Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà

Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà - Chương 28




Cuối cùng thì Thu phải quay đi, Ba lên trước.

Cho đến khi anh gọi: "Xong rồi!", Thu mớiquay người lại. Thu thấy anh mặc cái quần quân phục ra ngoài quần ướt, Thu nóidù sao trời cũng nóng, chỉ chốc lát sẽ khô. Thu để anh lên bờ, không trông thấyanh đâu nữa, Thu mới từ dưới nước lên, mặc áo quần ra ngoài đồ bơi đang ướt,chạy vội vào nhà vệ sinh thay đồ. Kết quả áo quần ngoài ướt dính vào người,khiến Thu rất khó xử.

Thu bảo Ba cầm đồ bơi, lần sau đến sẽ đem theo, Thukhông dám mang về nhà. Anh giúp Thu đưa xe qua sông, sang bên kia bờ Thu khôngdám để anh đi cùng, một mình kéo xe về, anh theo sau cách một quãng xa, theocho đến gần nhà máy giấy, anh dặn Thu vào giao hàng trả xe, cong anh ra bến đòqua sông, theo chuyến xe khách cuối cùng về Tây Thôn Bình.

Sự việc qua rồi Thu mới thấy sợ, sợ có người thấy Thuđi với Ba, tố cáo với nhà trường. Nhưng sau đây mấy hôm, hầu như không có việcgì Thu mới vui mừng, từ nay về say có thể lén lút gặp Ba. Thu biết anh phải đổica cho người khác mới có hai ngày lên thành phố, ít nhất phải hai tuần mới lênmột lần. Lúc anh lên, nếu Thu không đi một mình thì cũng không dám gặp anh nóichuyện. Cho nên, hai người có gặp nhau được không còn phải "nhờtrời".

Không biết có phải vì Ba nói ông Thịnh là con ngườikhông đàng hoàng nên Thu càng ngày càng cảm thấy ông ta không đàng hoàng. Cónhững lúc nói chuyện ông ta cứ áp sát tận mặt, có lúc vờ phủi bụi trên ngườiThu, hoặc mượn cớ đưa thứ gì đó rồi nắm tay Thu, khiến Thu khó xử, muốn nổinóng nhưng lại sợ làm phật lòng ông ta, sẽ mất việc, hơn nữa chẳng phải chuyệngì to tát, biện pháp tốt nhất là tránh xa ông ta..

Nhưng đúng là ông Thịnh rất quan tâm đến Thu, phân choThu làm việc nhẹ, hơn nữa sợ Thu không biết, nên tỏ ra mua chuộc tình cảm, nói:

- Đấy là tôi đặc biệt chiếu cố đến cô, nếu là ngườikhác còn lâu tôi mới phân làm việc nh như thế.

Lúc nào Thu cũng nói:

- Cảm ơn bác, nhưng cháu vẫn muốn làm cùng mọi người, có người chuyện trò vuivẻ hơn.

Tóm lại, người phân công là ông Thịnh, ông ta bảo Thulàm gì, Thu không thể không làm.

Một hôm, ông ta sai Thu:

- Cô quét dọn khu nhà công nhân độc thân của nhà máy,mấy hôm nữa có lãnh đạo đến kiểm tra. Cô quét tước sạch sẽ, không cần quéttrong phòng, chỉ quét ngoài hành lang và tường ngoài. Rác trong hành lang chủyếu do công nhân tống ra, cô gom lại, đem đổ vào đống rác. Ngoài tường chủ yếulà khẩu hiệu cũ, lấy nước phun lên, xé hết, xé không hết lấy dao cạo.

Thu đến mấy khu nhà tập thể kia để quét dọn, làm bênnhà tập thể nữ không có vấn đề gì, nhanh chóng quét xong hành lang. Nhưng sangnhà tập thể năm Thu rất mất tự nhiên. Những người tương đối chú ý thì còn treorèm ngoài cửa, che kín khoảng giữa cửa, trên dưới đều để hở cho gió lùa vào.Những người không chú ý thì mở toang cửa, anh nào cũng cởi trần trùng trục chỉmặc một cái quần đùi.

Thu cúi đầu, quét rác ở các cửa phòng, không dám ngướclên, sợ trong thấy những tấm lưng trần. Đám nam công nhân thấy Thu, có ngườiđóng sầm cửa lại, nhưng có người chẳng những không đóng cửa mà còn mặc quần đùira bắt chuyện với Thu, hỏi Thu học trường nào, năm nay bao nhiêu tuổi rồi, vânvân. Thu đỏ mặt, ấp úng vài cậu rồi lảng đi chỗ khác.

