nghỉ, nên cháu làm phụ bác một chút thôi,
Gạo nghỉ tay quét ngẩng mặt lên nhìn hai ông bà . Quét xong được ba dãy, mặt trời lên cao ,đứng trong trại lợn lợp tôn nóng muốn chảy mỡ. Kéo nhau vào hè chỗ gian nhà giành cho người làm, ông Chín lại trèo cây bẻ nhã n, hái ổi cho Gạo ăn. Vừa lấy nón ra quạt cho mát, Gạo nhìn xung quanh khu đất một hồi thở hồng hộc , bất giác lia trúng cặp mắt của con Thảo trên tầng , nó cũng đang nhìn Gạo ngồi với ông bà Chín như thám thímh.
Gạo vờ như không quan tâm, vẫn trò chuyện với hai ông bà già. Đợi cho nó thụt vào trong Gạo cũng hướng mắt lên đấy nhìn, nhưng có lẽ nó đã xuống dưới nhà .
Phải nói nhà ông bà Thanh Long này quá rộng, nhưng đất vẫn vuông vắn và được bố trí hợp lí. Phần nhà và trại được chia làm đôi. Nếu trước sân xây tiệm cầm đồ hướng ra đồng thì ngay sau nó là ngôi nhà tầng vững trãi khang trang. Phòng dưới là của vợ chồng già, trên tầng là của vợ chồng trẻ, bên cạnh là cái cổng để xuống vườn vào trại lợn. Chuồng trại được xây xung quanh vườn tạo thành chữ u. Phía bên kia bờ thường xa xa là nhà dành cho người ở , mảnh đất ở giữa vườn dùng để trồng rau ăn cũng như cây ăn quả. Đất nuôi lợn nên cây có phân chăm bón,hướng đặt chuồng cũng được tính toán kĩ, thế cho nên ngôi nhà dù có sát trại lợn, lại có tầng đón gió cũng không hề ngửi thấy mùi thối của chuồng trại, ngược lại khá thoáng mát khi mở cửa sổ.
– này! Ăn đi!tí mà về sớm bác bẻ mấy chùm nhãn về cho thầy mày ăn, không thắp nhang thì thắp. Gớm khổ trồng thì rõ nhiều, nhưng lại không ai ăn, không khéo phiên chợ mai tôi dậy sớm hái xong bà mang đi bán nhớ, được đồng nào thì được….
– Ai cho mà ông bà bày nhau bán? Nhà này chủ chết hết rồi hay sao?tôi nói cho ông bà biết, đất này là đất của gia đình nhà tôi, khômg xin khômg hỏi mà đòi bán là không xong được với tôi đâu.
Cái Thảo chửa thấy người đã thấy tiếng , giọng nó oang oang từ cổng xuống dưói vườn, vừa đi nó lừ lừ nhìn về phía ba người sẵng giọng đe. Bà Chín đứng lên cũng không vừa,tay chống nạnh nói với Thảo:
– Chào cô Thảo , cô không ở nhà trên xuống dưói chỗ hôi hám này chỉ để tị ăn mấy quả nhãn với vợ chồng tôi sao?
Bà Chín nói nghe thì có vẻ lễ phép, tuy nhiên lại sực mùi xiên xỏ khiến cái Thảo trừng mắt, ômg Chín định toan kéo tay ngăn vợ nhưng không kịp. Khẽ đứng lên cười nhạt, ômg Chín nói lấy lòmg;
– Cô Thảo nói phải đấy ạ, tôi mới chỉ tính thế thôi, chứ tôi hái tôi phải xin phép chứ ai lại tự tiện thế bao giờ. ..
– Sao ômg phải sợ nhà nó thế? Tôi có xin thì xin bà Thanh ông Long chứ xin cái đách gì ngữ này, đừng nghĩ về làm dâu rồi ưng nói gì thì nói.
Bà Chín thấy chồng khép nép sợ cái Thảo thì sửng cồ lên,bà ngứa mắt từ hôm nó mới về đây mang danh phận dâu mới chèn ép ông bà . Trước đó còn sang đây làm công khổ chết mẹ ra, vườn rộng cuốc mãi không xong còn nhờ ông bà làm hộ. Giờ thì phủi tay còn lên mặt dạy đời .
Thảo lao vào định đẩy bà Chín thì Gạo ôm lấy kéo nó đi, nó tức chỉ tay về mặt bà Chín uy hiếp:
– Con mụ già!Mày có tin chỉ một câu của tao thôi là tao tống cổ mày ra khỏi vườn này khômg. Đừng nghĩ già mà láo toét…
– ôi tao thách vợ chồmg mày luôn!tao ngồi đây đợi bà Thanh cho tao nghỉ việc cái. Tao cũng xin nghỉ rồi mà bà ấy không chịu đấy, mày nói giúp tao phát nữa. Tao nói mày nghe, thân làm cóc thì mãi mãi chỉ là cóc mà thôi, không lên phượng được đâu. Sẵng giọng chua mà không nghĩ đến ngày xưa con đĩ nào xuống nước nhờ tao cuốc đất hộ. Nhãn này trồng trong vườn mục đích chính không phải để bán, chẳng qua lấy bóng mát cho lợn thôi, bà Thanh cũng cũng cho vợ chồng tao tự bẻ ăn đấy có sao đâu huống chi bán. Gớm chửa!về được dăm hôm định đách cao hơn lợi .
