Bốn giờ sáng gió thổi từ đất liền ra biển, bà con làng chài cùng năm người căng buồm ra khơi, những chiếc thuyền xuất phát cùng nhau cho đến khi mặt trời mọc lên, một chiếc thoát ra khỏi đội hình, chuyển hướng về nơi khác.
Chính là nhóm Hoàng Mộc, vốn dân làng cử người lái thuyền đưa năm người đi nhưng cả nhóm từ chối, hành trình cần giữ bí mật, chỉ có thể tự lái thuyền đi một mình.
Dân làng trên thuyền đứng dậy vẫy tay chào tạm biệt, năm người cũng đứng dậy chào đáp lễ, bóng dáng đoàn thuyền khuất dần nơi xa, chỉ còn năm bạn trẻ chèo lái con thuyền nhỏ giữa mặt biển mênh mông.
Kỹ thuật lái thuyền buồm đối với người bình thường thì có thể hơi khó nhưng đối với Hoàng Mộc chỉ sau một hồi học hỏi đã nắm chắc.
Gió thổi theo một chiều nhất định, muốn lái thuyền đi theo hướng mong muốn cần điều chỉnh cánh buồm ở góc độ phù hợp. Thực ra gió luôn tác động một lực vuông góc với cánh buồm do khi gió thổi vào cánh buồm sẽ bị chia làm hai lực. Một lực vuông góc với cánh buồm, lực còn lại dọc theo cánh buồm, ma sát giữa gió và cánh buồm không đáng kể nên lực này có thể bỏ qua, kết quả chỉ còn lại lực vuông góc với cánh buồm.
Lực của cánh buồm khi tác động vào thân thuyền lại chia làm hai lực, một lực dọc theo con thuyền, lực khác vuông góc với thân thuyền, do thuyền di chuyển theo bề ngang bị nước cản lại, lực sinh ra theo chiều ngang cân bằng với sức cản của nước, cuối cùng chỉ còn một lực dọc theo con thuyền, đẩy thuyền đi.
Thuyền buồm không thể đi ngược gió nhưng lệch một góc nhỏ rồi dùng cách đi zic zac hình chữ Z có thể đến được nơi mong muốn.
Lý thuyết đơn giản là vậy, nhưng để vận dụng khó nhất vẫn là chọn góc độ cánh buồm phù hợp và giữ thăng bằng.
Có điều làm như vậy quãng đường sẽ dài ra, tốc độ chậm lại, năm bạn trẻ cảm thấy đoạn nào thuận gió thì căng buồm, ngược gió thì thu buồm rồi đưa mái chèo ra đẩy thuyền đi, quảng đường trở thành một đường tương đối thẳng đi đến khu vực đảo Bồ Hòn.
Trước khi ra khơi dân làng đã truyền lại những kinh nghiệm quý báu, nếu thấy mặt nước nổi lên những bọt sóng màu bạc di chuyển nhanh nhẹn thì đó là loài kim ngư, hàm răng của chúng rất sắc nhọn, có thể cắn vỡ vỏ thuyền, thường đi theo bầy hàng vạn con.
Đặc biệt chỗ nào phát ra ánh sáng tím phải tránh xa chỗ đó, phía dưới chính là sứa ma, loài này giống như sứa nhưng kích thước rất to lớn, phần thân rộng 300 m2, xúc tu dài đến 200m, những thuyền bè nào bị nó bắt trúng, chắc chắn không thể thoát.
Dân làng liệt kê nhiều loại quái ngư khác nhau, làm cho năm người cảm thấy biển khơi còn khắc nghiệt hơn cả rừng núi.
Thuyền của năm người đi đến gần những hòn đảo trên biển, quần thể đảo rộng lớn, với nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau, phải đến tận nơi mới thấy hết vẻ đẹp của Vinh Hạ Long. Mỗi hòn đảo khoác lên mình thảm thực vật xanh tươi đan xen những vách đá trơ trọi cổ kính, đủ các hình thù kỳ dị, hòa chung với mặt biển, màu trời, tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên hài hòa.
Dưới mặt nước xanh biếc thỉnh thoảng có những bóng đen lướt qua, chiếc thuyền của năm người không quá nhỏ nhưng so với những bóng đen ấy cứ như đem bản thân so sánh với sân bóng chuyền, cơ bản là bị nó nuốt gọn.
May là vỏ thuyền đã bôi sẵn nhựa cây bạch phong, các bóng đen chỉ bơi lướt qua, ngoài ra không có động thái nào khác.
Mối quan tâm lớn nhất của mấy người bây giờ không phải là mặt biển mà chính là bầu trời, trên không trung nhiều loài chim lớn đang dõi mắt quan sát, không biết chúng theo dõi bầy cá dưới nước hay theo dõi con thuyền. Boong thuyền có gia cố các khung thép, có điều chống đỡ nổi công kích của chúng hay không thì chưa biết.
Hoàng Mộc điều khiển dải lụa đang cột quanh bốn mái chèo thực hiện chèo nhanh hơn, bốn người còn lại cũng đến hỗ trợ.
