Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 194: “Cuối Ngọ mộ trên ngọn cây”




Chương 194: “Cuối Ngọ mộ trên ngọn cây”

Buổi sáng, tôi nhớ hôm ấy là sáng thứ Sáu, ngày 17 tháng 4 năm 1998, sau khi ăn sáng ở nhà từ sớm thì tôi thong dong đạp xe đi học. Một ngày nghỉ học ở nhà không làm tôi cảm thấy thoải mái mà cứ như mình vừa làm một việc gì đó tội lỗi vậy, cảm giác nghỉ học ở nhà trong khi chúng bạn vẫn đến lớp thì chẳng bao giờ vui. Tuy mới chỉ 6h30 sáng nhưng trời quang, dự báo rằng hôm nay khả năng sẽ có nắng rất to vào buổi trưa, tôi cũng không bận tâm lắm vì có mang theo một cái mũ nan rộng vành. Tôi vừa đạp xe dọc đường cái quan vừa nghĩ đến việc nếu mùa hè này ra Hà Nội có lẽ mình nên mua một đôi găng tay, loại găng tay mà chỉ bọc nửa ngón và các đầu ngón tay thò ra để vẫn có thể cầm bút viết được, quan trọng là đôi găng tay như thế sẽ rất giống siêu nhân, trong truyện Hesman thì nhân vật Gasco có một đôi găng tay đen nhìn rất ngầu, tôi sẽ tìm mua bằng được, nếu không có thì mua loại găng tay da lái xe máy như của bố tôi và cắt đi, nhìn vẫn xịn lắm. Mùa hè có thể dùng để che nắng, mùa đông vẫn ngồi trong lớp viết bài được, nghĩ đến việc này tôi lại muốn có ngay lập tức và lại nghĩ đến mùa hè trước mắt.

Tôi đạp xe không nhanh, không chậm, khi đến gần cầu Thường Vũ đột nhiên có một cơn gió mạnh thổi tới, bụi bay mù mịt.

- “Trời đang quang đãng chả lẽ lại có cơn giông?”

Tôi nheo mắt lại thì tự nhiên thấy tối sầm trong chừng một giây, giây tiếp theo thì không nhìn thấy gì, đúng hơn là có cái gì đấy che trước mặt mình, tôi hoảng hốt dùng tay trái đưa lên mặt còn tay phải bóp phanh xe đạp ngay lập tức, tôi nghiêng người sang trái vì bên phải vệ đường là mương Khoai. Gỡ được thứ vừa che mắt mình thì tôi lại nhìn thấy bình thường, tim đập thình thịch vì hoảng hốt trong phút giây.

- “Gió với chả máy, làm ông mày tí đâm xuống mương.”

Tôi bực mình, tay trái đang cầm thứ mới che mặt mình toang vứt xuống vệ đường vì tôi nghĩ là rác hoặc cái gì đấy chả rõ, nhưng khi tôi vừa vứt xuống đất từ gió lại thổi to từ phía trước đến, mấy cái cây xà cừ ngay đầu cầu Thường Vũ ngả nghiêng như sắp có bão, tôi phải nheo mắt cúi đầu xuống vì sợ bụi thổi vào, chính vì thế tôi mới nhìn thấy thứ tôi vừa mới vứt xuống đất, một tờ giấy to bản, ngả vàng. Tôi cúi nhìn vài giây rồi mới thấy sự lạ bởi gió to thế nhưng tờ giấy vẫn nằm im một chỗ không động đậy chứ nói gì đến việc bị thổi bay đi?

- “Có... Có khi nào đây là bản đồ?”

Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, tôi cúi người xuống nhặt thử tờ giấy trong khi gió vẫn thổi mạnh, phía trước và phía sau chắc nhiều người cũng đã phải giảm tốc độ khi di chuyển. Tôi mới vừa cầm tờ giấy lên khỏi mặt đất thì gió tự nhiên ngừng thổi, tôi thử để tờ giấy xuống đất thêm một lần thì đúng là lại có gió to.

- “Các ngài gửi giấy tờ cũng quá là dữ dằn, hô phong hoán vũ luôn được cơ à?”

