Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 404: Những nghi ngờ




Chương 404: Những nghi ngờ

***

Tôi vẫn có thói quen ngủ dậy muộn vào ngày Chủ Nhật nhưng ngày hội làng năm Kỷ Mão tôi phải dậy sớm hơn thường lệ dù tôi không biết chính xác mình b·ị đ·ánh thức lúc mấy giờ. Lúc tôi mắt nhắm mắt mở chưa kịp thò chân xuống đất đã giật mình bởi Sơn Ca đang ngồi nhai trầu cùng với bà tôi. Tôi tưởng mình nhìn nhầm, dụi mắt vài cái nhưng không có gì thay đổi, đúng là Sơn Ca.

-Ơ! Anh mới đến chơi ạ?

-Dậy rồi hả? Hôm qua tao về cùng cậu Út của mày ăn hội làng, sáng nay mới xuống nhà mày chơi được. Hội làng cả năm mới có một lần sao ngủ vùi thế?

-Hội thôi mà, em không có hứng thú lắm.

Tôi uể oải bước ra giữa nhà vặn mình răng rắc vài cái, ngáp thêm vài lần rồi đến bên giường của bà ngồi. Tôi hỏi Sơn Ca:

-Anh đã tham quan được gì ở làng em chưa? Làng này nhỏ tí, chẳng có gì. Năm nay không tổ chức hội lớn nên những ai khao lên cụ sẽ mang xôi gà ra đình làng từ lúc sớm tinh mơ.

-Thì tao cũng dậy sớm đi xem các cụ trong làng tế lễ, xong xuôi tao mới tạt vào đây chơi.

-Anh ăn sáng chưa?

-Nói thật là chưa! – Sơn Ca cười tự nhiên. – Nhưng bà mày bảo ngồi chơi một tí là có cái ăn.

Lúc này tôi mới ngoái đầu nhìn lên ban thờ, đã thấy có mấy nén hương đang cháy dở được một phần ba, cái mâm nhôm mới tinh bà hay dùng để bày đồ cúng cũng đã được để lên, trên mâm mới sắp vài cái bát, dăm đôi đũa.

-Anh ở lại chơi có lâu không?

-Chắc đầu giờ chiều cậu mày chở tao về, nó còn đi Hà Nội nữa.

Cậu Út tôi hơn Sơn Ca hai tuổi. Tôi vẫn nhớ cậu Út tôi gọi Sơn Ca là thằng còn Sơn Ca gọi cậu là anh khi nói chuyện, tuy nhiên đôi khi nói với người thứ ba Sơn Ca thi thoảng hay gọi cậu Út tôi là thằng Út. Hai người gần bằng tuổi nhau nên có vẻ dễ kết bạn.

-Hôm qua ngủ muộn hay sao mà dậy muộn thế?

Tôi lắc đầu ngay:

-Thói quen anh ơi, em học buổi chiều nên chẳng mấy khi dậy sớm. Đợt mùa đông vừa rồi nhờ học buổi chiều nên em thoát được cái lạnh cắt da cắt thịt đấy ạ.

-Nhìn tướng mày đúng là hơi lười, ham ăn thích ngủ, kể cũng không lạ lắm. Tuổi chuột hay văn vặt cũng là lẽ thường tình.

Tôi cười thay cho câu trả lời rồi đứng dậy đi rửa mặt. Trong đầu tôi suy nghĩ mông lung, tôi đang thiên về khả năng Sơn Ca xuống chơi để dò la tình hình, tôi tự nhủ:

-“Mình phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, hớ miệng ra lại lắm chuyện cho mà xem.”

Vệ sinh cá nhân xong tôi trở vào nhà ngồi uống nước cùng với Sơn Ca, hỏi thăm dăm ba câu về Hà Nội. Theo lời kể của Sơn Ca, anh ta đã đến nhà cô tôi chơi, đến cả chỗ cậu Út đang ở. Cậu Út là người đưa Sơn Ca dạo khắp phố phường Hà Nội. Sơn Ca kể với giọng đầy hào hứng của một chàng trai quê mới đi Thủ đô chơi về, tôi nghe cũng vui lây. Tôi cũng là một chàng trai quê nhưng tiếc là những trải nghiệm của tôi, những thứ tôi biết hoặc khám phá ở Hà Nội lại chẳng thể kể được cho ai, thậm chí chẳng ai muốn nghe bởi làng tôi có lạ lẫm gì Thủ đô đâu.

