Chương 22 : Làm đường
Bầu trời đã ngả sang xế chiều người đến khám sớm đã vãn từ lâu Lê Hữu Trác theo thói quen thu dọn đồ nghề định bụng cùng đóng cửa dược tiệm cùng Dương Dĩnh ba người đến tiệm ăn nào đó trong thành đánh chén thưởng thức một phen . Chỉ là khi hai người đến ngoài cửa liền bắt gặp vị công tử kia cùng tùy tùng của mình vẫn chưa rời đi dường như là đang chờ đợi y đi ra thì phải . Lê Hữu Trác mang theo nghi hoặc tiến đến hỏi han vị thiếu niên kia :
– Không biết công tử còn có chuyện gì nán lại nơi đây ? Phải chăng đơn thuốc có điều sai sót làm phật lòng công tử ?
Người thiếu niên nghe vậy liền biết Lê Hữu Trác hiểm lầm ý mình vội vàng giải thích :
– Tiên sinh đây là đã hiểu lầm ý của tại hạ rồi . Y thuật tiên sinh cao minh như vậy tại hạ nào dám đặt điều nghi hoặc múa rìu qua mắt thợ đâu ? Tại hạ còn tại là cố ý đợi tiên sinh tới cùng nhau đàm luận mà thôi .
Hữu Trác nhíu mày nhìn người thiếu niên hắng giọng :
– Không biết công tử có gì chỉ giáo cho tại hạ ?
Người thiếu niên xua tay một cái cười trừ nói :
– Nào dám nào dám . Tại hại chỉ là có chút không hiểu, y thuật tiên sinh lợi hại như vậy vì sao không ra làm quan cống hiến cho triều đình ? Phải chăng Việt vương hiện tại yếu kém vô năng hôn quân vô đạo khiến tiên sinh lòng sinh thoái ý ở ẩn lánh đời hay sao ?
Hữu Trác nghe đến không khỏi hít hà ngụm khí lạnh tên công tử này thế mà giữa thanh thiên bạch nhật dám nói ra những lời khi quân phạm thượng như vậy thật không sợ binh lính nghe thấy đem đi hạch tội tru di cả họ ư ?
Hữu Trác lắc đầu thở dài nói :
– Công tử xin chớ nói lời như vậy coi chừng ở đây tai vách mạch rừng đầu rơi xuống đất lúc nào không hay . Thú thật với công tử, chốn quan trường vốn nước sâu không đáy lòng người khó đoán quỷ kế đa đoan âu cũng chỉ vì tranh quyền đoạt lợi . Tại hạ thế nhưng là tài hèn trí mọn lực bất tòng tâm vào triều làm quan chỉ mong làm một thầy thuốc bình dị cứu người chữa bệnh tạo phúc cho đời .
Người thiếu niên nghiêm giọng :
– Tâm ý của tiên sinh sao mà cao cả khiến cho tại hạ không khỏi cảm khái thán phục . Chỉ là một mình tiên sinh có thể cứu hết được bao nhiêu sinh mệnh trong thiên hạ này đây ? Là một trăm, một ngàn hay một vạn ? Đó quả thật là một con số ít ỏi so với con dân nước Đại Việt ta .
Lê Hữu Trác xoắn xuýt :
– Chuyện này...
Thấy ánh mắt xao động của y người thiếu niên kia liền thuận nước đẩy thuyền :
– Vả lại Đại Việt ta sách vở y lý nhiều bản thất truyền dân gian chữa bệnh chỉ toàn mẹo vặt lang băm đầy rẫy mà lang y thưa thớt . Ta thường nghe lương y như từ mẫu tiên sinh là bậc đức cao vọng trọng thiết nghĩ nên vì thiên hạ thương sinh ra sức cống hiến cớ sao lại trốn tránh ẩn mình há chẳng phải là làm trái đi ý nghĩa to lớn của y học hay sao ?
– Tại hạ có nghe đồn qua không bao lâu nữa Việt vương sẽ lập ra một viện riêng biệt dành cho y học mặt khác lại cho xây dựng các nơi khám chữa bệnh miễn phí cho người dân . Khốn nỗi nhân tài như lá mùa thu trong triều hiện tại rất cần có người tài cao trí lớn như tiên sinh đứng ra đảm nhận trọng trách lớn lao ấy . Mong tiên sinh suy xét kĩ càng diều ấy vì muôn dân trăm họ vì thiên hạ thương sinh .
Hữu Trác ánh mắt sắc bén nhìn người thiếu niên :
– Lời ấy của công tử đây liệu có thật hay không ?
Người thiếu niên kia không do dự đáp :
– Lời ấy nói ra tự nhiên là thật .
Dương Dĩnh đứng ngoài từ đầu tới cuối đều không tham dự cuộc trò chuyện của hai người kia nay lại thấy thiếu niên trước mắt nói lời quả quyết như vậy thâm tâm tràn đầy nghi hoặc hỏi :
– Công tử nói ra lời ấy thật dễ dãi làm sao !Phải biết lời đồn chỉ là miệng đời mà thôi công tử khăng khăng chắc nịch như vậy chẳng lẽ công tử đây là cận thần Việt vương hay sao ?