Có mấy cậu gọi Thu vào quét dọn phòng, Thu không vào,bảo bên A chỉ sai quét bên ngoài hành lang. Có người tống rác ra ngoài hànhlang. Thu vừa xúc rác vào ki, họ lại tống ra, buộc Thu phải quét lại. Thu đidọn chỗ khác trước, chờ cho bọn họ điên xong rồi mới đến quét dọn lại.

Có người treo rèm cửa, Thu đang dọn rác ở cửa, ngườitrong phòng vén rèm, hắt nước cặn ra ngoài, cả nước trà đổ lên chân Thu. Nướccòn nóng, làm mu bàn chân Thu đỏ lên. Thu nghĩ, có thể anh ta không trông thấy,nên cũng không trách móc gì, chỉ ra vòi nước rửa chân.

Nhưng sự việc được một công nhân đi qua trông thấy,anh ta lớn tiếng nói với người trong nhà:

- Này, hắt nước phải nhìn chứ, bên ngoài có công nhândọn vệ sinh đang làm việc … - Anh ta kêu lên nửa chừng rồi thôi ngay, quay sangnói với Thu. - Thu đấy à, ở đây?

Thu ngước nhìn, thì ra Trương Nhất, bạn học, là cậuhọc sinh nghịch ngợm nhất lớp, nhất trường. Hồi còn học tiểu học, giáo viên chủnhiệm lớp, nhất trường. Hồi còn học tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lớp để Thungồi cùng cậu ta, lúc lên lớp giao cậu ta cho Thu quản lí, cô giáo bảo haingười "một kèm một", ngồi trên lớp cậu ta nghịch ngợm, phải quản líNhất, nếu không cả hai sẽ không được là học sinh ngoan. Cho nên, lúc vào lớp,Thu phải quản chặt Nhất, sợ cậu ta nghịch. Cả lớp đi xem phim, cô giáo bảo Thunắm tay Nhất, sợ cậu ta chạy nhảy lung tung. Nhất thì như con ngựa bất kham,chạy nhảy khắp nơi, làm Thu cứ phải đuổi theo tóm lại.

Lên trung học cơ sở, Thu vẫn phải quản Nhất. Hồi ấy cóphong trào xây dựng "lớp học tốt" vì Mao Chủ tịch nói: "Xây dựnglớp học tốt là biện pháp tốt, rất nhiều vấn đề có thể đem ra giải quyết ở lớphọc tốt". Cho nên, trong lớp chỉ cần một học sinh nghịch ngơm, thầy giáobảo cán bộ lớp đưa cậu học sinh nghịch ngợm ấy ra ngoài để xây dựng lớp họctốt. Trương Nhất lên trung học cơ sở càng nghịch hơn, hầu như tiết học nào Thucũng phải đưa cậu ta ra ngoài để nhắc nhở, thật ra chỉ chạy theo, tóm lại nhắcnhở, nhưng chỉ được một lúc cậu ta lại bỏ chạy.

Hồi ấy Thu vừa tức giận vừa sợ Trương Nhất. Nhất tốtnghiệp trung học cơ sở không học tiếp nữa, coi như Thu thoát nợ, không ngờ hômnay lại gặp ở đây.

Thu lúng túng hỏi:

- Bạn… bạn làm gì ở đây?

- Tôi làm ở đây. - Nhất hiếu kì nhìn Thu. - Sao Thulại ở đây? Cũng vào làm ở nhà máy giấy đấy à?

- Không… tôi làm lao động phụ.

Trương Nhất rất hào phóng:

- Để tôi giúp.

Nói xong, Nhất giành lấy dụng cụ trong tay Thu:

- Chân Thu không sao chứ?

Thu nhìn, chân không bị bỏng, nói:

- Không sao, Nhất đi đi, để mặc tôi.

Thấy Thu không chịu đưa dụng cụ cho mình, Nhất đi từngphòng nhắc nhở:

- Này, các cậu quét nhà nhanh lên, đổ rác một lần,không được lúc nào cũng xả rác, nước trà không được tùy tiện hắt ra ngoài, bạnhọc của tôi đang quét hành lang, không được làm bạn ấy bỏng.

