Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Đại Đế Châu Á

Chương 7 Khai trương




Chương 7 Khai trương

Ba ngày sau bữa tiệc bắt đầu. Phủ Quốc công nhộn nhịp người ra kẻ vào, vô số quan lại mang theo hậu lễ đến tặng. Để đáp lễ ưng lịch cũng chuẩn bị cho mỗi người một chiếc xe đạp làm quà tặng. Trong buổi tiệc, Quốc Công phát biểu:

- Cảm ơn mọi người đã đến dự buổi lễ khai trương! Nhân ngày hôm nay, ta tuyên bố bán ra 10% cổ phần của công ty xe đạp Ưng Phong. Số cổ phần này sẽ chia thành 100 ngàn phần, mỗi phần được gọi là 1 cổ phiếu có giá 2 quan. Hàng năm, ta sẽ lấy ra một phần mười lợi nhuận của công ty xe đạp để chia cho các chủ sở hữu cổ phần. Những Cổ Phần này được tùy ý chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu với nhau, nhưng nhưng nếu muốn bán ra ngoài phải được sự cho phép của ta.

Việc phát hành cổ việc phát hành cổ phiếu này cũng là sự bàn bạc của hai cha con Hồng cai Ưng Lịch lúc chuẩn bị sản xuất xe đạp.

- Có chuyện tốt như vậy sao? Liêu chúng ta cứ như vậy được chia một phần mười lợi nhuận?

Một viên quan nghi ngờ. Cái chia cổ phần này chủ yếu vẫn ở châu Âu và Bắc Mỹ. Dân phương Đông vẫn chưa có khái niệm này.

- Đức hoàng thái hậu cũng có mà. Kiên Quốc Công cho dù dám gạt tất cả chúng ta cũng không dám gạt thái hậu, người mà hoàng thượng cũng phải sợ đâu.

Hồng cai đã dành riêng 10% cổ phần để hối lộ thái hậu Từ Dũ do vậy việc mở công ty sản xuất xe đạp mới thuận lợi đến vậy. Tự Đức là một gã hủ nho nhưng khi gặp mẹ hắn thì lại biến thành thành một đứa con ngoan mẹ bảo gì nghe nấy. Tự Đức chẳng làm được việc gì nên hồn ngoài việc trở thành con ngoan của bà Từ Dũ và ngâm nga mấy bài thơ văn sáo rỗng. Cứ tự nhiên thành lập công ty xe đạp thì chắc chắn lão sẽ không cho mà còn làm khó dễ nữa, nhưng nếu công ty này có vốn của mẹ lão thì chắc chắn lão sẽ ủng hộ hết sức. Do đó hợp đồng làm một vạn chiếc xe đạp cho triều đình mới thuận lợi đến vậy.

“Đúng là tiếc đứt ruột mà”

Phải chia sẻ quyền sở hữu công ty xe đạp của mình làm Ưng Lịch rất đau lòng đừng nhưng hắn không còn thời gian nữa rồi. nếu không làm gì chỉ 11 năm nữa hắn sẽ b·ị đ·ánh bật khỏi kinh thành và cả nước này sẽ chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Dẫu sao công ty xe đạp này cũng cũng chỉ là công cụ để hắn kiếm tiền cho các kế hoạch sau này thôi. 10 năm nữa hắn sẽ có cả cái đất nước này thì tiếc gì một số cổ phần bé nhỏ. Phủ Quốc công không đủ tiền để trang trải cho các kế hoạch đó. Nếu không gọi thêm vốn đầu tư từ các quan lại quyền quý thì hắn lấy đâu ra tiền để sản xuất và thay đổi đất nước này. Ưng Lịch cần phát triển thế lực nhanh nhất có thể để sau này không còn cảnh 20.000 quân Việt đánh không lại vài nghìn quân Pháp t·ấn c·ông kinh thành. Trận chiến đó là cuộc chiến quyết định vận mệnh của hắn và cả cái đất nước Đại Nam này. Thất bại của Tôn Thất Thuyết khiến cho uy tín của triều đình tan rã, toàn bộ bộ lực lượng q·uân đ·ội của Đại Nam Nam cũng đầu hàng giặc Pháp. Mặc dù có nguyên nhân do các quan chỉ huy hèn nhát nhưng bị mất kinh thành cũng làm tinh thần thần binh sĩ mất hết, họ nghĩ giặc Pháp là vô địch quan trên không muốn đánh thì việc gì đến mình. Từ đó Tôn Thất Thuyết phải ra chiếu cần vương vì lực lượng q·uân đ·ội các tỉnh không còn nghe lệnh ông nữa.

