Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Đô Thị Sóc Thiên Vương

Chương 84: Phố Đồ Cổ - Chợ Kiều




Chương 84: Phố Đồ Cổ - Chợ Kiều

Lương Tín Nhân đơn giản là muốn nói đùa một chút cho vui, việc hai người gặp nhau có thể nói là vô tình, đang ngồi ăn cơm thì bị lôi vào cuộc cãi vã, nhưng bù lại thì được đền đáp nhẹ hai cái, sau đó thì phải chi tiền để làm dịu Lê Hiền Hòa,

thế nên cuộc trao đổi này hắn lỗ.

"Chị nhớ là trả công cho em đầy đủ mà." Lý Thiên Hương kiều mị nhìn Lương Tín Nhân.

"Đó chỉ là lúc đầu, lúc sau thì vẫn chưa, ừm đúng vậy, vẫn chưa." Lương Tín Nhân thành thật như chưa từng thành thật như vậy nói.

"Thế em muốn chị trả thế nào?

"Như cũ nhỉ." Lương Tín Nhân không thua kém, nói.

"Chị sẽ nói với bạn gái em." Lý Thiên Hương thay đổi giọng điệu, chuyển thành uy h·iếp

"Em cũng chỉ đùa thôi, chứ em giúp người không cần báo đáp." Lương Tín Nhân uy phong đường đường nói, hắn lật mặt nhanh không kém gì lật bánh tráng.

"Thế thì tốt, giờ em chuẩn bị làm gì?" Lý Thiên Hương hỏi.

"Về nhà, chắc vậy."

"Nếu không có gì làm thì đi ăn trưa với chị."

"Đi đi đi." Tô Ngọc Đạt nãy giờ nghe cuộc trò chuyện, bây giờ nghe Lý Thiên Hương nói thế giống như cơ hội vậy, cơ hội để có thể ăn cùng người đẹp.

Lương Tín Nhân đang định từ chối vì hắn còn phải đi đón Lê Hiền Hòa thì có tin nhắn tới, nhưng sau khi nhìn tin nhắn thì hắn lại đổi ý, nói: "Đi thôi."

Tin nhắn lúc nãy là của Lê Hiền Hòa, nàng nói rằng lớp tập chung lại đi ăn giao lưu một bữa, đây cũng là cơ hội để nàng kết bạn nên nàng sẽ đi cùng.

Sau đó là ba người cùng nhau đi ra ngoài, Tô Ngọc Đạt thì hứng hở đi sau, Lý Thiên Hương giống như thay đổi vậy, không còn tươi cười như lúc nhìn hắn nữa mà chuyển sang lạnh lùng, trầm ổn, ít nói nhưng đầy sự thông minh, Lương Tín Nhân thì vẫn như là một người thường, thu liễm khí tức.



Ở phía khác, sau khi Hoàng Gia Bảo đi ra ngoài, thì không khỏi nhìn thấy gì đập thứ đó, tức tối, khó chịu, hắn không khỏi chỉ vào Phan Huy nói

"Sao mày không lên đánh nó? Tao đã nói là tao sẽ giúp mày nói chuyện mà."

Phan Huy không trả lời, khuôn mặt vẫn như cũ theo sau.

"Mọe nó, mày cứ trơ cái mặt ra như vậy, chả có tác dụng cái mọe gì, mày có thể làm đúng nghĩa vụ của mày không?"

"Tao vẫn làm theo nghĩ vụ của mình." Phan Huy lần này lên tiếng.

"Thế thì mày chạy vô đánh thằng đó đi, đánh xong rồi xách nó ra đây."

"Đây là không thể, tao chỉ có nhiệm vụ là bảo vệ mày khỏi những thứ có thể uy h·iếp tới tính mạng, không phải là nô lệ để mày sai đâu chỉ đó." Lời nói có chút cay nhưng giọng nói lại bình tĩnh.

"Phê vật vờ lờ, nay thời bình thì lấy đâu ra ai có thể uy h·iếp tới tính mạng tao, thật là đéo hiểu cha mẹ tao thế nào, lại cho người như mày làm vệ sĩ." Hoàng Gia Bảo khó chịu, nói

"Mày nghĩ là tao muốn? Nếu không phải do lời hứa đời xưa thì tao cũng không cần như vậy, nhưng nói đi thì cũng nói lại, đây có thể là lần cuối cùng lời hứa đó thực hiện, những đời sau không cần phải như này nữa."