Nghe thông báo, những người ở trong phòng đều ngó racửa xem "bạn học của Nhất". Có người hỏi: "Nhất, đấy là ngựa củacậu à?". Có người hỏi: "Tôi gặp cô này rồi, hồi ấy đội tuyên truyềncủa trường trung học số Tám đến nhà ta tuyên truyền, cô này kéo đàn accordéon chứgì?". Lại có người nói: "Con gái của cô giáo Trương, tôi biết, tạisao phải đi làm việc này?"

Thu muốn lùa mọi người vào phòng. Đóng cửa, khóa lạiđể họ đừng đứng nhìn Thu, đã thế lại còn bình luận vớ vẩn. Thu nghĩ, cái cậuNhất này nhiễu sự, việc gì phải thổi phồng nhau như thế?

Thu cúi đầu quét dọn, nghe có người gọi đến quét chỗnày, đổ rác chỗ kia, có người gọi: "Vào đây nói chuyện", "vàođây dạy cánh tớ kéo đàn". Thu phớt lờ tất cả, làm nhanh rồi đi chỗ khác.

Cho đến lúc lúc Thu bắc thang dùng dao cạo sạch khẩuhiệu dán trên tường, Nhất lại đến giúp, Thu khách khí bảo anh đi làm việc củaanh, trong lòng cầu mong anh cứ mặc tôi, anh đi đi, ở một nơi không ai quenbiết, bị bực tức thế nào, bị khổ cực thế nào tôi cũng không sợ. Nhưng trước mặtnhững người quen biết, đúng là rất khó xử.

Hôm sau, ông Thịnh gù lại sai cô đến quét dọn mấy khunhà ấy, ông bảo Thu phải làm cho đến khi lãnh đạo kiểm tra xong. Thu đề nghĩông phân công làm việc khác. Ông ta suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Cũng được, hôm nay cô cũng với bác Khuất đi làm mộtvài việc vặt.

Ông Thịnh đưa Thu đên chỗ làm, một nơi gần trường phíasau nhà máy giấy, bên ngoài bức tường rào này là dốc bờ sông, nơi xa kia làsông Lớn. Gần với bức tường nhà máy là một ngôi nhà đứng chơ vơ, ngôi nhà củanhà máy, là chỗ ở của một gia đình công nhân, ông này có tên là Trương, tườngcủa ngôi nhà thủng một lỗ lớn, cần phải vá lại.

Ông Thịnh bảo Thu lát nữa đi xe gạch, ximăng, vôi,cát, lấy thùng đi gánh nước, trộn vữa phía trong tường, rồi dùng thùỗ chuyểnvữa ra ngoài tường, hai bên tường bắc thang để tiện lên xuống.

Bác thợ xây tên là Khuất, một người chừng năm mươituổi, chân đau. Bác thấy ông Thịnh đưa người đến rồi chuẩn bị đi chỗ khác, bácnói:

- Bác Thịnh cho một thợ phụ nữa, một mình cô này làmthế nào để làm được cả trong tường lẫn ngoài tường? Mà đâu chỉ vài viên gạch?Cho một thợ phụ nữa đến đây, một người đứng trên tường, một người đứng trongtung gạch ra, tôi ở ngoài đỡ.

Ông Thịnh suy nghĩ giây lát rồi nói:

- Bác bảo tôi lấy đâu ra ngươi? Với lại, hai ngườichuyển gạch, gạch chuyển hết rồi thừa ra một người đứng đây xem bác xây tườngà? Hay là tôi chuyển gạch giúp bác?

Thu đi kéo về một xe gạch, rồi cô đứng trên tường, bácKhuất và ông Thịnh mỗi người đứng một bên tường, ba người chuyển hết gạch, ôngThịnh vỗ tay phủi bụi, nói:

- Tôi xong việc rồi nhé. Như vậy có phải giảm được mộtcông nhân không? - Ông ta nói với Thu: - Công việc còn lại nhẹ nhàng, một mìnhcô làm. - Nói xong, ông ta đi ngay.

Công việc này không vất vả, Thu đi gánh nước, đánhvữa, cho vào thùng gỗ, leo lên thang chuyển ra ngoài, sau đấy lấy gạch giúp bácKhuất. Vữa sắp hết, Thu lại trèo thang vào trong, xách một thùng vữa ra. BácKhuất mải miết làm việc, Thu đứng một bên, lại vơ vẩn nghĩ đến Ba.