Tôi vội cầm tờ giấy lên và xem, trời lại quang đãng như chưa từng có gió mạnh, mới xem lướt qua chưa kịp xem kỹ thì R9 đạp xe tới.

- Mày đứng đây làm gì nữa?

- Gió to, bụi quá nên phải dừng lại.

- Hết gió rồi, đi chưa?

Tôi gấp vội tờ giấy lại và cùng R9 đạp xe đi tiếp đến trường, sau khi gửi xe đạp vào bãi thì tôi đi ngược ra phòng bảo vệ của chú Tiến ngồi nhờ, mới có 6h50.

- Mày không vào lớp đi còn ngồi đây làm gì? – Chú Tiến hỏi tôi.

- Cháu ngồi nhờ tí, cho cháu xin chén nước chè chú nhé, uống cho tỉnh táo thằng người.

- Uống đi, hôm qua không thấy mày đi học?

- Cháu bị mệt nên xin nghỉ ạ!

- Đm, chiều hôm qua tao còn thấy mày đạp xe qua đây...

- Cháu đạp xe qua mua thuốc mà, ở làng cháu cái trạm y tế nhỏ tí chả có loại tốt.

- Thôi đi ông kễnh, lại trốn học à?



- Chú này, cháu trốn học làm gì?! Học ở trường này cùng lắm một tháng nữa là tạm biệt luôn, cần gì phải trốn.

Đang nói dở câu chuyện thì chú Tiến bước ra ngoài ghi vé xe nên tôi có thời gian uống nước chè và giở cái tờ giấy mới nhặt khi nãy ra, sau khoảng một phút trở hết đầu đuôi, ngang dọc thì... Tôi chẳng hiểu trên giờ giấy viết và vẽ cái gì.

- “Các ngài lúc sống làm việc có đến nơi đến chốn không thế hả trời? Cháu đây mới có 14 tuổi rưỡi mà gửi cho một thứ toàn chữ Hán, hình vẽ thì loằng ngoằng, thế này thì bố ai mà hiểu được?!”

Tôi thầm than trách mấy vị quan dưới âm ty huyện nhà, cái tờ bản đồ gì mà vẽ như tranh thủy mặc, lại kèm theo cả một đống những chữ Hán nho nhỏ, xem chừng là chú thích địa danh.

- Tài liệu ôn tập đấy à?

Chú Tiến bước vào rót chén nước chè uống, tiện miệng hỏi tôi.

- Bản đồ môn lịch sử đấy chú, bản đồ giống như một trận đánh, cháu được mấy anh lớn đưa cho mà xem chưa hiểu.

Chú Tiến đứng sang bên cạnh tôi và nghiêng đầu xem chừng hơn mười giây thì bảo.

- Đéo đâu, bản đồ đánh nhau hồi trước là phải có vẽ mũi tên, cái này như bản đồ tìm kho báu ấy nhỉ?

- Kho báu? Cháu cũng đang muốn tìm một kho báu để giàu có, đỡ phải đi thi đây!

Tôi gấp tờ giấy lại và rời khỏi phòng bảo vệ để vào lớp, khoảng thời gian này mỗi khi đến trường tôi đều có một cảm nhận khác so với trước đây, các thầy cô giáo dường như quan tâm đến bọn lớp 9 chúng tôi nhiều hơn, cũng không thấy trách phạt và luôn được tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập. Từ tuần sau, vào mỗi buổi chiều nhà trường sẽ mở lớp ôn tập thi tốt nghiệp, mỗi buổi chiều sẽ chỉ ôn tập một môn, ví dụ chiều nay lớp tôi ôn tập môn Sử từ 1h đến 5h chiều thì ngày mai sẽ ôn tập môn Toán, cứ hai tiếng thì được nghỉ giải lao 15 phút. Từ tuần sau là lịch học và ôn tập rất căng, những môn học không thuộc môn thi tốt nghiệp thì sẽ được kiểm tra Học kỳ II trước tháng Tư, những môn thi tốt nghiệp sẽ kiểm tra thi học kỳ vào tháng 5 giống như một lần thi thử trước khi bước vào trận chiến thực sự. Đã quá nhiều năm trôi qua và những kỳ thi gần nhất cũng cách tôi đến 12 năm nên tôi đã quên nhiều thứ… Nhưng cái cảm xúc khi chuẩn bị bước vào một kỳ thi vẫn còn vẹn nguyên, các cụ trong làng thi thoảng có ví kỳ thi tốt nghiệp cấp II này như "Cá chép vượt vũ môn" tôi nghĩ là hơi quá, mới chỉ lớp 9 thôi mà.

