Chương 29: Hesman
Khúc cua ở gần đầu làng, sau ngày rằm chừng mấy hôm lại có thêm một vụ ngã xe, một người b·ị t·hương đưa đi viện, dường như không bị nặng, vì tôi không thấy bó hương hay vàng mã nào được đốt trong những ngày sau đó. Từ hồi đầu năm học tới nay, rất nhiều trẻ con cấp I được gia đình gửi từ các nơi như Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên... về làng ở cùng với ông bà để đi học. Đợt về này khá đông, cũng có thêm một số đưa tầm tuổi của tôi, lớp 5 vì thế được bổ sung sĩ số và theo học tại trường làng, nhưng đông hơn vẫn là nhóm từ lớp 2 tới lớp 4, làng bỗng nhiên đông vui hẳn. Thời điểm này, ngoài thằng Hiếu học chung lớp 6B thì tôi cũng chơi thêm với mấy đứa lớp 5, chúng nó về từ những nơi khác nhau bởi vậy tôi cũng được biết thêm vài nơi qua các câu chuyện mỗi chiều ở ngoài sân đình.
Giống như nhiều làng nghề khác ở đồng bằng Bắc Bộ, khi một người thoát ly khỏi làng và cảm thấy làm ăn được sẽ kéo theo anh em, họ hàng đến nơi đó, theo tôi được kể, đợt đi thoát ly nhiều nhất là sau Hòa Bình, khoảng từ 1975 - 1978.
Ngược trở về lúc bố tôi - ông kỹ sư không bằng cấp - mười tám tuổi, ông cao khoảng một mét bảy mươi hai, dáng người dong dỏng cao, nước da sáng, mũi dọc dừa và thuộc dạng có điều kiện kinh tế tốt, tại sao lại như vậy?
Hai bà tôi, hai cô của tôi và bố tôi, gia đình có năm người, những gì tốt nhất mọi người luôn dành cho ông con trai, anh trai quý báu. Gia đình tôi đã thoát ly đi làm kinh tế hồi những năm 1976 ở Lục Ngạn, Bắc Giang, cả năm người cùng làm nhưng tập trung cho một người chi tiêu, cộng với bản tính là một người lanh lợi, khéo léo, nhiều mưu ma chước quỷ nên bố tôi buôn bán những thứ bị bên cơ quan thuế hay bắt bớ như là đỗ tương hoặc chơi lớn hơn là xách tay hàng nóng. Tuổi trẻ thời đó khác bây giờ rất nhiều, trưởng thành sớm hơn, liều lĩnh để kiếm tiền hơn. Ngày Tàu tiến đánh Việt Nam thì bố tôi vẫn ở Bắc Giang, khi cụ Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viên toàn quốc thì về đến làng trình diện nhưng Tàu rút lui thành ra không đi bộ đội ngày nào, tận dụng thời gian ấy bố tôi buôn chuyến ngược xuôi Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn nên cũng kiếm được kha khá, cũng theo mốt thời ấy như kính râm, quần loe... có thể tạm coi là một tuổi trẻ nổi loạn. Khoảng năm 1980 thì bố tôi mua xe máy, một cái xe Simson SS50, theo tôi được biết, ở thời điểm đó như vậy được xem là có điều kiện khá giả.
Vào năm 1981 thì gia đình chuyển lên làm ăn tại Thái Nguyên, nghe đâu là ngay chợ Đồng Quang. Một lần, từ Thái Nguyên bố tôi về quê chơi sau đó ra Hà Nội thăm họ hàng đang bị bệnh nằm điều trị ở bệnh viện Đống Đa, và bặt vô âm tín sau khi rời bệnh viện.