Người thiếu niên chỉ cười đáp lại :
– Tại hạ dĩ nhiên là không phải...
– Vậy ý công tử là...
Lê Hữu Trác nghi hoặc .
Người thiếu niên cười nhạt nói :
– Lời Cô nói ra quân vô hý ngôn.
Lê Hữu Trác nghe xong ánh mắt tràn đầy kinh hãi nhìn Minh Vũ vội vã kéo Dương Dĩnh còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì quỳ xuống :
– Thảo dân Lê Hữu Trác/ dân nữ Dương Dĩnh tham kiến Vương thượng vượng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế .
– Bình thân đi .
– Thảo dân/ dân nữ đội ơn Vương thượng .
Lê Hữu Trác cùng Dương Dĩnh nghe hai chữ "bình thân" mà như được đại xá sau lưng hai người mồ hôi chảy thành dòng sông khuôn mặt tái mét thập phần sợ hãi . Có ai ngờ được người thiếu niên đứng trước mặt họ đây thế mà là Việt vương đại danh đỉnh đỉnh tiếng tăm lừng lẫy của Đại Việt cải trang vi hành cơ chứ . Dương Dĩnh âm thầm lau đi mồ hôi lạnh trên trán cũng may còn chưa đắc tội vị này bằng không mạng cũng chẳng còn quay về Dương gia mất thôi.
Minh Vũ nhìn biểu cảm hai người không khỏi cười khổ xem ra vẫn là doạ đến họ sợ kh·iếp vía một phen rồi đi.
– Hai người các ngươi không cần đa lễ làm chi . Lê tiên sinh ba ngày nữa Cô sẽ cho người đưa ngươi đến biệt phủ tại trung tâm vương thành nhận chức đồng thời ra mắt các vị đại thần trong triều đình ta . Ngươi có thể dẫn theo Dương thị tiểu thư cùng hai ngươi kia đến Cô vương còn có việc trước phải rời đi, mong hai vị đây thứ lỗi .
– Thảo dân nào dám nào dám . Cung tiễn Vương thượng hồi phủ...
————————————————————
Biệt viện thư sảnh nhà chính
Minh Vũ nhìn bản tấu chương của Khương Công Phụ trên tay mà không khỏi gật đầu . Tổng số dân cư của Đại Việt lúc này đã lên tới hơn hai vạn người trong đó tập trung đông đúc chủ yếu ở vương thành có khoảng hơn bảy nghìn người số còn lại( bao gồm cả Việt dân lẫn dị dân) đan xen với nhau phân bổ thành các làng trấn ở các vùng ngày càng có xu hướng hoà cùng làm một . Trị an trong nước tạm thời ổn định cũng là lúc Minh Vũ bắt đầu thực hiện công cuộc phân chia lại địa giới hành chính rối rắm của Đại Việt bây giờ.
Tạm gác lại vấn đề hành chính thì Đại Việt lúc này đây còn phải đối mặt với khó khăn rất lớn từ việc đường xá đi lại cho người dân . Phải biết Đại Việt vẫn là đường đất lấm lem nên vào mùa mưa vô cùng lầy lội trơn trượt ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân . Chính vì thế mà Minh Vũ quyết tâm xây dựng một con đường quan đạo nối liền các nơi Đại Việt với nhau thông qua nguyên liệu gạch nung .
Tại sao lại không phải bằng đá hay bằng xi măng cốt thép thì xin thưa xi măng cốt thép phải cần nguyên liệu khoáng thạch mới làm ra được mặt khác xây dựng bằng đá chi phí quá cao hao người tốn của vốn là một thất sách lớn nhất.
Lịch sử sản xuất và sử dụng gạch vẫn là một điều gây tranh cãi, nhưng đã được loài người sử dụng hàng ngàn năm trước Công nguyên. Hiện vật gạch được tìm thấy ở một khu vực gần Tigris có niên đại 7500 trước Công nguyên.Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã được sử dụng cho các công trình xây dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm.
Gạch được tạo ra rất đơn giản . Lấy đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi kỳ cho nhuyễn và được đưa vào khuôn (bằng máy hoặc thủ công) để in ra viên. Viên đất sét được phơi hoặc sấy cho khô và chất vào lò. Nhiên liệu để đốt lò là củi, than đá trộn bùn làm thành viên hoặc khí thiên nhiên được đặt bên dưới lò. Lò được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi gạch "chín" chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Lò được tắt và đợi đến khi nguội thì dỡ gạch ra.
Nguyên liệu để nặn gạch thường là đất sét, đá phiến sét, đá phiến sét mềm, calci silicat, bê tông, thậm chí có những loại "gạch" được làm từ cách đẽo gọt đá khai thác ở mỏ. Thành phần một viên gạch thường là như sau :Silica (cát): 50% - 60% Alumina (sét): 20% - 30%Vôi: 2 - 5%Oxide sắt: 5 - 6% không được vượt quá 7% và cuối cùng là Magnesi không được dưới 1%.