Sơn Ca nhai trầu bỏm bẻm, miệng đã đỏ, anh ta ngồi thu lu trên cái ghế gỗ nhỏ xíu, chỉ cao độ mười phân mà bà tôi vẫn hay ngồi trong khi tôi ngồi phệt ngay bậc cửa. Nhìn Sơn Ca trong bộ dạng này, thật chẳng dám nghĩ đêm qua anh ta vừa mới gọi được gió, hoá được lửa để trấn ma trừ yêu. Cả hai ngồi tán hươu tán vượn thêm một lúc, Sơn Ca đứng dậy bước ra ngoài hiên nhà làm vài động tác thể dục sau đó chắp tay sau lưng đi xuống sân. Anh ta lại ngẩng đầu đứng ngắm hai cây bưởi sinh đôi dưới ánh nắng nhẹ vào buổi sáng.

Sơn Ca quay đầu lại hỏi tôi:

-Cây bưởi nào ăn ngon hơn? Tao nghe bà mày bảo một cây có ít quả, hay bị cặng hả?

-Nó bị nhiều cây tầm gửi ăn bám nên thế.

Tuy miệng nói như vậy nhưng tôi vẫn rời chỗ đang ngồi bước xuống sân đứng cạnh Sơn Ca và chỉ cho anh ta cây bưởi có quả ngọt, nhỏ nhưng đắng.



-Tầm gửi chẳng liên quan gì đến quả ngon. Tao đoán cái cây mày vừa chỉ thì quả của nó cũng na ná hai cây sau nhà phải không?

Tôi gật gù thừa nhận. Sơn Ca lẩm bẩm:

-Đúng là kỳ lạ, ở đời lại có hai cây bưởi sinh đôi mọc cạnh nhau, giống nhau từ cành đến tán lá rất cân xứng.

Có lẽ ngoài Sơn Ca để tâm đến điều này thì chỉ còn có tôi chú ý đến hai cây bưởi nhà mình, bà tôi cũng để tâm nhưng là bảo tôi bẻ cành tầm gửi hoặc hái quả đem bán chứ tuyệt nhiên không bao giờ nói với tôi về sự lạ này.

Sơn Ca lững thững bước về phía ụ rơm nhìn cây mít nhỏ sắp c·hết khô bên cạnh, thân cây cong queo, không có nổi một cái lá, thân cây đã mục rỗng vì sâu mọt. Sơn Ca hỏi tôi:

-Cây này trồng cũng lâu rồi nhưng không lớn được, độ một năm gần đây thì lá còn không có đúng không?

-Hình như thế, em cũng chẳng để tâm lắm. Lúc em mới về cũng được ăn… dái mít chấm muối ớt, em chưa thấy nó có quả nào ra hồn, có thể do em ăn hết dái mít mất rồi! – Tôi vừa đáp vừa cười.

-Nếu bị sâu mọt không có quả thì nhà mày còn để lại làm gì, chặt đi cho quang.

-Ôi! Chặt đi cũng chẳng giải quyết được việc gì, để nó lại làm chỗ treo dây phơi quần áo cũng tốt mà anh. Để lại có ích hơn là chặt đi.

Sơn Ca khẽ nhún vai, gật gù cái đầu vài lần rồi buông một câu:

-Đất này đúng là lạ, từ cây đến người. Nhìn khắp vườn trước, vườn sau thật khó mà tìm ra cái gì ra hoa kết quả để mang đi bán.

-Bố mẹ em cũng kiếm được kha khá, hai bà cháu ở nhà cũng chẳng tiêu pha đáng là bao nên không để tâm đến việc trồng trọt.

-Mày nói cũng phải, chủ đất này đúng là lắm tiền nhiều của tiêu mãi chẳng hết. Có khi nhận lộc rơi lộc vãi cũng dư giả suốt đời.