Kiên Quốc công cùng các quan khách bàn bạc hơn một tiếng đồng hồ cuối cùng quyết định bán số cổ phần đó đó chia cho 10 vị đại thần. Buổi tiệc kết thúc lúc 5 chiều nhưng Kiên Quốc công Còn mời các quan ở lại xem xem hệ thống bơm nước của phủ nhà mình.

Có mấy vị quan bị nặng bụng được đám người ở đưa vào nhà vệ sinh sinh lúc đi ra ra vẻ mặt mãn nguyện khen lấy khen để. Họ nói cả trong Đại Nội cũng không sạch sẽ, sang trọng được như thế này ( Trong Đại Nội chủ yếu dùng bô để đi vệ sinh, không làm nhà vệ sinh do nhiều nguyên nhân).

- Đúng là không thể tin nổi.

Bất ngờ hơn khi họ thấy được bơm nước và bể lọc còn sáng mắt lên. Nhìn thấy dòng nước trong veo ngọt lành chảy ra từ vòi nước bằng đồng thì ra đây là nguyên nhân nước chè và món ăn phủ Quốc công ngon đến vậy. Ưng Lịch tỏ vẻ sẵn sàng lắp đặt cho nhà các quan mỗi người một bộ, giá cả có thể bàn bạc tại công ty xe đạp.Các quan nghe được lời đó liền yên tâm ra về. Ưng Lịch nở 1 nụ cười thần bí, mục đích của hắn đã đạt được bước đầu.

Đột nhiên, một tên nô bọc đi tới.

- Thưa cậu. Hai vị “hiệp khách” rất vui khi cậu còn nhỏ mà đã quyết chí săn “bạch quỷ” trừ hại cho dân. Họ sẵn lòng phò trợ.

- Tốt.

Ưng Lịch lên tiếng.

3 giờ trước hắn đã gặp riêng Nguyễn Văn Tường và Hoàng Diệu, 2 người thuộc phái chủ chiến hiện còn tại kinh thành. Mất hết công sức trình bày các kế hoạch sắp tới và nhờ 1 chút đảm bảo của cha hắn, hắn đã lôi kéo thành công 2 người này về phe mình.

Kế hoạch của hắn cũng nên dần chuyển sang các bước thứ 2.

Mấy ngày sau, ngoài đường phố kinh thành xôn xao bàn tán về các phát minh của cậu út phủ Kiên Quốc Công. Đám cậu ấm cô chiêu con quan thì đổ xô đến công ty xe đạp để mua cho bằng được 1 chiếc, bất chấp việc có thể phải xếp hàng từ sáng đến tối mịt.

- Xe đạp này phải do của ta.

Một công tử nói.

- Cái gì là của ngươi. Đó là của ta!

Một công tử khác lên tiếng.

Xe đạp do Ưng Lịch phát minh có thể nói là chiếc xe hiện đại nhất thế giới hiện giờ vì trong lịch sử, xe đạp sử dụng hệ thống xích truyền động đến năm 1879 mới được ra đời ở Anh. Chiếc xe được hắn đặt tên là mẫu Ưng Phong 1 để kỷ niệm cho ông anh xấu số của hắn. Bán cho triều đình hắn chỉ dám lấy 40 quan tiền 1 chiếc nhưng với đám cậu ấm thừa tiền này, hắn không ngại nâng giá lên gấp 3 nhưng với các quan thuộc phe chủ chiến sau này, hắn chỉ bán giá gốc hoặc thậm chí tăng không cho họ. Dù cho có giá cắt cổ như vậy, vẫn có hàng đàn người xếp hàng trước cửa hàng bán xe của hắn, giống như cái cảnh đám tín đồ táo khuyết đứng chờ mua điện thoại thời hiện đại vậy.