Cái Thảo bị bà Chín chửi ngọt còn hơn nước xuýt thì tức đỏ mắt, nó đẩy em gái ra toan xanh chín với bà nhưng bị gạo kéo lên sân nhà trên rồi mới thả ra. Tức tối, nó chửi em:
– Mày không thả ra để tao bổ vào mặt chúng nó,mày bênh cái lũ ấy hả.
Thảo chỉnh lại quần áo rồi chửi em, Gạo nhẹ giọng nói:
– Chị hơi đâu mà chửi hai ông bà ấy, già rồi chị chấp làm gì. Người ta là người làm, mình là chủ, phải sang lên chứ lại…
Câu mình là chủ nghe sướng cái lỗ tai gì đâu ấy, tuy cũng xuôi xuôi, xong Thảo vẫn lèm bèm:
– Mày thấy con mụ già có láo toét không? Tao chỉ bảo là phải xin mà nó tế cả tao đấy. Phen này, tao bảo bà thanh tống cổ chúng nó ra đường , để xem còn bắt nạt được tao hay không.
Gạo nhìn cái Thảo nghiến răng nghiến lợi để bụng thù thì thở dài, tính con này hay chấp nhặt, có thể bà Thanh sẽ nghe lời nó mà đuổi hai vợ chồng già này đi, còn nếu không, ở lại đây thì cái Thảo cũng không để hai người sống yên ổn mà làm. Cái gì tốt thì không nói, xong cái ném đá giấu tay thì nó là nhất.
Gạo xuống nước nói lấy lòng:
– Ôi dào, để bụng làm cái gì,kệ hai ông bà ấy, chị không xuống vườn ấy nữa là được chứ có gì đâu. Chứ một là người ta cũng làm lâu rồi, mà toàn là việc nặng nhọc thôi, chị mà đuổi , thì biết lấy ai thay thế, việc dọn chuồng bẩn thỉu này lương có cao thì chắc gì ai đã nhận. Lúc ấy á, bà Thanh bắt chị dọn là cái chắc.
Nghe Gạo nói Thảo mới sực nhớ ra, điều đó là có khả năng chứ không phải là không. Nhìn xem người rõ là sạch sẽ thế này, tay rõ thơm như thế này mà bốc cứt lợn thì đúng là ối giời.
Chớp chớp mắt chột Dạ, Thảo thấy Gạo cũng biết điều ra phết, cứ biết nịnh nó thế này thì chẳng cãi nhau bao giờ. Nhưng cái Thảo nào có biết, Gạo không gây sự với chị là bởi cô muốn yên ổn làm ở đây, vừa muốn kiểm tra xem liệu cái Thảo có phải đã làm gì xác của cô Hường hay không. Gạo cũng không muốn chỉ vì tức nhất thời mà bị đuổi, lúc ấy sẽ hỏng chuyện:
– Này!tao nghe nói chiều mày xin bà Thanh nghỉ phải không?đi đâu thế?
Thảo thấy em đứng đực ra thì hỏi, Gạo gật đáp;
– Tôi phải lên viện kiểm tra cái tay xem khi nào thì tháo bột ấy mà…
Lí do rất thỏa đáng khiến Thảo không hỏi thêm, rút ra trong túi vài trăm đưa cho Gạo, Thảo nói:
– Này, cầm lấy tiền mà khám,mà thuê ai chở mà đi,đi một tay lại loạng chọang ngã xuống mương thì chết.
Gạo cười nhận lấy chỗ tiền Thảo đưa ,kể ra cứ siêng nịnh nó thì cũng có tiền ra phết.
Trưa, sau khi ăn tạm bát cơm, Gạo đi xe đạp lên huyện thật, đúng là cô lên huyện để xem tay thế nào, nhưng đấy chỉ là việc phụ, còn việc chính là…. xem bói.
Đạp xem mấy chục cây số chỉ có một tay khiến cô mỏi nhừ, phải dừng lại nghỉ mấy lần, nhưng sợ không làm xong việc nên không dám nghỉ lâu, thành thử ra lại cố gắng đi nhanh nhất có thể.