"Lần cuối? Nếu tao không lầm thì chúng mày còn hai lần."

"Đúng là hai lần, nhưng với tính cách của gia đình mày hiện tại, thì cũng dùng nó nhanh thôi." Phan Huy thẳng thắng nói

"Hừ, nếu như vậy thì mày nên bảo vệ tao cho chắc vào, chuẩn hai lần." Hoàng Gia Bảo vẫn còn nỗi giận.

"Yên tâm."

"Đuỵt mọe, bây giờ vấn đề nằm ở thằng kia, sẽ rất khó khăn cho kế hoạch của tao khi nó cứ lởn vởn xung quanh Lý Thiên Hương, nhưng trước tiên cứ xem xét tình huống, không nên vì quá trớn mà làm hỏng kế hoạch." Nỗi giận thì nỗi giận, nhưng hắn vẫn còn đủ tỉnh táo để làm, không thể chỉ vì một đứa ngán chân mà hỏng cơ hội thâu tóm ngàn năm có một này.



"Đi thôi." Hoàng Gia bảo nói, xong di chuyển đi, Phan Huy vẫn theo sau như thường lệ.

Trở lại phía Lương Tín Nhân, sau khi dùng xong bữa trưa với Lý Thiên Hương và Tô Ngọc Đạt, hắn tính chào tạm biệt hai người để rồi đi qua đón Lê Hiền Hòa về nhưng lần nữa lại nhận được tin nhắn là nàng sẽ đi với lớp, tối hãy đến đón, nên hắn cũng chỉ đành tiếp tục ở lại, dù sao về nhà không có gì làm, tu luyện cũng không xong khi đã đạt đỉnh phong ngũ đoạn, hiện tại hắn cần nhất là một đối thủ hoặc là một khí thạch để có thể tiếp tục tiến giai, chất xúc tác là cần thiết đối với thời đại mạt pháp bây giờ.

"Em dự tính làm gì tiếp?" Lý Thiên hương hỏi.

"Em vẫn chưa có dự tính."

"Thế thì sao chúng ta không đi phố đồ cổ nhỉ?" Lý Thiên Hương nói

"Phố đồ cổ?"

"Đúng vậy, đồ cổ, nơi bán những thứ thuộc về thời xưa như quần áo, đồng hồ, chén sứ, tranh vẽ,.......Đến với khu phố cổ này cũng là một cách em học về lịch sử và biết đâu em sẽ lượm lặt được trong tay một món đồ cổ với giá cực hời. Rồi may mắn hơn nữa, nó lại biến thành vật quý giá sau này!" Lý Thiên Hương giải thích

Không phải nói, thứ này đã gợi lên hứng thú của Lương Tín Nhân, nếu như đã là đồ cổ thì chắc có lẽ nơi đó sẽ có một số thứ có ích với hắn hiện tại, cũng như là những đồ thuộc về thời đại tu luyện xưa.

"Nghe có vẻ thú vị đấy, em sẽ đi, mày đi không Đạt?" Lương Tín Nhân đồng ý, sau đó quay sang hỏi Tô Ngọc Đạt.

"Đồ cổ sao? Thôi tha tao, tao không có hứng thú gì lắm, hai người đi đi." Tô Ngọc Đạt từ chối, nói

"Thế thì tụi tao đi đấy?" Lương Tín Nhân hỏi lại lần nữa, thằng này có vẻ như thích Lý Thiên Hương mà lại từ chối dịp ngon thế này sao?

"Tụi mày đi đi, tao có việc rồi, đi trước." Tô Ngọc Đạt không nói nhiều, liền rời đi.

"Hừm, có vẻ như nó sẽ không đi thật, thế thì chúng ta đi thôi." Lương Tín Nhân quay lại nói với Lý Thiên Hương

"Ừm, đi thôi."

Lương Tín Nhân di chuyển về phía chỗ để xe để lấy xe, Lý Thiên Hương cũng đi theo sau, Lương Tín Nhân không cho là gì, cứ nghĩ là Lý Thiên Hương cũng để xe ở bên này nhưng lại là không phải.

"Chị không đi lấy xe à?" Lương Tín Nhân hỏi



"Chị có xe đâu mà lấy."

