Đánh Mất Người Ở Florence

Chương 2




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Edit: Agnes.

Beta: Rose.

Quanh đi quẩn lại đều là bắt đầu từ việc trao đổi tên.

Dư Tây muốn biết tên của anh chàng trước mặt, đây là điều bắt buộc. Bởi vì cô không muốn cứ hở một chút là lại dùng biệt danh để gọi anh, đối với trí tưởng tượng hạn hẹp của cô mà nói thì nghĩ ra mấy cái biệt danh này có hơi khó.

Nhưng mà…

“Tôi sẽ để lại tên cho em.” Anh cứ như vậy mà đáp lại câu hỏi của cô.

Dư Tây nghĩ, chắc có lẽ là vì đặc thù nghề nghiệp cho nên ngay cả tên mình cũng chẳng dám để lại, chỉ cần cả hai ngủ cùng nhau một lần thì tất cả đều sẽ bay theo khói hết.

Nhưng vì cô thích anh nên cũng thoải mái, chẳng kiểu cách làm lớn chuyện lên mà nói: “Vậy thì tôi sẽ gọi anh là Tương Tuân.”

Chẳng cần nghĩ ngợi gì nhiều, cái tên này đã nhảy số ngay trong suy nghĩ của cô.

Trong mắt anh thoáng hiện một tia sáng nhàn nhạt, có lẽ là anh đoán ra được cái tên này có chút gì đó không được bình thường nhưng lại chẳng nói gì mà chỉ mỉm cười ‘kế thừa’ nó.

Vào ngày thứ tám cô và anh chung sống với nhau, hai người bàn nhau rời khỏi khách sạn hạng sang mà chuyển sang khách sạn bình dân. Anh không nói gì chỉ đi theo cô. Là một người chuyên nghiệp, anh chưa từng lấy bất cứ thứ tiền tài vật chất nào của cô. Ngược lại anh giống như một người bạn trai tốt, luôn tạo ra những niềm vui nho nhỏ khiến Dư Tây không khỏi cảm thấy hạnh phúc.

Dường như anh biết hết những gì mà cô thích, ngay cả hoa mà anh tặng đều là những loài hoa mà cô luôn để ý đến.

Mỗi một điểm của anh đều dựa theo những sở thích của cô. 

Tuyệt thật đấy!

Mấy ngày gần đây, hai người bọn họ thường xuyên đến xem tám kiệt tác của phòng trưng bày Uffizi(1), anh đứng trước bức tranh đề tên “Hoa thần” khẽ cười rồi nói: “Tôi đã nhìn thấy em ở trong bức tranh rồi.”  

Dư Tây nghĩ chắc anh đang muốn tự khen bản thân nhưng lại không biết cách, vì thế nên cô chỉ biết cười khúc khích mà theo sau. 

Đúng thế, cô chẳng hiểu gì về nghệ thuật sau bức tranh cho lắm. Chỉ là, giờ phút này đây, dường như cô đã bị nụ cười của anh làm cho trái tim đập loạn, khuôn mặt ửng đỏ cúi thấp. Sau đó, dường như nhận ra hành động của bản thân mình nên chỉ khẽ nghiến răng nhỏ giọng nói: “Anh đừng có tưởng tôi sẽ ăn mặc như thế mà trước mặt anh nha!”

Cô liếc mắt nhìn lại một cái, hời hợt nhìn một bên áo bị rơi xuống của người phụ nữ xinh đẹp trong tranh “Flora(2)”.

Thứ lỗi cho cô, tuy rằng bản thân đã lựa chọn thành phố đầy nghệ thuật lãng mạn này làm điểm đến để du lịch, ấy thế mà trong lòng cô cũng không có nhiều năng khiếu nghệ thuật cho lắm đâu. Vậy nên mới không đủ để hiểu rõ được bức tranh “Flora” trước mặt, người phụ nữ trong tranh này được coi là người thương của họa sĩ Titian(3).

Nghe xong câu này, mặt anh toàn là ý cười: “Thật là đáng tiếc.”