Đảo Bồ Hòn cách đất liền khoảng 14km, nhưng từ chỗ làng của ông Nguyễn Sinh đến đây thì khá xa, cả nhóm phải mất một ngày trên biển mới tới nơi.
Nhìn thấy hòn đảo to lớn đằng kia, nét mặt mọi người trở nên vui vẻ, bầy chim lớn trên trời đi theo thuyền hồi lâu mới chịu rời đi, thỉnh thoảng chúng sà xuống gần thuyền, xém chút nữa Đổng Kiếm đã tế kiếm ra tiên hạ thủ vi cường.
Vị trí năm người muốn tìm không phải là đảo bồ hòn mà là địa điểm cách đó khoảng 1km, nơi con thuyền đang thả neo, chỗ này theo ghi chép trong chiếc điện thoại là nơi xảy ra va chạm thiên thạch cách đây hơn 200 năm.
Địa điểm cây đại thụ mà bầy đại bàng đang sinh sống cũng là một nơi xảy ra va chạm thiên thạch, có điều nó không được ghi chép trong tài liệu của Octopieus, có lẽ thiên thạch đó chỉ là đạn lạc. Trận pháp Kim tự tháp đã rất cổ xưa có sai sót là chuyện dễ hiểu, kể cả khi hoạt động tốt thì một vài thiên thạch đi chệch hướng cũng không có gì lạ. Hoàng mộc ngẫm nghĩ.
Cậu nói với cả nhóm:
-Mình sẽ xuống trước xem thế nào.
-Để mình đi cùng. Lôi Viêm nói.
Đổng Kiếm tiếp lời:
-Kỹ năng của Viêm ở dưới nước không phát huy được đâu, để mình xuống.
Trong năm người bơi lặn giỏi nhất vẫn là ba bạn nam, do thường lẻn ra sông Lam tắm, Ngọc Lan và Minh Nguyệt cũng biết nhưng không thành thạo bằng. Cuối cùng cả nhóm quyết định để Hoàng Mộc và Đổng Kiếm xuống trước.
Thay áo đang mặc bằng chiếc áo có tẩm nhựa cây Bạch Phong, miệng ngậm cây leo, loại cây leo này rất dài, bên trong ruỗng ruột, trước khi đi Hoàng Mộc đã xin được từ dân làng, cả thảy chỉ có hai doạn vừa đủ cho hai người xuống nước cùng lúc.
Biển chỗ này sâu khoảng 50m, nếu áp suất không khí là 1 atm thì cứ lặn xuống mỗi 10 m áp lực sẽ tăng thêm 1 atm, đáy biển sâu 50m tức là áp lực nước sẽ là 6atm, ở áp lực này cơ thể sẽ bị đè nén, khiến đi lại khó khăn, đầu đau như búa bổ, lồng ngực bị ép chặt, đó là đối với người bình thường còn với hai người thì khác, thân thể khỏe mạnh, cứng cáp linh hoạt, chỉ một thoáng đã lắn xuống độ sâu 50m.
Nhìn xung quanh đúng là đã đến đáy biển nhưng ở phía dưới chân Hoàng Mộc thì không, thiên thạch va chạm tạo nên một hố sâu hoẵm, sau 200 năm bồi đắp hố này vẫn không bị lấp đi. Ánh mắt nhìn qua nước biển khó thấy rõ đáy hố, hai người bèn lặn xuống.
Xung quanh các loài động vật biển bơi lội nhộn nhịp, có loài to bằng bàn tay cũng có loài to hơn người trưởng thành, chúng tiến đến gần, hai người đã cầm sẵn vũ khí vào trạng thái sẵn sàng, may là không phải dùng đến nơi, chúng xem hai người như không có, chậm rãi bơi đi chỗ khác.
Áp lực nước tăng theo cấp số cộng, 60m, 70m… đến khoảng 150m mới dừng lại, không phải là đã đến đáy hố, mà chiều dài cây leo chỉ đến từng này, nhìn xuống dưới chỉ còn một đoạn nữa sẽ đến đáy.
Hoàng Mộc ra hiệu cho Đổng Kiếm đứng đợi ở chỗ này.
Dải lụa xanh được ngưng tụ ra, trôi nổi giữa đáy biển, Hoàng Mộc khống chế một đầu dải lụa quấn lấy cây leo, đầu kia quấn vào eo. Cậu nhả cây leo ở miệng ra, bản thân lặn xuống đáy.
Ở áp lực này cậu vẫn chống chịu được, dù hành động chậm chạp đi đôi chút. Hai chân chạm xuống đáy hố làm bùn cát trồi lên như đám bụi rồi chậm chạp lắng xuống.
Đáy hố cách cây leo vừa nãy khoảng 10m, linh lực gần đây gia tăng nhanh chóng làm cho dải lụa của Hoàng Mộc có thể kéo dài 30m.
Dải lụa quấn ở eo được kéo dài ra quấn quanh thân, còn dư quấn lấy hai tay, cậu với lấy chiếc xẻng sau lưng, bắt đầu đào bùn ở độ sâu 160m tính từ mặt nước biển.
