[Đam Mỹ] Mang Không Gian Đi Làm Nông

Chương 30: Kế hoạch xây “nhà”




Hồ Phong năm nay ba mươi mốt tuổi, từ năm tuổi đã theo phụ việc cho cha mình, đến nay đã có hơn hai mươi năm trong nghề xây dựng. Chiều hôm nay, sau khi ăn cơm xong, hắn nằm trước nhà hóng gió thì thấy con trai trưởng thôn đến. Vội mời người vào nhà, Hồ Phong tò mò.

-A Đại. Trưởng thôn có việc tìm ta à?

Hồ Đại gật đầu.

-Phong ca, cha ta cho mời huynh đến nhà, có khách quý cần gặp.

-Khách quý?

-Đúng vậy, là Trần công tử.

Vừa nghe Trần công tử, Hồ Phong liền nhớ ngay đến lời kể của vợ mình, chẳng phải đây là quý nhân chuẩn bị định cư trong thôn sao. Nghe trưởng thôn cho gọi mình đến, hắn đại khái hiểu được lí do. Bèn vội vàng đi theo A Đại.

-Cha, Phong ca đến!

Trần Thanh nhìn người đi phía sau Hồ Đại. Có lẽ do tính chất công việc, người này có bề ngoài gay góc, do thường xuyên phơi nắng nên da dẻ đen nhám và khô ráp. Nhưng ngoại hình xem ra có vẻ thành thật.

Chào hỏi nhau xong, cậu và trưởng thôn cùng Hồ Phong ngồi xuống nói chuyện.

-Trần công tử, không biết ý định của ngài như thế nào?

Trần Thanh xin trưởng thôn một tờ giấy rồi vẽ đại khái sơ đồ mảnh đất của mình. Chỉ vào trung tâm phần đất, cậu nói.

-Ở đây ta muốn xây một căn hộ rộng chừng hai sào ( 1 sào = 500 m2), có một lầu. Phía dưới là phòng tiếp khách, nhà bếp, một phòng ngủ và nhà xí. Lầu trên cứ để trống. Kiến trúc sẽ khác với những căn nhà từ trước đến giờ Phong huynh từng xây. Ta sẽ đưa bản vẽ chi tiết, không biết huynh có làm được hay không.

Hồ Phong vui vẻ gật đầu.

-Chuyện này quá dễ dàng. Chỉ cần công tử diễn tả căn nhà như thế nào, ta đều có thể làm được như ý. Nếu có thêm bản vẽ thì quá tốt rồi.

Trần Thanh gật đầu. Sau đó vừa vẽ vừa nêu tiếp ý kiến của mình.

-Trước nhà ta muốn đào một hồ nước dạng bán nguyệt, giữa eo bắc ngang một chiếc cầu. Đương nhiên thiết kế của cây cầu cũng là theo ý của ta, phải nhờ hai vị tìm giúp một vị thợ mộc tài giỏi rồi.

Trưởng thôn mở lời.

-Thằng hai nhà tôi làm thợ mộc, tuy nhỏ tuổi nhưng tay nghề rất tốt. Nếu công tử tin tưởng thì mấy việc này cứ giao cho nó, đảm bảo làm cho tới khi nào ngài hài lòng thì thôi.

Trần Thanh gật đầu, tay nghề của con trai trưởng thôn chắc không đến nỗi tệ nên ông mới dám đề cử, mà cho dù có tệ, có câu nói “làm đến khi nào hài lòng” của ông, cậu sẽ dùng.

-Mặt tiền mảnh đất sẽ xây tường rào và cổng, ngay sát góc trái ta muốn xây khu nhà cho hạ nhân ở. Xây khoảng hai mươi căn, kích thước cứ như của hộ dân thông thường, kiểu dáng ta cũng sẽ đưa bản vẽ cho huynh.