Ba ngày vẫn không thấy bố tôi trở lại Thái Nguyên, một người bạn đã về quê nhưng không tìm thấy, rồi đến bệnh viện Đống Đa nhưng người họ hàng cho biết bố tôi đã ghé qua thăm rồi đi Thái Nguyên rồi. Những người bạn thân đã tỏa ra khắp các nơi có thể tìm, như các bệnh viện, các nơi quen biết và thậm chí đến tận Bắc Giang, nơi ở cũ, để tìm nhưng vẫn bặt vô âm tín. Tin tức bố tôi m·ất t·ích nhanh chóng được lan truyền khắp các nơi, tôi thật sự cảm nhận được tính cộng đồng làng xã, tình bạn thời đó qua lời kể của bố, những người bạn cùng lớn lên trong nghèo khó, cùng làng, cùng học đã tìm kiếm suốt mấy ngày đêm. Người ta phán đoán có thể bố tôi đã gặp t·ai n·ạn hoặc có thể đã b·ị c·ướp hay là gặp bạn rồi đi chơi đâu đó... nói chung đều là những dự đoán mang đến kết quả là c·ái c·hết.
Hai bà tôi, hai cô của tôi thật sự tuyệt vọng. Người thân quen cảm thấy thương tiếc và buồn cho gia đình ông cụ H.phải lấy tới ba bà vợ mới có một đứa con trai chống gậy thì nay lại c·hết nơi nào đó mà không có tin tức. Nhưng hai bà tôi vẫn không tin, chả người mẹ nào chịu tin con mình sẽ c·hết cả, bởi vậy hai bà vẫn không ngừng hy vọng.
Độ mươi ngày sau, tại Bệnh viện Đống Đa, bác sĩ đến phòng bệnh nơi người họ hàng nhà tôi đang nằm báo tin.
- Bác có người nhà nào tên Kh. không?
- Nhà tôi có!
- Vậy bác báo người nhà là lên viện Việt Đức, người nhà bác bị t·ai n·ạn đang ở trên đấy!
Khi người con gái đến đưa cơm, ông cụ họ hàng ấy đã nói với con gái và chuyện nhầm lẫn hài hước đã xảy ra.
Số là tên khai sinh của bố tôi là Tr. nhưng khi đi học có nhiều người tên giống nhau quá, vậy nên cô giáo của bố đã đặt tên mới cho bố tôi là Kh. để dễ phân biệt và đỡ nhầm lẫn, thành ra chỉ người trong làng biết tên khai sinh là Tr. những bạn bè quen biết bố sau khi thoát ly chỉ viết tên Kh. Đến như tôi, phải về làng mới biết tên thật của bố, nhờ việc chào hỏi người già.
- Cháu chào bà ạ!
- Chào cháu, cháu con nhà ai?
- Cháu con bố Kh. ạ.
- Kh. nào? Ông bà cháu tên gì?
- Ông nội cháu tên là H. ạ!
- À, thế ra mày con thằng Tr. rồi!
- Không! Cháu con bố Kh. cơ ạ!
- Nhà ông H. có mỗi đứa con trai là thằng Tr. cái tên Kh. không phải tên cúng cơm đâu cháu.
Tôi đem thắc mắc này về hỏi bà tôi, bà tôi nói rõ tôi mới biết.
Bởi vì làng có nhiều Kh. nhưng lại chỉ một người tên như vậy đang ở Hà Nội cho nên cô con gái vội vàng đến báo tin dữ với gia đình, ai cũng cuống cuồng, sau khi nghe tin, đúng lúc cái chú tên Kh. kia về tới, mọi người nhìn nhau ngạc nhiên.
- Ơ thế Kh. nào đang nằm trên viện?
- Thôi bỏ mẹ, vậy là Kh. nhà ông H. rồi, mấy hôm nay cả làng đang đi tìm nó.
Tin tức đó được báo ngay về quê, báo lên Thái Nguyên và một người bạn thân của bố tôi có mặt ở Bệnh viện Việt Đức sau khoảng ba tiếng, đúng là bố tôi đang nằm trong phòng điều trị, người quấn băng trắng toát, chỉ hở khuôn mặt, mà bố tôi nằm ở đúng cái phòng bệnh mấy hôm trước chú này vào tìm nhưng bố tôi lại không có trong phòng.