Tôi nhăn mặt tỏ ra không hiểu Sơn Ca đang ngụ ý điều gì. Sơn Ca nhận ra vẻ mặt nhăn nhó của tôi, anh ta cũng không giải thích mà chỉ cười tít mắt lảng sang chuyện khác. Nhưng trong lòng tôi dậy sóng, câu nói vừa rồi của Sơn Ca đã ngầm khẳng định sự giàu có của “chủ đất” dĩ nhiên bố mẹ tôi không giàu có đến độ tiền tiêu cả đời không phải suy nghĩ mà chính là chị Ma, chủ đất âm phần đời đầu tiên còn ông nội tôi là chủ đất dương phần cũng… đầu tiên. Sơn Ca tản bộ đến cạnh chuồng gà đơn sơ của bà, lúc này gà đã được thả ra kiếm ăn trong vườn, anh ta đứng cạnh chuồng gà một hồi lâu rồi chăm chú quan sát mấy cây đu đủ nhỏ xanh mướt trước khi lững thững đi dọc rặng tre gai dài khoảng ba chục mét ngắm nghía hồi lâu. Tôi ngồi trên bồn hoa thả hai chân đong đưa thoải mái, lưng dựa vào cột ăng – ten lơ đễnh ngáp ngắn, ngáp dài nhưng chỉ là động tác giả. Đuôi mắt của tôi vẫn không dời Sơn Ca một phút giây nào.

Sau chừng mười lăm phút tản bộ trong vườn trước, vườn sau, vườn đầu hồi nhà thì Sơn Ca mỏi chân, anh ta ngồi phệt trên bậc thềm nhà, tựa lưng vào cột xi – măng nheo nheo mắt ngẩng đầu nhìn lên trời bắt đầu nắng. Tôi hỏi:

-Mệt rồi hả anh?

-Cũng chẳng mệt, mày vào rót cho tao cốc nước với. À, thêm cả trầu không của bà mày nữa, tí nhai cho đỡ buồn mồm.

Dứt lời Sơn Ca lấy thuốc lá ra hút, lần này không còn là Vina nữa, mà là thuốc Dunhill xịn sò, loại thuốc này đắt tiền hơn Vina, tôi hiếm thấy người hút. Khi tôi mang nước và trầu cau ra đặt bên cạnh chỗ Sơn Ca ngồi, một lần nữa anh ta mời tôi h·út t·huốc và tôi lại từ chối.

-Mày ở nhà với người già, tự do chẳng ai quản mà xem chừng không sa đà vào mấy trò tệ nạn bây giờ nhỉ?

-Tệ nạn gì hả anh?

-Hút thuốc, chơi điện tử, trốn học…

-Em có chơi điện tử, thi thoảng cũng trốn học để chơi. – Tôi thú thật – Đời học sinh ngắn ngủi nên cũng phải tận hưởng cho bõ chứ anh.

-Có lý, có lý! Tao chẳng có đời học sinh nên tao không biết.

Sơn Ca dứt câu thì cười buồn tự tay rót nước vào chén đưa lên miệng uống. Nghe Sơn Ca nói câu vừa rồi tôi cũng không biết nên hỏi gì, tôi đoán chừng anh ta đã bỏ học ngang chừng để đi làm thầy bói cũng nên. Đầu những năm 90 trẻ em bỏ học khá phổ biến, trong xóm của tôi có anh em Lành, Mạnh bỏ học khi chưa hết lớp 7, nhiều người khác chỉ học hết lớp 9 là theo bố mẹ kiếm tiền vài ba năm rồi lập gia đình. Nếu nói những người đó không có đời học sinh e là phần nào đó đúng hoặc nếu có thì rất ngắn, thậm chí họ chẳng có chút ký ức nào.

-Tao đi học đến lớp 5 thì bỏ!

Sơn Ca bộc bạch, tôi nghe như vậy cũng buột miệng:

-Thảo nào chữ anh xấu thế!



Sơn Ca tròn mắt nhìn tôi:

-Thằng này cũng thẳng thắn đấy. Đồng ý là chữ mày viết chân phương, mềm mỏng giống chữ con gái nhưng vẫn cứng cỏi.

-Anh biết xem chữ đoán người à?

-Không, mày như nào thì chữ như vậy. Nét chữ cũng phần nào phản ánh tính cách của con người chứ mày tưởng à. Thời trước viết chữ Nho các cụ có thể nhìn vào cách viết mà đoán phần nào tính cách đấy.