Hồ Phong vội gật đầu, trong lòng càng thêm kính sợ vị công tử này. Nhà cho hạ nhân mà xây tận hai mươi căn, người này quả nhiên không phải tầm thường. Ông cũng thầm cảm ơn trưởng thôn đã tranh thủ việc này cho thôn mình, chờ xây xong khu đất này, thôn dân đảm bảo dư được một khoản kha khá rồi.

Trần Thanh nói tiếp.

-Ta muốn xây hàng rào bao quanh khu đất ở, vật liệu phải sử dụng bằng đá tảng, đảm bảo chắc chắn, độ cao chừng mười thước ( 10 thước = 10 mét ) . Ngay cả ngọn núi phía sau cũng phải xây rào bao lại, giữa ngọn núi và khu đất ở cũng xây rào ngăn cách, nhưng sẽ làm thêm cổng để dễ bề qua lại.

Trưởng thôn và Hồ Phong nhìn nhau, rồi ngập ngừng.

-Ngọn núi này thú dữ rất nhiều, chỉ sợ…

Trần Thanh nhìn hai người cười.

-Hai người cứ tìm cách đảm bảo an toàn cho thôn dân, thậm chí nếu muốn ta cũng có thể xuất tiền nhờ người đến bảo vệ, đảm bảo thôn dân an toàn. Trưởng thôn cũng lo lắng thú dữ của núi này đó thôi, xây rào cao như vậy cũng giúp ngăn cản bọn chúng ra ngoài, thôn dân về sau tới lui nơi đây cũng an toàn.

Trưởng thôn vừa nghe Trần Thanh nói, vui vẻ đáp ứng.

-Được, vậy là quá tốt rồi.

Thấy ông đồng ý, cậu bèn nói tiếp.

-Mặt tiền của khu đất cũng xây tường một nửa, nhưng thiết kế tường sẽ đặc biệt hơn. Ngoài ra cổng ra vào cũng phải làm theo ý của ta.

Dừng một chút, Trần Thanh tiếp tục.

-Mặt tiền khoan hãy xây vội. Bởi vì phần còn lại của mảnh đất, ta muốn trồng cây. Ta muốn mua số lượng lớn cây giống, không biết trưởng thôn có quen biết ai không?

Trưởng thôn suy nghĩ một chút rồi trả lời.

-Lão La thường giúp người trong thôn mua sắm, việc này giao cho lão là được. Không biết công tử cần bao nhiêu?

Trần Thanh khoanh phần sau mảnh đất.

-Phần này, ngoài ra xung quang đất, khu vực cạnh hồ nước và trước nhà sẽ trồng cây mà ta chỉ định. Ta đã liên hệ người bán rồi, khi nào khu đất xây xong sẽ cho giao đến.

Cậu xoay qua hỏi Hồ Phong.

-Vật liệu sẽ do ta bỏ tiền ra mua, không biết nhân công ra sao?

Hắn vội trả lời.

-Không biết công tử muốn khi nào hoàn công?

Trần Thanh cười.

-Nhanh nhất có thể.

Hồ Phong đáp.

-Nếu vậy ta đề nghị tuyển toàn bộ nam nhân trong thôn làm, nếu đẩy nhanh khoảng hai đến ba tháng có thể hoàn công rồi.

Trần Thanh gật đầu.

-Vậy không biết tiền công như thế nào.

Hồ Phong đáp.

-Tiền công thông thường mỗi người 20 hào, bao cơm trưa.

Trần Thanh nhíu mày, cậu đã hiểu người dân ở thôn quê sao lại nghèo như vậy rồi, nghèo từ đời này sang đời khác, mãi không thay đổi được. Nhân công ở đây quá rẻ, 20 hào công một ngày của bọn họ, còn chưa đủ gọi một món ăn rẻ nhất trong tửu lâu của cậu nữa là.

Thấy Trần Thanh nhăn mày, tưởng là cậu không hài lòng với đề xuất của mình. Hồ Phong nhìn trưởng thôn lo láng, cuối cùng vẫn là trưởng thôn cố gắng thuyết phục.