Tin tức bố tôi bị t·ai n·ạn xe máy và còn sống cũng nhanh chóng đến tai mọi người, ai cũng mừng. Sau này gặp các bạn của bố, tôi ngoài việc kính trọng thì còn cảm thấy biết ơn vì những tình cảm và hành động họ đã làm vào thời điểm ấy.
Bố tôi kể rằng, theo dự kiến sau khi rời bệnh viện sẽ về Thái Nguyên, đi theo ngả bờ hồ Hoàn Kiếm, sau đó qua cầu Long Biên rồi cầu Đuống nhưng trên đoạn đường Bà Triệu, gần hồ Hoàn Kiếm thì bị xe tải quân sự đâm phải, xem như c·hết t·ại c·hỗ, khuôn mặt b·ị t·hương nặng, răng chỉ còn tám cái. Nhưng chắc tổ tiên phù hộ, t·ai n·ạn xảy ra ngay cửa nhà một bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức, ông ấy sơ cứu tại chỗ và bố tôi mau chóng được chuyển lên viện Việt Đức ngay, khi tỉnh thì thần trí còn mơ hồ, chỉ nhớ được tên và nhớ được quê, nhớ được nơi cuối cùng đã đến.
Mẹ tôi kém bố tôi bốn tuổi, khi đó ở cùng làng nên nghe tin tức về bố tôi đầy đủ.
Việt Nam mình nhiều phụ nữ đẹp, nhiều hoa khôi, nhiều "nhất làng" tôi tin rằng một số bạn khi nghe mẹ kể chuyện tình yêu khi còn trẻ, sẽ được kể lại và bắt đầu bằng: "Hồi đấy, tao đẹp nhất làng" hoặc "Lúc đi học tao là hoa khôi của lớp"... sự thật như nào không quan trọng, quan trọng là mẹ của mỗi người chúng ta đều là đẹp nhất, tôi cho là đúng.
Mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp như bao người phụ nữ khác, bà cao khoảng một mét năm mươi lăm, rất hay cười và đặc biệt nói nhiều. Bố tôi được mấy ông anh vợ làm chân gỗ, mua chuộc các cậu bằng bánh kẹo, lấy lòng ông bà ngoại bằng sự tu chí làm ăn. Mẹ tôi phải một mình chống lại tập đoàn gia đình vun vào, mỗi tối bố tôi đến chơi thì mẹ tôi lại tránh mặt, khi gia đình bắt phải cưới thì mẹ tôi tuyên bố xanh rờn:
- Nếu thầy u nhất quyết bắt con lấy thằng cha đấy, lấy xong con sẽ bỏ đi làm công nhân, sẽ l·y d·ị.
Bố tôi sau t·ai n·ạn, da sạm và xấu đi nhiều, răng giả gần như nguyên hàm mà mẹ tôi lại đã thích người khác rồi nhưng ở quê mà, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Bố mẹ tôi cưới vào ngày mùng Sáu Tết năm 1983 nhưng mãi không thấy mẹ tôi bỏ đi, hơn một năm sau thì tôi ra đời ở bệnh viện K Thái Nguyên lúc mẹ gần tròn mười chín tuổi. Tôi còn nhớ hồi cấp III họp phụ huynh, mẹ tôi mặc mini juyp rất thời thượng, bọn bạn cứ hỏi: "Chị gái mày đấy à?" nên sau đó tôi chả bao giờ báo bố mẹ đi họp phụ huynh nữa, tôi luôn báo thầy giáo rằng bố mẹ tôi bận không về được.