Ngồi trong lớp, tôi nghĩ đến việc khi đi học về sẽ gặp sư thầy để hỏi những chữ Hán nhưng sau đó tôi chợt nhớ ra, việc tôi sắp làm này là một việc không tốt, nếu hỏi sư thầy thì e rằng sẽ bị mắng và ngăn cản cho nên tôi sẽ tự tìm cách giải quyết vấn đề này, tôi không biết thì ở làng còn đầy người đ·ã c·hết có thể đọc được. Có lẽ việc làm "Thương thiên hại lý" mà sư thầy nói với tôi lúc ở cổng chùa chính là việc này, việc tôi tìm kiếm và đào mồ cuốc mả của gã Triệu Đạt chắc chắn là một việc không người còn sống nào chấp nhận cả, thậm chí có thể nói là chuyện cấm kỵ.

Thôi thì tôi sẽ làm vì những người khuất mặt.

***

Trăng chưa lên, bầu trời quang đãng và những vì sao lấp lánh, lúc này cũng đã khoảng giữa giờ Tuất, tôi trải tờ bản đồ như vẽ tranh thủy mặc, với những đường nét màu đen được vẽ bằng bút lông, dùng đèn pin mini soi từng chữ, Lê Tam tướng quân là một vong hồn nên chắc không cần ánh đèn nhưng tôi thì có, tôi rọi đèn đến chữ nào thì Lê Tam tướng quân đọc cho tôi chữ đó, một số địa danh tôi không biết, chắc là tên từ thời cổ hoặc bởi vì tôi không phải người bản địa, nếu như ở gần làng tôi thì dễ hơn rất nhiều.

- Đây là cầu Thường Vũ phải không ông?

- Đúng rồi, từ cầu Thường Vũ này dưới đây có ghi là đi về hướng Nam khoảng 101 trượng, mộ chí nằm dưới mặt ruộng, cách gò đất nhỏ 1 trượng về hướng Đông Nam.

- Còn gì nữa không ông? Mấy chữ kia là gì?

- Mấy chữ đấy là địa danh thôi chứ không có gì...

- Sao chỉ vị trí gì mà mù mờ thế nhỉ? Chẳng có chi tiết gì cả! Mà... Mà một trượng là một gậy hả ông?

- Một trượng là một trượng, không phải dài bằng cái gậy đâu. Ta... Ta cũng không biết nên nói như thế nào, nhưng mà bây giờ không dùng trượng để đo nữa à?



- Bây giờ người ta dùng mét và ki – lô – mét.

- Cái này thì ta không biết, nhiều thứ thay đổi quá ta không biết!

- Ông không phải áy náy, cái này có thể cháu đi hỏi được. Nhưng ông có thể ước lượng cho cháu xem thử được không? Cháu nghĩ 101 trượng chắc là 101 mét, như thế thì gần thôi.

Lê Tam tướng quân sau một vài giây ngập ngừng thì đi ra phía trước mặt tôi và bước thử, ông ấy bước đến mười bước và bước thứ mười một thì hơi ngập ngừng. Tôi ngồi nhìn mặt đần ra, tôi không nghĩ một trượng lại dài đến thế.

- Ta nghĩ nó khoảng chừng này đấy.

- Sa... sao lại dài thế nhỉ? Cháu chưa nghe việc này bao giờ.

Tôi đứng lên và đi lại đoạn Lê Tam tướng quân vừa đi và tôi đưa kết luận.

- Như này một trượng là tương đương với 3 mét hiện tại ông ơi. 101 trượng thì tương đương hơn 300 mét cơ à?

Tôi tự hỏi chính mình rồi đi lại nhìn tấm bản đồ.

- Có vẻ đúng ông ạ, hợp lý đấy. Nếu tầm hơn 300 mét thì sẽ nằm giữa cánh đồng ở hướng xã bên cạnh. Đây... Đây có phải người ta ghi là xã Trạm Lộ khi nãy ông đọc không nhỉ?

