Đêm ba mươi Tết, ba đẩy cửa phòng tôi hỏi: "Con không ra ngoài xem chương trình Tết à?"
Tôi cắn bút, không ngẩng lên: "Chờ chút, con làm xong bài này đã."
Ba đứng ở cửa một lát, quay người đóng cửa lại.
Tiếng TV bên ngoài cũng nhỏ đi nhiều.
Khi tôi làm xong bài, ra ngoài thì trên TV đã đang hát "Khó quên đêm nay".
Mùng hai Tết, bà nội và bác dâu lại bàn chuyện cưới hỏi cho tôi.
"Lần này dù là lần hai nhưng người ta cho tám vạn sính lễ, bỏ lỡ lần này là không có cơ hội nữa đâu."
10
Ba tôi hiếm khi cứng rắn: "Chuyện cưới hỏi, đợi nó thi xong rồi nói."
Bác dâu trợn mắt: "Con gái tuổi xuân chỉ có mấy năm, qua hai mươi tuổi là không còn cơ hội tốt nữa, hai vợ chồng anh không nghe lời khuyên, sau này sẽ hối hận đấy."
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Sau Tết là đã tháng hai, thời gian vô cùng gấp rút.
Tôi phát hiện mình đã đến một ngưỡng cửa, thời gian không bao giờ đủ, và tôi vô cùng lo lắng.
Cô nhà bếp không cho tôi rửa bát nữa.
Tôi hơi hoảng, vì mẹ chỉ cho tôi một trăm đồng tiền sinh hoạt phí, không đủ sống cả tháng.
Cô lau tay vào tạp dề, cười với tôi: "Từ nay ba bữa con cứ đến ăn, không lấy tiền. Con chuyên tâm học hành, cô tin vào con."
"Cảm ơn cô!"
Cô sững lại, lẩm bẩm: "Cô tưởng con sẽ từ chối, cô đã chuẩn bị nhiều lời lắm rồi."
Tôi bật cười, cười mà nước mắt chực trào, cúi đầu cảm ơn sâu sắc: "Cảm ơn cô!"
Cô cũng đỏ mắt, xua tay quay lưng lại: "Mau đi học đi, con gái cô mà nỗ lực như con, dù bán nhà cô cũng nuôi."
Giang Tâm cũng nhìn thấy sự lo lắng của tôi.
Trước buổi tự học buổi tối, cô đưa cho tôi một tờ giấy nháp.
Vẽ một cái cây lớn.
"Cậu hãy tưởng tượng lịch sử một triều đại như một cái cây. Các năm là thân cây, những sự kiện xảy ra là các cành cây, từng chút một lấp đầy cái cây này... Kỹ năng ghi nhớ cũng có, hãy tìm phương pháp phù hợp với bản thân..."
Ngưỡng cửa của tôi đã được cô ấy phá vỡ.
Tôi loại bỏ hết mọi tạp niệm, học ngày học đêm.
Tháng sáu đến rồi.
Dưới ký túc xá, cây tử đinh hương nở rộ, mùi hương thoang thoảng.
Kỳ thi đại học đang đến gần.
Ngày 6, sau bữa tối, Giang Tâm kéo tôi đi dạo sân trường.
Bóng đêm dần dần xâm lấn, ánh sáng lờ mờ, nửa khuôn mặt cô chìm trong bóng tối.
"Hạ Hạ, nếu năm nay không đỗ, cậu có thi lại không?"
"Tớ chắc sẽ không có cơ hội nữa." Tôi siết chặt tay, "Cậu đừng lo, lần này cậu chắc chắn đỗ."
"Nhưng tớ muốn vào Phúc Đán mà!" Cô ấy đột nhiên nắm c.h.ặ.t t.a.y tôi, "Đi thôi, chúng ta tận dụng thời gian cuối cùng này, làm thêm một bộ đề."
Ngày mai đã thi, nhiều người chọn cách thư giãn.
Trong lớp học không có nhiều người.
Giang Tâm lấy ra một bộ đề toán Hoàng Cương, xé làm đôi.
"Chúng ta sẽ làm bộ này! Tớ nghĩ câu này chắc chắn sẽ có trong đề thi!"
Mỗi giây trong kỳ thi đều dài đằng đẵng và đau khổ.
Kết thúc, tôi cảm giác mình như bị rút cạn.
Đi lại nhẹ nhàng.
Thu dọn hành lý, tôi chào tạm biệt Giang Tâm rồi về nhà.
"Cảm ơn cậu đã kéo tớ làm đề hôm đó."
Cô ấy cười rạng rỡ: "Tớ đã nói rồi mà, câu đó chắc chắn có trong đề!"
Ba tôi để nuôi hai chị em tôi học hành, giờ đang làm việc ở công trường.
Mẹ thì đẩy xe bán phở xào.
Tôi sắp xếp hành lý xong rồi đi tìm mẹ, đúng lúc mẹ bị quản lý đô thị đuổi.
Xe đẩy cũ nặng, mẹ đạp lên dốc, cơ thể đứng dậy, cả sợi tóc như cũng đang dùng lực.
Mắt tôi cay xè, chạy nhanh lên đỡ sau xe.
Mẹ quay lại thấy tôi, cười rạng rỡ: "Thi xong rồi à?"
Mẹ không hỏi tôi thi thế nào, chỉ đến tối khi dán thuốc cao cho ba nói: "Con muốn thi đại học, mẹ và ba cũng nuôi con."
"Sau này đừng trách mẹ và ba thiên vị. Đợi mùa thu hoạch xong, con đi làm nhé."
Thì ra họ, chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ đỗ.
Ngày có kết quả, đúng sinh nhật bà nội.
Mẹ dậy từ năm giờ sáng, đi chợ mua rất nhiều đồ, bắt chuyến xe sớm nhất về nhà.
Mẹ bận rộn trong bếp, bác dâu vừa rửa rau vừa trò chuyện ở cổng, một bó rau cần mà rửa mất nửa tiếng.
Đồ ăn lần lượt được dọn lên, mẹ vẫn bận rộn trong bếp.
Vì là đại thọ, có nhiều họ hàng bạn bè đến dự.
Có tổng cộng ba bàn tròn.
Mọi người đều ngồi vào chỗ, lại không có chỗ cho mẹ.
Cô của tôi gọi mẹ đang bận trong bếp: "Quế Hoa, đừng bận nữa, vào ngồi đi!"
Bà nội gõ bát: "Kệ nó, nó tính khí kỳ quặc, không thích ngồi vào bàn."
Em gái nhìn đồng hồ treo tường, hỏi nhỏ: "Chị, mười hai giờ rồi, có thể tra kết quả chưa?"
Không ngờ bác dâu nghe thấy.
Bà chế giễu: "Có gì mà tra, người ta cố gắng ba năm chưa chắc đỗ, nó vốn không thông minh, học có một năm, đỗ được mới lạ."
"Con có thể đỗ ba trăm điểm không?"
Họ hàng xì xào, toàn là những lời mất hứng.
Ông chú trách ba tôi: "Con gái thì nên lấy chồng sớm, anh chiều nó làm gì, phí bao nhiêu tiền!"
Bác dâu cười lắc lư cả người: "Anh ấy không có con trai, cũng đành vậy thôi."