Vào viện, gặp Nhân đang trong phòng, cô có tạt qua nói chuyện dăm ba câu, xomg phải đi khám ngay. Nhân nói cô cứ ở đây chơi, tầm chiều anh tan làm rồi về chumg nhưng gạo không chịu, bởi cô còn có việc phải làm. Có người yêu làm bác sĩ Gạo cũng ý thức được việc nào phải cứ mỗi lần nhớ nhung là bỏ việc mà chạy đến chở cô đi chơi được, hơn nữa, Nhân đang bận cho việc học lên thạc sĩ, ban ngày đi làm, tối còn học hành nên chẳng có thời gian. Gạo động viên anh cứ làm việc thật siêng năng, khi nào rảnh rỗi thì sang chơi cũng không muộn, bởi cô quanh quẩn cũng chỉ có ở nhà. .
Khám cái tay gãy , bác sĩ nói vẫn chưa thể tháo bột, nhưng khả nămg cũng không phải bó lại. Kê thêm thuốc về uống rồi chờ đúng thời gian là có thể tháo.
Khám xomg, Gạo lại đạp xe đi, nhưng cô rẽ hướng ngược lại không phải về nhà mà sang xã khác ,bởi trước khi cô đi, cô đã từng hỏi dò mấy bà trong làng chỗ nào xem bói hay, nên các bà mách lên xã này, có một bà bói mù già xem phát nào là chuẩn phát đấy,. Nói thì lúc nào cũng toe toe là bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan, xong bà nào cứ trên năm mươi trong làng thế nào cũng trốn chồng đi xem bói vài lần , người dâng sao giải hạn, người thấy mệt mệt trong người lại nghĩ có vong theo, người luận đề thì đi xin số đánh. Nói chung mỗi lần bế tắc người ta hay tìm đến thầy bói, hơn là thầy thuốc hoặc thầy nào khác. cho nên cô cũng muốn xem thử một lần để xác minh cái Thảo có liên can gì đến cô Hường, hoặc đến chuyện Quý đột ngột lấy nó hay không.
Đúng là thầy uy tín, khi đến nơi thì đã quá chiều, vậy mà người ta chờ ngoài sân đông như kiến để mong đến lượt mình vào. Từ ngoài đường, nào hoa, tiền vàng, mũ mã, đồ lễ bày bán không thiếu thứ gì. Trong sân chặt ních không còn chỗ, người nhà phải trải thêm hai cái chiếu manh ra tận gốc cây si trước cổng cho khách ngồi. Khumg cảnh chen lấn giữa trời nóng bức khiến ai nấy đều mệt nhọc ,có người còn tranh thủ chợp mắt. Tuy còn rất lâu mới đến lượt, xomg không ai có ý định bỏ về ngoại trừ Gạo. Nhìn hàng dài người ngồi la liệt giống sắp sửa chết đói khiến Gạo hơi lưỡng lự, nhà thì xa, lại đi xe đạp ,nếu ngồi chờ chắc đến đêm mới về đến nhà. Ông Đỏ hỏi lúc ấy bảo đi khám sẽ không còn tác dụng nữa.
“Chắc là về thôi!xem trăm người thế này bao giờ đến lượt”. Nghĩ vậy, Gạo đứng dậy đi về, định bụng vài hôm sau rảnh rỗi sẽ quay lại xem sau…
“Choảng!”
Vừa mới quay lưng đi thì bên tromg điện thờ có tiếng đổ vỡ khiến mọi người ngoài này nháo nhác xì xào, người còn nhấp nhổm xem xem trong ấy ai làm đổ làm vỡ nhưng người quá đông không thể nhìn vào bên tromg được
Gạo không thấy gì sau tiếng vỡ ấy thì cũng tiếp tục đi, nhưng chỉ năm giây sau người hầu cô chạy ra thình thịch mặt tái mét hớt hải nói không thành tiếng gào to:
– Trong sân có ai tên thóc hay gạo gì không?
– Ôi dào tưởng gì? Ai mà có cái tên buồn cười ấy…
Mấy người cười phá lên lắc đầu trước lời hô hoán của người nhà bà thầy mù. Nhìn xung quanh lại không thấy ai nhận, Họ chợt nghĩ làm gì có ai đặt tên lại lạ lẫm đến thế.
Nhưng người ta không để ý, trước cổng mặt Gạo tái mét, toàn thân run rẩy, cô sợ khi mà chưa nói thế người ta lại nhắc đến tên mình. Cô rất muốn quay đi, xomg vì một thứ gì đó cứ thôi thúc đẩy cô vào, cả sân người vẫn ồn ào bàn tán, người hầu cô hầu cậu vẫn trông ngóng người nào tên Gạo vào nhanh để đỡ mất thời giờ:
– tôi… tôi tên Gạo.
Giọng của Gạo vang lên khiến tất cả quay lại nhìn, mặt cô bây giờ tái ngắn, cô chưa nghĩ đến cái cảm giác mình sẽ sợ mất mật thế này. Người kia đứng trên hè vội vàng nói:
– Thế thì đúng rồi, vào nhanh đi, có người nhà nhập vào thầy mù muốn gặp.