- Đúng thế!

- Nằm dưới ruộng thì bây giờ toàn lúa là lúa, chả nhẽ phá lúa của người ta để đào?

- Điều này thì...

- G·ay go rồi, nằm giữa cánh đồng và chẳng có vật che chắn xung quanh thế này thì ban ngày ban mặt đào kiểu gì bây giờ?

- Có cái gò đất này, nhưng mà không ổn thật. Đào vào ban đêm thì không thể được rồi, cháu có thể đào vào buổi sớm khi có ánh mặt trời, ta nghĩ phù hợp.

- Sáng sớm có thể người ta đi làm đồng, đi thăm lúa, sắp đến vụ thu hoạch rồi nên nông dân sẽ ra thăm đồng, điều này chắc ông rành hơn cả cháu còn gì nữa?!

- Ta... Lâu quá ta không còn nhớ mấy thứ ấy, với lại... Với lại ta nhớ chiêu thức phòng thân với đội hình t·ấn c·ông nhiều hơn mấy thứ này.

Lê Tam tướng quân cười trừ.

- Vậy trước đây khi binh lính của ông mất ngoài sa trường, cái gì mà “Da ngựa bọc thây” thì ông chôn họ kiểu gì? Ý cháu là chôn có sâu không?

- Nếu có thời gian thì bọn ta đào chừng ba tấc rồi vùi, cũng có lúc mất nhiều quân quá mà phải rút lui, hai ba ngày sau mới quay lại chôn thì cũng lắm khi đối phương đã chôn họ vào chung một nấm rồi nên cũng chỉ thắp được nén hương.

- Thời các ông chỉ có ăn với đánh nhau à, cháu học thấy suốt ngày phe nọ đánh phe kia, toàn là người Việt mình cả. Nếu là ba tấc như ông nói thì để cháu tính thử xem chính xác là bao nhiêu mét, thêm thời gian đào nữa. Vụ này cháu thấy còn khó hơn những trận đánh đêm vì phải đối mặt với người sống, lại là người làng khác, họ mà tóm được cháu thì hậu quả ông biết rồi đấy, không có bêu đầu thị chúng nhưng ê mặt với cả làng trên xóm dưới.



- Dưới này còn vài chữ nữa nhưng viết hơi khó hiểu...

- Ông đọc ý cho cháu đi, cháu không hiểu Hán tự nhiều đâu!

- Ở góc này có viết, chữ khác hẳn: “Cuối Ngọ mộ trên ngọn cây”

- Là... Là cuối giờ Ngọ?

- Chắc quan trên sợ cháu không tìm được nên ghi thêm, chữ chỗ này khác, ghi ở bên mép này, nãy ta không chú ý.

- Quan nhà mình là quan liêu, cháu nghĩ chỉ có chị Ngọc Hoa mới ghi như vậy vì chị ấy biết cháu sẽ dựa vào câu đấy mà tìm ra được.

- Chắc chứ?

- Ông đọc như thế là cháu hiểu ý rồi, nghĩa là cuối giờ Ngọ, ngọn cây sẽ chỉ đúng vị trí ngôi mộ, chứ làm gì có mộ ở trên ngọn cây.

- Đúng! – Lê Tam tướng quân vỗ đùi nhưng chẳng có tiếng động nào.

- Ông thấy cháu thông minh chưa?

- Công chúa quen cháu lâu rồi nên hiểu ý, chắc ghi thêm vào đây để mách, cháu xem kỹ một lần nữa rồi mang đi đốt đi, cái này dễ mang họa.

- Sao thế ông?

- Thằng ấy tướng phương Bắc, nếu nó đã được phong chức mà giờ đào mả nó lên thì kiểu gì cũng có người tra xét, quan trên làm như này cũng là trái luật, cháu nên hủy đi, dùng trí nhớ là được rồi!