Chú thích:
  1. Phòng trưng bày Uffizi: (tiếng Ý: Galleria degli Uffizi) là một bảo tàng nghệ thuật nổi bật nằm gần Quảng trường Piazza della Signoria ở trung tâm Firenze, vùng Toscana, Ý. Một trong những bảo tàng quan trọng nhất của Ý, cũng là một trong những bảo tàng quan trọng nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới, và có một bộ sưu tập các tác phẩm vô giá, đặc biệt là từ thời Phục hưng Ý. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Uffizi)
  2.  Tranh Flora: Ra đời vào năm 1515, cách đây đúng 500 năm, bức tranh mô tả một người phụ nữ lý tưởng của thời đại ấy, xinh đẹp, thánh thiện, không cần quý phái lắm, nhưng phải hơi mũm mĩm. Tư duy về “phụ nữ lý tưởng” thời Phục hưng trên thực tế đã được Giorgione, thầy của Tiziano, đi trước với bức “Laura” và được Tiziano cùng các họa sĩ trường phái Venezia của ông phát triển trong những năm sau đó. Trong bức tranh của Tiziano, nàng Flora một tay đang cầm tấm lụa che vai (đã tuột xuống), tay kia cầm một nhánh hoa và lá. Bức tranh được đặt tên là “Flora” theo tên của Flora, thần mùa xuân và cây cối (có thể thấy hoa xuân trên tay nàng) và từ lâu đã được các nhà phê bình nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật nhìn theo nhiều cách lý giải khác nhau. Người thì cho rằng, người mẫu của bức Flora là một kĩ nữ mà Tiziano yêu mến, người thì cho rằng nàng là một biểu tượng của một tình yêu hướng đến hôn nhân, dù trang phục của nàng không phải là trang phục cưới (những ngón tay trái của nàng xòe ra, dường như báo hiệu việc nàng sắp cưới, bàn tay phải lấp lánh chiếc nhẫn đính hôn). (Theo https://menback.com/phong-cach-song/flora-cua-tiziano-vecellio-500-nam-mot-ve-dep-truong-ton-35809.html)
  1. Titian: Tiziano Vecelli hoặc là Vecellio (phát âm[titˈtsjaːno veˈtʃɛlljo]; c. 1488/90 – 27 tháng 8, 1576), được gọi bằng tiếng Anh là Titian (/ˈtɪʃən/ TISH-ən), là một họa sĩ người Ý trong Thời phục hưng, được coi là thành viên quan trọng nhất của thế kỷ 16 Trường học Venice. Ông sinh ra ở Pieve di Cadore, ở gần Belluno, (sau đó trong Cộng hòa Venice). Trong suốt cuộc đời của mình, ông thường được gọi là da Cadore, ‘từ Cadore’, lấy từ vùng quê hương của anh ấy. Được những người đương thời của ông công nhận là “Mặt trời giữa những ngôi sao nhỏ” (nhớ lại dòng cuối cùng của Của Dante Paradiso), Titian là một trong những họa sĩ người Ý linh hoạt nhất, không kém phần lão luyện với các bức chân dung, bối cảnh phong cảnh, và các chủ đề thần thoại và tôn giáo. Phương pháp vẽ tranh của ông, đặc biệt là trong việc ứng dụng và sử dụng màu sắc, đã có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đến các họa sĩ thời kỳ cuối Thời phục hưng của nước Ý, nhưng trên các thế hệ tương lai của Nghệ thuật phương tây. Sự nghiệp của ông đã thành công ngay từ đầu, và ông được săn đón bởi những người bảo trợ, ban đầu đến từ Venice và các tài sản của nó, sau đó tham gia bởi các hoàng tử bắc Ý, và cuối cùng là Habsburgs và giáo hoàng. Cùng với Giorgione, ông được coi là người sáng lập Trường phái Venice Bức tranh thời Phục hưng Ý. Trong suốt cuộc đời dài của mình, phong cách nghệ thuật của Titian đã thay đổi đáng kể, nhưng ông vẫn quan tâm đ ến màu sắc suốt đời. Mặc dù các tác phẩm trưởng thành của anh ấy có thể không chứa những sắc thái rực rỡ, sống động như những tác phẩm đầu tiên của anh ấy, nhưng nét vẽ lỏng lẻo và sự tinh tế trong giai điệu của chúng chưa từng có trong lịch sử của Bức tranh phương tây. (Theo https://vi.upwiki.one/wiki/Titian)