Tôi gật đầu lấy lệ, cười cũng lấy lệ. Chữ đẹp cũng tốt, tôi cũng tự hào rằng mình thuộc dạng con trai chữ đẹp nhưng… chữ đẹp thật ra chẳng có tác dụng gì, chẳng mài ra ăn được.

-Đưa bàn tay phải tao xem nào.

-Lại xem tay, anh lại phán ra cái gì nữa đây?

Tôi ngửa lòng bàn tay phải ra cho Sơn Ca xem nhưng anh ta chẳng thèm cầm mà chỉ nhìn bằng nửa con mắt rồi nhếch mép cười:

-Có khi sau này mày có người yêu nhờ chữ đẹp không chừng.

-Anh lại đùa em.

-Đúng sai mày tự ngẫm chứ tao có đi theo mày suốt đời đâu mà biết. Nhưng em ạ, số mày rồi cũng khổ vì bọn con gái thôi.

-Sao… sao lại khổ? – Tôi giật mình.

-Đấy! Nhìn thái độ của mày là biết mày trọng nữ khinh nam, tình cảm dành nhiều cho bọn con gái thì khổ thôi. Khổ có nhiều nghĩa chứ không phải là nghèo khó, tuy nhiên… ừm… - Sơn Ca lại liếc mắt thêm một lần nữa vào lòng bàn tay phải của tôi rồi phán tiếp – Cũng chỉ một khoảng thôi, không khổ mãi.

-Anh có xem được bao giờ em có người yêu không?

-Năm nay chưa có, tao chỉ xem được có vậy!

Tôi nghe vậy thì tiu nghỉu tự xem lòng bàn tay của chính mình nhưng tôi chẳng hiểu gì.

-Anh làm thầy lâu thế rồi mà không biết được khi nào em có người yêu thì cũng bình thường nhỉ?

-Mẹ cái thằng! Tao làm thầy bao lâu liên quan đéo gì đến việc khi nào mày có người yêu, nhưng năm nay chắc chắn là chưa có. Năm sau nếu gặp tao xem tiếp cho.

-Anh làm thầy bói như này được mấy năm rồi? Anh cũng mới độ hai mươi tuổi, em nghe nói… nghe nói làm thầy bói không cần phải học gì nhưng cái gì cũng biết.

-Thằng nào nói với mày như thế?

-Ai mà nhớ được.

-Ngu lắm em ạ. Làm cái gì cũng phải học, làm thầy bói cũng phải học, không học sao mà biết được mọi việc. Mày tưởng thầy bói là thánh thần chắc?

-Thì em có biết đâu.

-Tao có nghiệp làm thầy bói hồi lên mười tuổi, hồi ấy tao mới học lớp 5 trường làng mà đi học cứ b·ị đ·au đầu, học chẳng vào được chữ nào nhưng chữ Hán chẳng ai dạy tao lại học được nhưng cũng phải luyện chữ.

-Anh học ở đâu?



-Học… học trong mơ, học dưới âm ty chứ chẳng biết thầy dạy là ai. – Sơn Ca vừa nói vừa cười khiến tôi không biết anh ta có nói thật hay không – Hồi ấy cứ lên lớp là tao ngủ gục, sau một đợt ốm dặt dẹo hàng tuần liền li bì thì tao nhất định không đi học nữa. Ông già tao đập cho một trận tơi bời nhưng cũng phải chịu bởi vì có đến lớp tao cũng chẳng viết được chữ gì, đi học một hôm thì ốm hai hôm. Sau ông già nghe ai đó bảo tao có căn làm thầy nên cũng chẳng ép đi học nữa.

-Mới… mới mười tuổi anh đã thấy ma à?

-Ma? Ưm… khó giải thích cho mày lắm nhưng hồi đó ngày ngủ đêm tao tỉnh như sáo, bên tai văng vẳng tiếng người bảo tao phải làm thế này, thế kia rồi dạy cho tao nhiều thứ.

-À… à… bùa chú? Ý anh nói là bùa chú hả?

-Ừ! Có thể xem là vậy.

-Anh… anh có xuất hồn được không?

Hình như tôi lại lỡ miệng vì ngay sau khi tôi hỏi câu này Sơn Ca quay ngoắt sang nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên xen lẫn khó hiểu:

-Sao mày lại hỏi như thế? Xưa nay tao nói chuyện với người già lẫn trẻ nhỏ, người ta chỉ hỏi tao trấn yêu trừ ma như nào… chứ chẳng ai hỏi tao như mày.