Lòng hố rộng khoảng 300 m2, không thể đào cả 300m2 được, Hoàng Mộc chọn vị trí trung tâm đáy hố rồi bắt đầu đào. Áp lực và sức cản của nước biển rất lớn, làm cho hành động châm chạp hẳn đi, nhờ có linh lực phụ gia cậu mới có thể tiến hành đào.
Đổng Kiếm thấy vậy liền điều khiển phi kiếm đến hỗ trợ Hoàng Mộc, phi kiếm không phải là công cụ chuyên dùng để đào bùn nên hiệu quả hơi kém, mặt khác áp lực nước biển to lớn, khiến phi kiếm vận động hết sức nặng nề.
Được ba phút, cảm thấy không thể nín thở thêm, Hoàng Mộc bơi trở lại chỗ cây leo, miệng ngậm lấy cây leo, thổi một hơi thật mạnh, đầu kia của cây leo đặt trên thuyền bắn ra một vòi nước dài.
Nếu là người bình thường muốn thổi hết nước biển trong dây leo ra ngoài sẽ cần thời gian lâu, Hoàng Mộc thì khác, hơi thổi mạnh mẽ chỉ một thoáng nước đã bị đẩy ra hết, cảm thấy đầu bên kia đã thông cậu vội vàng hút mạnh không khí.
Ba người trên thuyền thấy vòi nước từ cây leo bắn lên, lo lắng không biết ở dưới phát sinh chuyện gì, một lát sau nhận thấy không khí phun ra, hút vào từ miệng dây leo, mọi người an tâm hơn.
Đổng Kiếm sau một hồi khống chế phi kiếm đào đất cảm thấy không hiệu quả, liền học theo cách của Hoàng Mộc, đem đoạn dây leo của mình quấn một vòng qua đoạn dây leo của Hoàng Mộc, đề phòng nước biển cuốn trôi đi rồi lấy xẻng ra, lặn xuống đào.
Được khoảng 30 phút, mọi người thấy bọt khí nổi lên mặt biển, Hoàng Mộc và Đổng Kiếm từ từ bơi lên. Vừa leo lên thuyền, hai người nằm bệt ra boog, thở dốc.
Một lúc sau Hoàng Mộc cất tiếng nói:
-Dưới đó có hố sâu, đại khái khoảng 160m tính từ mặt nước biển, áp lực rất lớn, chúng mình thử đảo nhưng chỉ hoạt động được 30 phút.
Ngọc Lan nghe vậy cau mày:
-Nếu sâu như vậy hai bồ phải lên đây rồi cả nhóm cùng quyết định cách làm chứ.
-Không sao, mình chỉ muốn thăm dò qua một chút.
Nói rồi Hoàng Mộc lấy từ trong túi quần ra một viên đá nhỏ, nhìn qua hình thù của nó không có gì đặc biệt.
-Các bồ xem hòn đá này có gì khác biệt.
Đổng Kiếm cũng nhìn sang, vữa nãy ở đáy biển thấy Hoàng Mộc cầm viên đá này nhìn ngắm hồi lâu rồi bỏ vào túi quần, dưới nước không thể nói chuyện nên Đổng Kiếm không hỏi được.
Mấy người chuyền tay nhau xem xét, nhưng làm thế nào cũng cảm thấy nó chỉ là một viên đá bình thường.
Hoàng Mộc giải thích, các cậu thử vận khởi linh lực tiếp xúc với viên đá xem sao.
Linh lực của năm người luôn ở trong nội thể chỉ khi điều động kỹ năng mới thoát ra ngoài, giống như Lôi Viêm khi ngưng tụ cầu lửa thì linh lực thoát ra kết hợp với sự cảm ứng nguyên tố hỏa trong thiên địa rồi tập hợp chúng lại.
Trong tình huống không dùng kỹ năng năm người không thể điều động linh lực thoát ly như trường hợp ông Hoàng Xuân.
Lý giải cho nguyên nhân này, Hoàng Mộc đã đặt ra một giả thiết, công pháp năm người tập luyện là thần thức pháp yếu. Do đó kỹ năng mà mấy người đang dùng không phải thuần túy đến từ linh lực mà còn từ một lực lượng khác: Tinh thần lực.
Trong đó, tinh thần lực làm yếu tố chỉ đạo, linh lực theo sau.
Lôi Viêm cầm viên đá, điều động linh lực men theo kinh mạch đến bàn tay, bỗng linh lực từ bàn tay cậu thoát ly ra, đi vào viên đá, do đây là linh lực của bản thân nên cậu cảm ứng được lộ tuyến của nó. Rõ ràng hiện lên trong tâm trí Lôi Viêm là những đường ngoằn ngoèo, thoạt nhìn trông có vẻ lộn xộn, nhưng khi tâm niệm tập trung chú ý, cậu cảm thấy những lộ tuyến này bài trí có quy củ.
Mở mắt ra, cậu kinh ngạc nhìn viên đá:
-Viên đá này vậy mà có thể dẫn xuất linh lực, còn đưa linh lực của mình đi theo những lộ tuyến khác nhau.
Cả nhóm bị lời nói của Lôi Viêm làm cho ngạc nhiên trừ Hoàng Mộc, ở dưới đáy biển hắn đã biết trước điều này.