"Thế chị đi học bằng gì?"

"Ba chị chở."

"Thế chị đi theo em làm gì?"

"Để em chở chị đi chứ gì, chẳng lẽ chị lại gọi ba chị lên chở chị qua đó, thì có phải là phiền không?" Lý Thiên Hương nói

"Thế thì lên đi em chở qua, mà chị phải chỉ đường, em không biết đường." Lương Tín Nhân thấy Lý Thiên Hương nói cũng có lý nên cũng đồng ý.

"Ok."

Lương Tín Nhân đưa mũ bảo hiểm của Lê Hiền Hòa cho Lý Thiên Hương, sau đó là quay xe lại, để nàng ngồi lên, rồi bắt đầu di chuyển đi, Lương Tín Nhân lái, Lý Thiên Hương chỉ đường.

Nói đi thì cũng nói lại, việc chiếc xe ghẻ này của hắn vẫn làm đúng với nghĩa vụ được giao, lưng cứ có cảm giác mềm mại, Lương Tín Nhân không khỏi cảm thấy đúng khi mua chiếc xe này, tác dụng chỉ có một nhưng lại liên tục được.

"Thế chúng ta là đi phố nào?" Lương Tín Nhân hỏi

"Đi Phố Đồ Cổ Lê Công Kiều, hay còn gọi là chợ Kiều." Lý Thiên Hương đằng sau nói có chút khó khăn, dù sao giữ khoảng cách thế này hơi tốn sức.

"Ok."

Lương Tín Nhân vẫn tiếp tục nghe theo sự chỉ dẫn của Lý Thiên Hương, cuối cùng thì cả hai cũng tới nơi.

Trước mắt Lương Tín Nhân là một khu phố có chiều dài chừng 200 mét và khoảng 80 toàn nhà khác nhau, hơn phân nữa trong ấy là các tiệm bán đồ mỹ nghệ. Nhưng dân gian gọi chung là chợ đồ, cũng bởi yếu tố đồ cổ, sặc mùi văn hóa và giá trị thị trường vượt ngưỡng tưởng tượng thông thường, nên Lê Công Kiều cũng là con đường hiếm hoi của Sài Gòn xưa nay được vinh dự đón tiếp rất nhiều những chính khách cỡ bự đến thăm viếng, ngoạn cảnh.

Nguồn hàng bày bán ở Lê Công Kiều thì đủ loại, thượng vàng hạ cám. Nói về bề nổi của Lê Công Kiều là đồ mỹ nghệ, ở đây có đủ chất liệu từ đồng, gốm, đá, sứ, gỗ... tranh ảnh, thuộc các phong cách chế tác từ khắp Bắc - Trung - Nam. Tủ thờ cẩn ốc kiểu Gò Công miền Tây, đến nét chạm li ti chi chít của thợ Huế, hay tượng sơn son thếp vàng kiểu Bắc xuất xứ từ làng Sơn Đồng... Và trong dòng mỹ nghệ ấy còn vô số đồ nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, đến các nước xa xôi hơn ở trời Tây với các loại đồng hồ, quạt bàn, đèn treo... Xuất hiện cả chủng loại đồ cũ, đồ có tuổi vài chục năm trở lại như tranh mỹ nghệ của sơn mài Thành Lễ, gốm hợp tác xã Biên Hòa, đồ đồng của thợ nghề Phường Đúc (Huế) Đại Bái (Hà Nội)... Nhiêu đó cũng đủ hợp thành một khu chợ đặc biệt, hấp dẫn người mua kẻ bán khắp miền và cả du khách phương xa.

Sự đa dạng của đồ cổ bày bán ở Lê Công Kiều, có thể tóm lược một cách đầy đủ cả quá trình hình thành và phát triển của người Việt cổ với hơn 4.000 năm văn hiến cho đến tận những ngày nay thông qua các hiện vật cụ thể. Từ hiện vật của văn hóa Phùng Nguyên (2.000 - 1.500 TCN) với khuyên tai, ngọc đá, đến Đông Sơn (800 TCN - 200 TCN) chuyển qua dòng đồ gốm, đồ đồng Hán - Việt, tiếp đến các thể loại gốm tráng men của Lý, Trần, Lê, rồi đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, cận đại hơn có gốm Cây Mai, Lái Thiêu, Biên Hòa..