Ưng Lịch quy định, mỗi ngày hắn chỉ bán ra năm mươi chiếc xe. Hắn tập hợp đám con cái của công nhân xưởng xe đạp lại, bao ăn trưa bọn chúng và giao chúng nhiệm vụ quảng cáo cho chiếc xe đạp của hắn. Được ăn miễn phí mặc dù chỉ có cơm rau dưa muối nhưng đứa nào đứa nấy mặt vui hơn hớn. Với đại đa số dân chúng thời loạn này, ngày đủ ăn hai bữa đã là cái hạnh phúc rồi. Tiêu chuẩn thức ăn của công nhân xưởng xe thì cao hơn, cơm nuôi hai bữa hằng ngày ăn với mắm, thỉnh thoảng có 1 chút thịt hoặc cá, ăn không hết suất có thể gói lại mang về. Khoản tiền công thấp nhất một quan tiền mỗi tháng cũng nhiều hơn so với làm ruộng, đủ để một người làm nuôi cả nhà. Suất ăn thực tế gấp rưỡi sức ăn của đám công nhân nên đa số đều gói mang về cho trẻ con trong nhà. Đám người ở trong phủ Quốc công giữ vai trò giá·m s·át trong xưởng và giá·m s·át lẫn nhau, kẻ nào dám t·ham ô· tiền cơm hoặc suất ăn của công nhân đều bị nghiêm trị. Ngoài ra bọn chúng còn nhiệm vụ “nhồi sọ” cho đám công nhân, tất cả cuộc sống tốt đẹp của chúng là do cậu út phủ Kiên Quốc Công ban cho, kẻ nào dám phản bội là khốn nạn, sẽ bị trời đánh thánh vật. Với đám trẻ con cũng làm như vậy, thậm chí còn dễ dàng tẩy não đám này hơn. Bọn chúng còn lôi cả đám trẻ con xóm nghèo nhập hội nữa. Không ai biết mấy ngàn đứa nhóc này mười mấy năm sau sẽ trở thành những cơn ác mộng của người Pháp, người Hoa và toàn bộ khu vực Đông Nam Á này.

Ngoài việc bán xe đạp, Ưng Lịch còn bán thêm chiếc xe trượt nữa. Xe trượt chỉ có 2 bánh, tay lái, thân xe và phanh nhưng sức chở hàng chẳng kém gì xe đạp cả. Hắn bán chiếc xe này chỉ với giá hai quan tiền, nông dân bình thường tích góp vài tháng là mua được. Để tăng doanh số bán xe trượt hắn quy định mỗi tuần sẽ có một buổi quay số trúng thưởng, người may mắn sẽ trúng được một chiếc xe đạp. Cứ đến cuối tuần cả ngàn người lại tụ tập trước cửa cửa hàng để xem kết quả quay số đủ làm đổi đời 1 gia đình nông dân. Người may mắn chỉ cần bán chiếc xe đi là có được cả trăm quan tiền rồi, nhiều nông dân làm cả đời cũng chẳng có nổi số ấy.

Các cậu ấm cô chiêu quan tâm đến xe bao nhiêu thì cha mẹ chúng lại quan tâm đến nhà vệ sinh và bể lọc nước bấy nhiêu. Với 2 thứ này Ưng Lịch nhẹ nhàng ra giá, nhà vệ sinh 100 quan, bể lọc nước 200 quan tiền công xây dựng, chủ nhà bao ăn đám thợ xây, xây cùng lúc 2 thứ thì giảm 10%. Các quan thấy giá cả cũng phù hợp túi tiền bèn rối rít đặt hàng. Đám thợ xây ban đầu bây giờ phải phân ra làm thợ cả chỉ đạo của các tổ thợ xây mới. Bọn chúng được Ưng Lịch trả lương theo hình thức khoán, mỗi cái nhà vệ sinh xây xong được 10 quan, mỗi cái bể nước được 20 quan. Kẻ nào dám tiết lộ bí mật hay phản bội đều bị xử cực hình. Có vài tên m·ưu đ·ồ như vậy đã bị đám bảo vệ biết được b·ị b·ắt lại, hôm sau phải chịu h·ình p·hạt ném đá đến c·hết. Người thi hành h·ình p·hạt là đám công nhân trong xưởng cùng đám thợ xây. Cứ mỗi người cầm một cục đá chọi vào mặt kẻ phản bội, ném xong thì nhổ nước bọt. Thông thường, sau khi ăn cả ngàn cái củ đậu như vậy, kẻ xấu số đều toác sọ hoặc chảy máu đến c·hết. Nhìn thấy kết cục thê thảm sau khi ăn hàng trăm hàng ngàn hòn đá của những kẻ xấu số, đám công nhân ai ai cũng thấy rùng mình. Hắn nói với quan phủ là đám này trộm đồ trong phủ nhà hắn nên bị công nhân đập c·hết, chẳng quan nào dám hỏi nhiều về việc này cả . Sau vài buổi chủ trì hành hình, ai cũng biết kẻ nắm trong tay sinh tử của gần ngàn công nhân và gia đình chúng chính là đứa trẻ 3 tuổi được gọi là cậu út phủ Kiên Quốc Công kia. Tất cả công nhân khi gặp Ưng Lịch đều cung kính cúi chào và gọi hắn là cậu chủ chứ không phải cậu út như lúc đầu nữa.