Nghe lời Lê Tam tướng quân, tôi xem và nhớ kỹ một lần các vị trí, dấu mốc rồi sau đó xé làm nhiều mảnh rồi mới dùng bật lửa đốt, riêng chỗ chữ mà tôi đoán chị Ma viết thêm thì tôi cho vào miệng nhai nát ra thành bột rồi nhổ đi. Tôi vừa nhai vừa nheo mắt nghĩ về mộ của gã Triệu Đạt này, mộ của gã không nằm ở cánh đồng Quán Dê nhưng lại rất gần, có thể vì thế mà trước đây hắn đã tìm cách đánh đuổi và chiếm miếu Xã Thần để dễ bề làm những việc càn quấy.

Tôi chào Lê Tam tướng quân ra về, ông ấy cho tôi biết một tin tốt đấy là chị Ma đã huy động được thêm gần một trăm hồn ma là tráng đinh trong huyện nhà. Tối nay vào lúc nửa đêm sẽ có giấy triệu tập của quan và họ sẽ tới trình diện, điều này dĩ nhiên là tin tốt bởi vì lực lượng lại tăng lên gần 300 và có vẻ là đúng với cái tên Kinh Bắc quân, một đội quân vong hồn của hai huyện thuộc xứ Kinh Bắc. Đối với những vong hồn bị tiêu tán trong trận đánh cầu Khoai đêm hôm trước, chị Ma đã gửi đầy đủ vàng theo như thỏa thuận và con cháu họ sẽ nhận được trong nay mai bằng những cách khác nhau, có thể là tài lộc tự nhiên đến, nhằm đền bù cho việc cha ông của họ đã làm việc nghĩa, mỗi vong 15 nén vàng.

Tình hình bố phòng âm phần của làng đã thay đổi nhiều, tôi nghe nói những chiếc cự mã đã được bố trí ở một số nơi hiểm yếu, chị Ma và Lê Tam tướng quân cùng những chỉ huy cấp dưới của Kinh Bắc Quân đều nhất trí phương án dụ địch quân giáp trận ở đường cái quan bởi địa hình hẹp bề ngang và trải dài, nếu địch quân đông cũng khó triển khai được. Tuy vậy, tất cả đều được tính toán đến những phương án dự phòng, đặc biệt là việc có thể b·ị đ·ánh úp hoặc họ lại t·ấn c·ông từ một hướng bất ngờ, địch quân không phải là những kẻ ngốc.

Nhờ có sự giúp đỡ của tuần đinh và thuộc hạ, sau khi tôi nhận đủ ngựa, giáo, lao các thứ đã đặt thì mang hóa hết một lượt ở trong trạm bơm, hóa xong tất cả tro lại bay lả tả xuống dưới mương Khoai, có thêm người giúp nên việc nhàn đi biết bao nhiêu. Tôi đặt thêm cả 100 tấm khiên hình elip, dài khoảng hơn một mét và dặn tất cả đục một lỗ tròn ở phía dưới tay cầm, tôi muốn mọi thứ tốt nhất và an toàn nhất sẽ được trang bị cho Kinh Bắc quân, giá như có súng thì tốt biết mấy, xông lên đứng vững và quạt vài băng AK thì địch quân có đông cả ngàn cũng sẽ bỏ chạy rẽ đất.

Ngồi ở góc vườn, gần cây vối, tôi thắp 5 nén hương rồi khấn sau đó hóa những bộ quần áo giấy màu đỏ mà buổi trưa nay người ta đã giao đến tận cổng trường cho tôi, gửi chỗ chú Tiến bảo vệ. Ngồi nhìn ngọn lửa cháy, bộ váy màu đỏ bằng giấy được làm cầu kỳ nay đã nhanh chóng trở thành màu đen của tàn tro, tôi cảm thấy nhẹ lòng đi một chút vì nghĩ đến lúc chị Ma mặc những bộ quần áo mới này chắc chị ấy sẽ vui lắm.

Gió thổi nhẹ từ ngoài cánh đồng, len lỏi qua lũy tre đủ cuốn những tàn tro bay lên, xong đâu đấy thì tôi vào nhà ngồi học rồi đi ngủ, đêm nay chị Ma không về nên tôi cũng ngủ một mạch cho đến gần sáng sớm mới dậy.

Trước khi làm việc gì tôi cũng phải đi thăm dò địa hình một cách cẩn thận sau đó sẽ dựa vào tình hình thực tế để tính toán các việc cần thiết tiếp theo.

Đây lại là một lần rời làng đi “làm nhiệm vụ”.

---

***