-Thật ra tiền công như vậy là bình thường, ta đảm bảo với công tử những nơi khác cũng như vậy, tuyệt không cố tình nâng giá với ngài.

Thấy vẻ mặt của hai người, Trần Thanh biết họ hiểu lầm, cậu xua tay.

-Trưởng thôn hiểu lầm rồi, ta không hề có ý đó. Ta đương nhiên tin mọi người. Vậy đi, ta trả mỗi người 30 hào, nhưng không bao cơm trưa, giữa trưa cho mọi người nghỉ ngơi nửa canh giờ ( 1 tiếng ) để họ có thể về nhà dùng bữa. Ngoài ra, Phong huynh giúp ta mướn thêm người nấu nước, đảm bảo nước uống liên tục cho thôn dân trong khi làm việc.

Hai người đương nhiên đồng ý, chỉ một bữa cơm mà Trần Thanh cho thêm 10 hào, nếu xài tiết kiệm có thể dùng trong hai, ba ngày đấy. Càng nghỉ càng cảm ơn tổ tiên phù hợp, để vị phú hào này quyết định đến đây sinh sống.

Hai người liên tục nói tốt, Trần Thanh bèn tiếp lời.

-Không biết tiền công của Phong huynh thì tính sao.

Hồ Phong gãi đầu.

-Bình thường công của ta là 50 hào.

Trần Thanh gật đầu.

-Ta muốn định cư lâu dài ở đây, mảnh đất ấy nhất định phải làm hoàn toàn như ý. Tính ta hơi khó, nhất định muốn thứ tốt nhất, phải phiền Phong huynh hỗ trợ nhiều. Như vậy đi, ta trả huynh 100 hào một ngày, thêm cơm trưa tự túc 10 hào nữa, vậy là 110 hào. Nhờ Phong huynh giúp đỡ.

Hồ Phong mừng rỡ, 110 hào một ngày, trời ạ, ông chưa bao giờ được nhận tiền công cao như vậy. Thế là ông liên tục đảm bảo với Trần Thanh sẽ hoàn thành tốt công việc, cũng dặn lòng tuyệt đối không được là cậu thất vọng.

Trần Thanh quay qua trưởng thôn.

-Ta cũng trả công cho trưởng thôn như Phong ca đây. – Thấy trưởng thôn định từ chối, cậu giơ tay ngăn lại. – Trưởng thôn đừng từ chối, nói thật với trưởng thôn, sở dĩ ta tự tin giao việc xử lý mảnh đất của mình cho Phong ca đây cũng do tin tưởng vào ngài. Tiền công này là tấm lòng của ta, phải nhờ trưởng thôn thường xuyên theo dõi, đốc thúc mọi người rồi. Nếu trưởng thôn không nhận, ta cũng khó an lòng.

Trưởng thôn nghe vậy vội gật đầu đồng ý. Vốn ông hứa với Trần Thanh là để cậu yên tâm ở lại, giúp đỡ thôn dân chứ không hề có lòng tham gì. Nhưng giờ cậu đã trả công, một ngày ông có thêm 110 hào tất nhiên là tốt rồi. Ông dặn lòng nhất định phải đốc thúc mọi người, tuyệt đối không được lười biếng.

Nhìn vẻ mặt của hai người, Trần Thanh vừa lòng. Cái gì có thể giúp con người đối xử tốt với nhau hơn, xin thưa từ cổ chí kim chỉ có tiền là tốt nhất. Gì mà lời hứa chót lưỡi đầu môi cũng không bằng hài đồng tiền qua lại.

-Chuyện mua vật liệu phải nhờ Phong huynh rồi. Nhất định phải là chất lượng thượng đẳng. Còn nhân công cũng phiền huynh liên hệ. Các khoản chi tiêu huynh cứ ghi sổ sách lại, ta không phải lúc nào cũng ở đây, khi nào ta đến sẽ xem.

Nhìn sắc trời đã chuyển tối. Trần Thanh bèn từ chối lời mời ngủ lại của trưởng thôn. Lên xe trở về.