Đến lúc ăn trưa thì tường cũng đã xây xong, bác Khuấtđi ăn, Thu vẫn chưa được đi, phải thu dọn dụng cụ, quét tước sạch sẽ. Gạch cònthừa bác Khuất bảo cứ để đấy, nhưng Thu không dám, sợ ông Thịnh tính khí nhỏnhen sẽ mắng, Thu đành chuyển gạch vào phía trong tường. Lúc này không có aigiúp, Thu dùng cái sọt đưa từng sọt vào trong. Đang làm thì ông Thịnh gù đến,thấy Thu xếp gạch bên trong tường, ông ta nói:

- Cô lên trên tường, để tôi tung cho cô, cô cứ némtúng viên vào trong, có điều đừng ném lên gạch, không làm gạch bị vỡ là được.Gạch ném vào cô xếp lên xe, rồi lại lên tường để nhận tiếp gạch tôi tung chocô.

Thu nghĩ, đây cũng là một cách, cách này còn hơn mìnhdùng sọt chuyển vào, trong lòng vô cùng cảm kích ông Thịnh, vội lên tường. Tungmột lúc, có thể đã nhiều, Thu đang cúi đầu, tìm chỗ trống để ném viên gạchtrong tay vào phía trong, chợt thấy trên tường có người, Thu ngước nhìn, thì raông Thịnh chỉ còn cách Thu gần một thước. Thu giật mình, lùi lại một bước, hỏi:

- Gạch ngoài kia hết rồi à?

- Hết rồi.

- Hết rồi còn đứng đây làm gì, về ăn cơm thôi, cháuđói lắm rồi.

Ông Thịnh đứng trên tường, kéo cái thang ở ngoài némvào bên trong, phủi tay, nhưng vẫn đứng trên thang nhìn Thu.

Thu khó hiểu, hỏi:

- Tại sao bác chưa xuống? Bác không đói à?

Ông Thịnh gù nói:

- Vội gì, đứng đây nói chuyện đã.

- Nói chuyện gì? Bác xuống đi, bác xuống rồi cháu mớixuống được, đói lắm rồi.

- Cô xuống thì xuống, tôi đứng đây nói chuyện.

Thu có phần bực mình, nghĩ bụng: chắc hẳn buổi sángông ta ăn nhiều, bây giờ không đói. Thu sốt ruột:

- Bác đứng trên thang chắn lối, cháu xuống thế nào, bác xuống cho cháu xuống.

- Cô đến đây, tôi ôm cô quay lại, vậy là cô có thểxuống.

- Bác đừng đùa, bác xuống đi, bác xuống để cháu xuống.

Ông Thịnh cười nhăn nhở:

- Đâu có phải cởi quần đánh rắm, có cần thêm thủ tụcnào đâu? Tôi chỉ cần ôm cô là cô có thể xuống phía dưới. - Nói xong, ông ta đưahai tay ra. - Nào, việc gì phải xấu hổ?

Thu nhìn quanh, nhìn xem có chỗ nhảy xuống không.Tường cũng chỉ cao như tường nhà trường, cao thế này cũng không phải không nhảyxuống được, nhưng bên ngoài không những có nhà còn có cả bờ sông, bên trongtường là gạch ngói, mảnh thủy tinh, gai góc, nhảy xuống không chết cũng bịthương. Thu quay người, đi trên bờ tường, nhìn xem có chỗ nào nhảy xuống đượckhông. Ông Thịnh đi theo, miệng nói:

- Cô đi đâu đấy? Không nhảy được đâu, nhảy xuống ngãquè đấy.

Thu đứng lại, quay người, bực tức:

- Bác biết không nhảy được, vậy mà còn chắn lối, bácđể thang cho cháu xuống.

- Tôi để cho cô xuống, cô có để cho tôi ôm không?Không ôm cũng được, vậy cho tôi sờ một cái. Ngày nào cũng trong thấy hai bầu vúcủa cô cứ tưng tửng nhảy nhót, thật ngứa mắt. Hôm nay cô cho tôi sờ, không chotôi cũng sờ…

Thu tức lắm:

- Tại sao bác khốn nạn, đểu cáng thế? Tôi sẽ báo cáovới lãnh đạo của bác.

Ông Thịnh trơ trẽn:

- Cô tố cáo gì? Tôi đã làm gì cô chưa? Có ai trôngthấy tôi làm gì cô chưa?

Ông ta vừa nói, vừa đến gần Thu hơn.