Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 78: Về làng




Nguyễn Toản cùng mọi người Shole về đến làng thì trên những thửa ruộng, mầm khoai tây sau khi được nhân giống đã bắt đầu được trồng. Mọi người chỉ cần thay phiên nhau đánh chuột, làm hình nộm đuổi chim.......Công việc trở lên nông nhàn, mọi người không ai khuyên bao liên tục rủ rê nhau đi học. Bởi ai cũng rõ ràng biết được chữ viết lợi ích vô cùng lớn......

Đứng từ xa ngắm nhìn khung cảnh yên bình làng quê với cây đa, giếng nước, sân đình.....dòng người càng tấp nập hơn xưa..... thấy được thành quả, bốn người mỉm cười, xuống ngựa, dắt bộ.

...........

Trong quán nước đầu làng, cụ Ba cười:

" Haha. Sau cơn mưa lại là cầu vồng. Hôm nay mấy cậu học xong chưa. Lão thuộc bảng chữ cái rồi."

" Chúc mừng cụ. Chúc mừng cụ. Quả là gừng càng già càng cay."

" Ngưỡng mộ cụ quá. Trước bọn con phải mất 1 tháng mới xong mà cụ siêu nghê chỉ cần 3 tuần."

" Haha." Nghe mọi người khen, cụ Ba càng cười càng lớn.

Liên tiếp là tiếng nói cười, những câu chuyện từ đầu làng cuối xóm được bàn luận sôi nổi.

............

Như thường lệ, khi 12h, những cậu bé bắt đầu từ Toà soạn báo đổ ra, vừa chạy vừa hét lớn:

" Loa loa loa loa. Báo đây báo đây. Phần tiếp theo của cuốn truyện cổ tích việt đã có. Loa loa loa loa."

" Tin tức mới nhất đây. Loa loa loa loa. Đất nước thái bình, muôn nơi không giặc cướp."

" Loa loa loa loa. Thăng Long phát triển vượt bậc, sự anh minh của Hoàng đế? Loa loa loa loa."

..........

Trong quán nước, cũng như trong các gia đình, nhao nhao có tiếng vọng:

" Nhóc ơi cho cụ( ông, bác, chú) 1 phần nào."

" Vâng vâng. 1 tờ 10 đồng ạ."

" Đây. 10 đồng đây. Không biết có tin tức gì không."

" Cụ( ông, bác, chú) cứ tên tâm. Chất lượng đảm bảo, do Trạng Quỳnh chính thức biên tập."

" Vậy ta yên tâm rồi."

Shole thấy vậy, cũng gọi lại, mua lấy một tờ. Quan sát từ trên xuống dưới, tờ báo khá đơn sơ chỉ có 4 trang dày đặc chữ. Mỗi một trang mang chủ đề riêng biệt từ Chính trị( tin tức chính thống của nhà nước Tây Sơn về các chính sách được duy trì, tình hình yên câc vùng miền, các sự phát triển thần kì của Thăng Long, tin tức mộ binh........); trang thứ hai là hai bài thể hiện cách nhìn về chủ đề được nêu ra trong số báo trước, được sàng lọc từ những bài viết gửi về; trang thứ ba là những mẩu truyện được đăng dài kì trích từ cuốn Truyện cổ tích việt sắp được lưu hành., vô cùng thu hút độc giả, nó vừa mang màu sắc lịch sử truyền thống, lại mang bài học giáo dục sâu sắc: lá lành đùm lá rách; tích cực làm việc thiện.....; trang cuối cùng là sự phổ biến về kiến thức nông nghiệp: từ việc gieo cấp, phòng bệnh, kĩ thuật canh tác, kinh nghiệm dự đoán thời tiết.....

Nhìn xong, Shole cười:

" Thật lâu chúng tôi không đọc báo. Tôi nhớ lần cuối đọc là tờ Công báo London. Từ khi sang đây, lần đầu tôi nhìn thấy chúng."

" Haha. Trước do công nghệ hạn chế, nên việc sản xuất là không thể. Tuy bây giờ vẫn bù lỗ là chính nhưng việc có tờ báo là cần thiết."

" Đúng rồi Toản. Nắm được báo chí là vô cùng quan trọng. Bởi báo chí là quyền lực thứ 4 trong xã hội (sau lập pháp, tý pháp và hành pháp), bạn lên cần kiểm soát chặt chẽ. Như Anh quốc chúng tôi phải thành lập Viện Star Chamber nhằm kiểm duyệt báo chí, tránh cho việc ' thọc gậy bánh xe'. Còn ở Pháp kinh khủng hơn, khi nội dung sách báo không được chống lại tôn giáo, nhà vua, nhà nước và hình phạt cao nhất cho tội này là tử hình ( đã có hơn 8.700 nhà báo Pháp bị tử hình.) " Humboldt suy ngẫm nói.