Tôi được sinh ra lúc qua giờ Ngọ, nghe đâu trên đài là sắp tới giờ phát chương trình "Công nghiệp và phân phối lưu thông" tôi nghe mẹ tôi kể vậy. Giấy khai sinh ghi một ngày đầu tháng Hai nhưng lại là Âm lịch, Âm lịch chỉ để dùng khi c·hết, tôi biết điều ấy do chị Ma nói. Tôi cố đi tìm ngày sinh Dương lịch của mình, tôi đã đọc đủ các loại sách có thể đọc hay mượn, mãi đến khi lớp 9, dựa vào việc hỏi ngày sinh của những đứa học lớp dưới, tôi mới có căn cứ từ Âm lịch tính toán để tìm ra ngày Dương lịch, nhưng tôi không dám chắc mình tính đúng, khi tiếp cận internet, đó là việc đầu tiên tôi tìm hiểu, và tôi phát hiện ra, cứ khoảng mười chín năm thì ngày Dương và Âm sẽ trùng lặp lại, nếu có sai lệch chỉ một ngày do cộng dồn các giờ dư, hiện tại theo tôi nhớ, Việt Nam ăn Tết trước Tàu một ngày. Đối với tôi, việc tìm ra đúng ngày sinh của mình, em gái mình, em trai mình là có ý nghĩa lớn. Mỗi lần tôi tổ chức sinh nhật thì mẹ tôi đều nói:
- Tôi có đẻ anh ra vào ngày này đâu mà anh tổ chức?
- Lúc đấy đẻ, mẹ đau quá làm sao mà biết được, con vừa đẻ ra nghe bác sĩ bảo thế!
Căn nhà ở quê xây xong thì đẻ tôi, tuổi của tôi kém căn nhà mấy chục ngày, và như các bạn đã đọc, ông thầy địa lý không dạy môn Địa lý đã nói, căn nhà vì một lí do nào đó, đã bị lệch từ hướng chính Nam thành Đông Nam. Sinh con - lấy vợ - làm nhà là ba việc rất quan trọng trong cuộc của một người đàn ông, nhưng bố tôi có vẻ xuề xòa trong nhiều việc. Căn nhà cũ dựng lên bởi ông bà nội đã xem rất kỹ hướng, các cụ xưa vốn như vậy, mà ông nội tôi từng là địa chủ, không lý nào lại không quan tâm đến việc đại sự như vậy. Bà H. Lớn sau khi biết căn nhà lệch hướng đã quở trách bố tôi rất nhiều, thậm chí cho đến trước khi c·hết vẫn dặn dò lại. Nếu vì lí do nào đó nó được xây sai lệch đi, rất có thể tôi sẽ chỉnh lại, nhưng tôi không đủ can đảm phá bỏ bởi căn nhà chứa nhiều kỉ niệm thân thuộc với tôi quá và hơn nữa, căn nhà vô tri cũng có số mệnh của nó.
Tháng Chín năm 1985 Nhà nước ban hành việc đổi tiền, tỷ lệ Mười đồng cũ ăn Một đồng mới và chỉ được đổi tối đa Hai nghìn đồng trên một hộ gia đình và nhiều thứ quy định nữa, lúc đó là lúc các vụ áp-phe (affaire) đổi tiền vui hơn hội, nhiều người tận dụng việc đổi chác này kiếm được một mớ, cơ hội như vậy làm sao thiếu bố tôi được. Chỉ biết rằng sau sự kiện đổi tiền 1985 bố tôi mua một loạt đồ đạc xa xỉ.
Một yêu anh có Sen ko (Seiko)
Hai yêu anh có Pơ-giô (Peugeot) cá vàng,
Ba yêu anh có Téc gang,(quần vải téc)
Bốn yêu hộ tịch rõ ràng Thủ đô.
Bố tôi chỉ thiếu cái tiêu chuẩn thứ tư nhưng cũng chả sao, có vợ rồi mà. Ngoài ba thứ nêu trong bài thơ nói về tiêu chuẩn chọn chồng thì bố còn tậu thêm cái đài cassette Nam Triều Tiên màu đỏ - đen mà tôi được mang về làm bầu bạn, làm kênh thu nhận thông tin ở các nơi khác.