-À thì… à thì em khác người. – Tôi cười gượng.

-Mà cũng phải! – Sơn Ca cười tủm tỉm – Đất lạ sinh ra con người cũng lạ. Tao là thầy, nếu tính theo tuổi tác thì xuất hồn rất khó nhưng tao có cơ duyên. Tao có thể xuất hồn để đi làm vài việc.

-Anh… anh đã từng xuống địa phủ rồi hả?

Sơn Ca lại ngẩn người ra nhìn tôi một hồi nhưng tôi đang cao hứng nên vẻ mặt có lẽ chỉ biểu hiện sự hào hứng chờ đợi. Sơn Ca lại cười tủm tỉm thêm một lần:

-Cũng có thể nói như vậy. Tao mất hơn hai năm bị trời đày lang thang đầu đường xó chợ, khi thì ở Bắc Giang, có lúc lên tận Lạng Sơn. Cứ đi lang thang như kẻ không nhà cửa, thậm chí tao còn chẳng biết tao đang đi đâu, tiền một xu trong túi chẳng có phải xin ăn. May tao không bị c·hết đói.

Sơn Ca nói vắn tắt về những gì anh ta đã trải qua với giọng điệu bình thản, tai tôi nghe nhưng trong đầu đang nghĩ lại mấy lần gặp mặt Sơn Ca ngoài đường cái, chỉ có lần vô tình chạm mặt dưới đường xuống Quỷ Môn Quan là vẻ mặt của anh ta hớn hở.

-Anh làm gì nên tội mà bị trời đày?

-Ăn lộc trời, muốn biết nhiều, biết nhanh thì phải chịu khổ hạnh.

-Nhưng… nhưng sao lại phải đi khắp nơi như thế nhỉ?

-Thì mày cứ nghĩ là đi thăm dò nhân tình thế thái, đi du ngoạn… đi cho dễ. Đi nhiều sẽ biết nhiều, nghe nhiều, học được nhiều và vì thế sẽ mau thăng tiến.

Tôi nhăn mặt không hiểu, Sơn Ca bật cười:

-Mày cũng có tướng làm thầy đấy, nếu mày muốn theo con đường này tao sẽ chỉ dạy cho mày.

Tôi lắc đầu ngay lập tức:

-Em sợ ma! Em…

-Thầy sao mà sợ ma cho được, thêm nữa nhìn tương của mày không sợ ma, có ma nó sợ mày thôi.

-Em thích sau này…

-Làm luật sư hả? – Sơn Ca thở dài – Để em duyên số đến thế nào, thật ra không làm thầy cũng có cái hay, làm thầy cũng có cái được. Tất cả phải phụ thuộc vào duyên số. Thôi tí nữa nói chuyện sau, bà mày bày biện đồ cúng đủ rồi, tiện tao có mặt ở đây tao cúng cho đúng bài bản. Mấy khi…

Sơn Ca đứng ra cúng bái giúp, anh ta làm việc đó mất khoảng năm phút, khi Sơn Ca thực hiện xong thì bà và tôi mới chắp tay vái. Một đĩa hoa quả, một bộ vàng mã, một đĩa xôi, một bát cơm cùng quả trứng gà luộc cũng được bà chuẩn bị để mang ra thắp hương ngoài vườn.

-Sao bà mày phải cúng ngoài này?

Tôi trả lời một cách có tính toán:

-Bà em bảo hồi ông nội em còn sống hay thắp hương ngoài này do có cái miếu cũ. Mấy năm nay bà em giữ thói quen này, nghe đâu trong đất này có hồn ma trông giúp nên chẳng mất mát gì.

Tôi đặt những thứ bà tôi chuẩn bị lên cái mâm đồng nhỏ, thêm cả đĩa trầu cau rồi mang ra đặt giữa vườn thắp hương. Tôi sợ Sơn Ca nghe thấy nên chỉ khấn chung chung là mời hồn ma trên đất này về hưởng và phù hộ cho bà tôi khoẻ mạnh. Sơn Ca không khấn cũng chẳng vái, anh ta khoanh tay đứng nhìn tôi làm những việc đó với ánh mắt đăm chiêu.