Nghe vậy, Nguyễn Toàn cũng gật đầu:

" Đúng. Việc kiểm soát thông tin là quan trọng. Tôi cần thận trọng hơn. Tránh việc nhỏ không học lớn lại làm báo."

.............

Mọi người vừa vào làng, nhanh chóng bị nhận ra. Liên tiếp là sự chào hỏi, Nguyễn Toản cùng mọi người Shole cũng vui vẻ đâp lại. Về đến phủ đã muộn. Nguyễn Quỳnh cũng từ xưởng in nhấm nhem chạy về, cười:

" Haha. Mọi người đã trở lại. Sao không báo đệ trước một tiếng."

Nguyễn Toản cười, trách mắng:

" Gớm. Đệ đi thay lại đồ đi. Nhấm nhem thế kia sao được. Việc nào cũng sắn tay."

" Haha. Làm mới nhanh hiểu mà."

" Thôi đi thay đồ đi. Ta bảo người làm cơm. Uống với đệ li lâu không gặp."

" Được. Đợi đệ chút."

Tiễn biệt xong, Nguyễn Toản cũng cáo biệt.

..........

Trong một căn phòng nhỏ, xung quanh là chi chít hoa, một hồ nhỏ cá tung tăng bơi. Một người con gái dáng vẻ yểu điệu đang tựa mình hiên cửa, cầm lấy quyển sách nghi lại Chinh phụ ngâm bản tiếng Nôm và quốc ngữ được dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn).

Nguyễn Toản bước nhẹ vào, ôm lấy từ phía sau, cười:

" Nàng đang đọc gì đó."

Đoàn Thị Điểm có chút dỗi hờn, Nguyễn Toản khẽ cắn nhẹ lên tai, cả người nàng trở lên mềm nhũn, giọng mũi khẽ đáp " Ưm.", xấu hổ:

" Gớm. Người chàng mồ hôi chết. Thay đồ đi."

" Hehe. Đợi nàng thay giùm mà."

" Hừ." Xong cũng chậm rãi thả sách xuống, đi lấy quần áo.

.........

Lúc sau, ngồi trên giường, Nguyễn Toản cúi đầu, áp sát lấy chiếc bụng nhỏ đang nhô dần lên, cười:

" Ta nghe thấy nó đạp mạnh lắm nha. Nó đang đáp lại ta kìa."

Nhìn phu quân bỗng chốc hoá trẻ thơ, nàng khẽ cười. Với người phụ nữ, nàng chỉ cần như vậy. Nhưng biết phu quân còn gánh vác trên vai trọng trách, nàng chỉ gửi mình vào vần thơ mà Chinh phụ ngâm phù hợp tâm trạng.

...........

Cả hai người sau đó đi đến sảnh, món ăn đã được bầy đặt sẵn, ngoài Nguyễn Quỳnh cùng cụ Ba..... những người chủ chốt trong làng. Nguyễn Toản nói:

" Lần này, ta mời mọi người đến đây vừa là ôn chuyện cũ, vừa là có chuyện bàn giao." Ngừng lúc tiếp: " Mọi chuyện trong gần một tháng ta không có ở đây, dưới sự duy trì của Nguyễn Quỳnh phát triển thuận lợi là điều ta rất mừng, có thể yên tâm bàn giao. Tiếp tới là giai đoạn quan trọng, thăng hoa, ta sẽ phải đi nhiều nơi khác, chuẩn bị, hi vọng mọi người giúp đỡ, cùng nhau vượt qua."

" Được."

" Mọi người nâng ly."

" Dô."

Nguyễn Toản sau đó say khướt được Đoàn Thị Điểm đưa về phòng. Đắp chăn cẩn thận, nàng nhìn xa xăm nói:

" Ngươi là ai, ra đi."

Vẫn là không gian im lặng, nàng tiếp:

" Ra đi. Ta biết ngươi đang ở đó."

Triệu Ý dần hiện lên, kính cẩn:

" Chào phu nhân."

" Ngươi là ai." Ánh mắt cũng sắc nhọn, nhìn thẳng tim gan.

" Thuộc hạ phụ trách bảo vệ công tử. Phu quân yên tâm."

" Thật không?" Âm thanh càng ngày càng trầm nặng, lạnh toát.

Triệu Ý hốt hoảng quỳ xuống, lẩm bẩm:

" Xin phu nhân trách phạt."

Nàng thu hồi ánh mắt, giọng nhẹ lại:

" Đàn ông, tam thê tứ thiếp là chuyện thường. Nhưng ngươi lên nhớ ngươi chỉ là thứ, sau này phục vụ phu quân cẩn thận. Nếu có tâm cơ đừng trách."

" Vâng."

" Vậy ngươi lui đi."

" Vâng."

Triệu Ý rời đi, nàng cũng khẽ thay đồ, nằm lên, nhìn phu quân đang ngủ say, nàng nhoài người hốn lấy coi như chừng phạt.

Ánh đêm đân buông.