***
Một ngày cuối tháng Mười một năm 1994, tôi đi học về đến đầu làng, được cô chủ quán có cái điện thoại cố định bảo rằng, bố tôi nhắn sẽ gửi cái xe đạp Peugeot màu đỏ sẫm mà mẹ tôi hay dùng đi chợ về cho tôi đi, chiều ra đợi xe khách rồi lấy. Tôi khá bất ngờ nhưng đoán rằng bố mới mua xe máy mới hoặc mua xe đạp mới nên gửi cho tôi xe cũ, vừa hay, có cái xe màu đỏ cũng tốt thôi.
Tôi sở hữu cùng lúc hai cái xe, một cái Xế Điếc màu xanh và một cái tôi đặt luôn tên là Cá Vàng màu đỏ, kể ra như vậy là tôi cũng thuộc dạng bá hộ rồi, nhưng bá hộ mà ít tiền thì cũng không có gì đặc biệt.
Cá Vàng là chiếc xe đạp người lớn, có tăng xích cả trước cả sau, có cả đèn phía trước, rất hợp đi buổi tối, tôi khá tự tin khi đi buổi tối vì xe vừa có đèn lại xe còn màu đỏ, nhưng vấn đề là... tôi thấp, mỗi lần đạp là nghiêng hết bên nọ đến bên kia mặc dù yên xe đã hạ thấp nhất rồi, cũng bởi thế những cái quần dài đi học của tôi phần đũng và mông thì vải đều bóng nhẵn, tôi không thích nhưng chẳng có lựa chọn nào khác. Mỗi khi ra khỏi nhà, tôi luôn rất chỉnh tề, thậm chí còn sơ-vin, đi dép quai hậu, chỉ thiếu vuốt gel là đi tán gái ngay được, rất tiếc tôi chưa có bạn gái.
Và bởi vì có xe đạp người lớn, tăng chỉnh xích trước sau được nên tôi đã đi được xa hơn cái xã của mình. Tôi quyết định mình sẽ đạp xe lên phố huyện xem nơi đó như thế nào, nhưng ở quê tôi người ta không ai gọi phố huyện cả, tên nơi trung tâm ấy là thị trấn Hồ, hoặc gọi tắt là phố Hồ.
Thị trấn Hồ cách làng tôi khoảng tám ki - lô - mét, phải đi qua nhiều ngôi làng và ít nhất hai xã vì làng tôi ở cuối huyện. Thị trấn Hồ nổi tiếng cả nước với nghề thủ công là nghề làm tranh, tranh Đông Hồ, như các bạn từng thấy, và nhiều người nhớ nhất chính là bức "Đám cưới chuột" vẽ trên giấy dó. Giống như nhiều phố huyện tỉnh lẻ ở các nơi khác, rất nhiều cửa hàng, cửa hiệu nằm dọc hai bên của con đường cái, mà cuối con đường là bến phà Hồ chạy qua sông Đuống. Tôi đạp đi đạp lại đến hai lượt để nhìn ngắm, lần đầu nên cái gì cũng lạ, tôi muốn xem ở đây có thể mua những gì, cuối cùng tôi rẽ vào cửa hàng văn phòng phẩm có tên là Tụ Sâm, nơi phù hợp nhất với một đứa tí tuổi đầu như tôi.
Tôi không định tìm cái gì ở cửa hàng này nhưng thấy bên ngoài có bày báo và mấy cuốn sách của người lớn, cửa hàng có thể nói là rất đông khách và tôi thấy một thứ rất thu hút.
Truyện tranh!
Truyện tranh được bày trong tủ kính, tôi không chú ý đến những quyển khác vì tôi đã dành toàn bộ sự chú ý của mình cho quyển truyện có hình vẽ một con rô-bốt cùng một người tóc dài màu sáng, mặt một bên màu xanh, phía trên bìa ghi chữ to tên của quyển truyện: Dũng sĩ HESMAN, phía góc dưới là "Bạo chúa vũ trụ" nhìn thật hấp dẫn, tôi nghĩ người trên bìa chắc là phù thủy, hỏi giá tiền là Hai nghìn năm trăm đồng, tôi quyết định mua mặc dù chưa biết nội dung như thế nào, nhưng khi mua xong thôi thấy xuất hiện vấn đề, truyện này có vẻ nhiều tập, điều này khiến tôi băn khoăn trên đường về, bởi vì nếu nhiều tập sẽ khó để mua tiếp hoặc có thể mua nhưng nó bao nhiêu tập? Vấn đề nằm ở chỗ nếu có quá nhiều tập thì sợ không đủ tiền. Nhưng tôi đã quên hết những băn khoăn ấy vì về đến nhà xem mê quá, xem đi xem lại mấy lần, thậm chí còn tưởng tượng ra tập sau sẽ như thế nào.
Tôi đã tiếp xúc quyển truyện tranh đầu tiên trong đời như thế.
Hai hôm sau, không kìm nén được, tôi quyết định sau khi tan học sẽ lên phố Hồ xem có tập sau hay không, cảm giác bứt rứt khó chịu cùng với động lực của tập truyện đã giúp tôi vượt qua quãng đường mấy ki - lô - mét ngược gió, thật may mắn, cửa hàng có bán tập sau là Nữ thần Kim Tinh nhưng thật sự nó không làm tôi thỏa mãn, tôi muốn có thêm nhiều tập để xem nhưng cửa hàng không có, ở quê nó cũng có cái thiệt thòi, thấy địa chỉ ghi phía sau quyển truyện là tận Tp.HCM, rất xa, giờ tôi đã biết thêm chút thông tin về nơi đó sau kỳ nghỉ hè đợt vừa rồi, đấy là nơi to và hiện đại hơn Hà Nội!
*** Câu chuyện được kể bởi Fb Nam Ngủ Yên
Tôi phát hiện ra rằng ở trong làng, những đứa mới về đều ít nhiều có mang theo vài quyển truyện hoặc cuốn truyện chữ nho nhỏ, một số cuốn không còn bìa ở mặt trước, mặt sau ghi thông tin tác giả thì còn, có cả tác giả Việt Nam, tôi muốn đọc để xem có gì hay chuyện gì đã xảy ra ở các vùng đất xa nơi tôi sống. Tôi nghĩ đến việc đổi truyện với từng đứa, như vậy tôi có thể đọc được nhiều mà không mất tiền, ngược lại chúng nó cũng vậy. Nhưng quá trình đi đổi truyện với mấy đứa trong làng tôi lại phát hiện ra một việc, chúng nó không phải đều quen biết nhau, phần lớn mỗi đứa chỉ thân với đám trẻ trong cùng khu nên truyện - thứ tài sản của bọn trẻ chúng tôi - không phải dễ dàng trao đổi với đứa không thân hoặc ít chơi, nhỡ đâu làm rách hay không trả hoặc cho mượn lung tung thì khó đòi về. Tôi, dĩ nhiên không phải thân nhưng tôi biết cách để chúng nó tin tưởng, phần vì tôi hiền lành và phần vì tôi có truyện mới, tôi hứa sẽ cho chúng nó mượn những quyển mới tiếp theo mà tôi có, và vì thế, sau đó tôi đổi truyện gần như khắp làng khi đứa nọ chỉ đứa kia rằng nghe nói thằng A, thằng B có mấy cuốn. Từ phát hiện này, tôi đã nảy ra ý định kiếm tiền, dù sao tôi cũng không có nhiều tiền, mà có nhiều kiếm thêm vẫn tốt, mua được nhiều thứ khác.
Một tối, tôi và thằng H. (Tại sao nhiều đứa tên bắt đầu bằng vần H thế nhỉ?) tôi tạm gọi là thằng Chắc Gạo. Thằng này bằng tuổi tôi, học dưới một lớp, cũng còi còi như tôi, nhà nó gần đình Nam Đồng ở Hà Nội, sở dĩ tạm gọi nó là Chắc Gạo vì tính nó khá là cẩn thận, nó hay sợ mọi thứ, hay lo bị lừa, khi mất bình tĩnh thì hay cà lăm lắp bắp vài câu. Nó có truyện và tôi cũng có, nên chơi với nhau vì cùng sở thích, nó cũng là đứa thông minh nhưng lại không nghĩ xa, nói chuyện hay bị tôi át vía.
Tối hôm ấy, tôi và nó rủ nhau đến nhà thằng B. thằng này bằng tuổi hai đứa tôi, do có họ hàng xa với Chắc Gạo, phải gọi Chắc Gạo là chú họ, B. cũng mới về làng đợt vừa rồi, bố mẹ nó làm ở Gia Lâm, gần Nhà máy Diêm Thống Nhất. Thằng B. này có bốn anh em toàn con trai, thằng anh lớn cũng tên H. (lại là H) hơn bọn tôi hai tuổi, đám em thì toàn 9x trẻ con nên bọn tôi chả quan tâm, dù sao bọn tôi cũng mười hai cả rồi (tôi thì mới mười một tuổi).
Làng tôi, như đã kể ở trước đây, nhà nào cũng có ao nước, xưa trước khi thoát ly thì thả cá, nuôi bèo cho lợn... các ao trong cùng một khu phần lớn đều thông với nhau. Cạnh bờ ao thường là lũy tre, tôi nghĩ đa phần đều có lũy tre, làng nào cũng giống như vậy, và khu nhà thằng B. thuộc khu Tây, điện đóm thì chả ai bật ngoài đường nhưng ở quê quen đường, đi cũng không sao, chả mấy khi cầm đèn pin theo bao giờ.
Lối vào nhà thằng B. bề ngang chừng hai mét, dài khoảng bốn mươi mét, bên tay trái là bức tường xi măng kéo dài, rồi đến cái ao rồi đến cổng xi măng, cửa gỗ. Còn phía tay phải mà là liên tiếp năm bụi tre chia thành từng khóm làm cho không gian tối lại càng thêm tối, rất tĩnh mịch. Nếu đi từ con đường trục chính của làng vào lối đi nhà thằng B. phải vòng vèo uốn lượn qua tất cả ba cái ao lớn, đi theo lối đi hình chữ S, trên đường dẫn vào nhà thằng B. đều có nhà xây bỏ không, vài cây khế chua, ổi, thị... được trồng sau các bức tường.
Cuối tháng Mười một Dương lịch, cũng đã có gió mùa Đông Bắc tràn về, trời cũng lạnh, cộng thêm cây cối um tùm, gió thổi xào xạc. Tôi và Chắc Gạo như hai bóng đen lầm lũi đi trong đêm tối, vừa đi chúng tôi nói chuyện bình thường, bỗng nhiên nó đứng lại làm tôi lố đà đi vọt lên, tôi quay lại.
- Ơ, đi!
Nhưng nó đứng im.
- Ơ, sao thế?
- Mày... mày... nhìn... nhìn thử kia có phải người không?
Giọng nó run run, chỉ tay về phía trước. Tôi nhìn theo hướng tay nó chỉ, đúng là có người thật, nhưng mà có vẻ không đúng lắm.
- Maaaaaaa...
Nó hét lên rồi quay lưng bỏ chạy, bỏ lại tôi đứng chơ vơ một mình, tôi nhìn lại một lần nữa cho kỹ.
Trên cây thị, ở cành lớn sum suê chìa ra khỏi bức tường phía trước kia, có một bóng người đang đung đưa.
-"Giống... Giống... Một người treo cổ?"
---
***