Chương 169: Chuyện lịch sử
Quay trở lại thời Lê Trung hưng, xin mạn phép viết ngắn gọn vì tôi nhắc nhiều đến thời kỳ này, nhà Hậu Lê bắt đầu do Lê Thái Tổ (Lê Lợi) khai lập vào năm 1428 sau khi phế bỏ nhà Hậu Trần và xưng vương, sự kiện này diễn ra sau khi chị Ngọc Hoa mất được 4 năm. Nhà Hậu Lê kéo dài đến năm 1527 bị Mạc Đăng Dung c·ướp ngôi lập ra nhà Mạc. Tuy không có cuộc tắm máu nào xảy ra khi thời thế thay đổi nhưng những cựu thần nhà Lê, những người chống đối với Mạc Đăng Dung đã rút khỏi thành Thăng Long về mạn Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay, vì phạm húy nên sau này đổi từ Hoa thành Hóa) là đất phát tích của nhà Lê và thậm chí còn phải chạy sang Ai Lao (Lào ngày nay) để tránh sự t·ruy s·át của nhà Mạc. Thời điểm Mạc Đăng Dung c·ướp ngôi thì Lê Quán cõng Lê Duy Ninh (con của vua Lê Chiêu Tông) rút chạy, lúc này Lê Ninh được 12 tuổi, mãi đến năm 1533 (khi chị Lý Ngọc Khuê được khoảng một tuổi) thì cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim (tổ tiên của vua Gia Long Nguyễn Ánh) đón Lê Duy Ninh về làm vua, tức vua Lê Trang Tông, để đưa ra hiệu triệu thiên hạ gọi là “phù Lê diệt Mạc”. Sau khi Lê Trang Tông được lập làm vua thì nhà Lê Trung hưng chọn Thanh Hóa và Nghệ An làm cứ điểm để chống lại Triều Mạc đóng ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Nhà Lê Trung hưng kéo dài từ 1533 cho đến 1789 khi Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh tại gò Đống Đa, vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Trung Quốc thì chấm dứt, vị chi là 256 năm, nhà Lê Trung hưng là triều đại dài nhất lịch sử Việt Nam thời phong kiến nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay chúa Trịnh từ năm 1545.
Vua Lê Trang Tông, vị vua đầu tiên Trung hưng là Lê là một vị vua nổi tiếng không phải vì tài đánh trận hay thơ ca mà ông nổi tiếng vì nhiều lẽ, thứ nhất là nguồn gốc của ông bởi theo sử sách thì ông chỉ kém bố mình ... 9 tuổi cho nên mới có chuyện Mạc Đăng Dung dâng biểu sang nhà Minh nói Nguyễn Kim tự lập con mình làm vua Lê.
Điều thứ hai mà tôi nghĩ nhiều người không biết chính là giai thoại về vị vua này lưu truyền trong dân gian, đến nay chúng ta vẫn hay dùng câu “nợ như Chúa Chổm” để hàm ý nói về một người nợ đầm đìa nhưng lại ít người biết nguồn gốc. Dân gian lưu truyền rằng khi còn chưa làm vua thì Lê Duy Ninh gia cảnh nghèo khó, ở với mẹ và hay ăn nợ các hàng quán và có tên tục là Chổm. Điều kỳ lạ là ông ăn nợ hàng quán nào thì ngày đó hàng quán đắt như tôm tươi cho nên người nào cũng muốn cho ông ăn nợ, thường khi ai đó đòi thì ông nói rằng sau này có cơ đồ thì ông sẽ trả. Khi đẩy lui được nhà Mạc thì rước vua về thành Thăng Long, kiệu vua mới đến cửa ô thì tiếng đồn vang khắp nơi, người ta ùn ùn kéo đến đòi nợ nhà vua và thậm chí có cả những người ông không nợ cũng đòi. Vua sai quân lính trả nhưng đông quá trả không kịp mà số người kéo đến ngày một đông, một vị tướng bực mình hạ lệnh “Cấm chỉ” không ai được đòi tiền nhà vua nữa, nơi ấy là cửa Đại Hưng (gần Cửa Nam – Hà Nội) cho nên từ đấy mới có ngã tư “Cấm chỉ” (hồi sinh viên là hay đi ăn đêm mỗi lần ... đua xe máy). Nhưng lời đồn trong dân gian này cho đến nay cũng không giải thích được là thật giả đến bao nhiêu.
Đời vua thứ 10 của nhà Lê Trung hưng là vua Lê Hy Tông (1663-1716) lên ngôi năm 1675, thời vua Lê Hy Tông trị vì thì loạn đảng và giặc c·ướp nổi lên khắp nơi, vào thời kỳ này có một vụ án nổi tiếng trong sử sách, đó là vụ án “bò béo, bò gầy”. Vụ án “bò béo, bò gầy” là vụ t·rọng á·n g·iết người c·ướp c·ủa diễn ra trong một khoảng thời gian kéo dài tới 20 năm tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình và được vô tình phá nào năm 1694 bởi chúa Trịnh Căn.
Làng Đa Giá Thượng nằm gần bến đò và trên đường thiên lý từ Bắc vào Nam, dưới chân núi đá vôi hiểm trở. Nơi này có một nhóm c·ướp hung đồ khống chế tất cả các chức sắc trong làng và sau đó hình thành ... một làng c·ướp với quy định chặt chẽ. Chính vì thế hoạt động g·iết người diễn ra trong suốt 20 năm mà không ai hay biết, chúng mở một quán ăn kiêm nhà trọ khá lớn ở gần bến đò và chủ quán cung cấp đầy đủ rượu thịt cho khách dừng chân ăn nhưng có pha lẫn thuốc mê. Đám c·ướp quy ước ám hiệu là “bò béo, bò gầy” để ám chỉ khách nhiều tiền hay ít tiền mà quyết định có hành động hay không. Nếu khách nhiều tiền thì nửa đêm khi đang say giấc chúng sẽ khiêng lên núi đá vôi và ném xuống hang sau đó chia tiền bạc, số người bị g·iết lên tới vài trăm thậm chí .. hàng nghìn vì không ai thống kê được. Tội ác g·iết người c·ướp c·ủa này trời không dung, đất không tha và cây kim trong bọc có giấu kỹ đến đâu cũng có ngày bị lòi ra.
Vào năm 1694, khi chúa Trịnh Căn đi qua cửa Đại Hưng thì bị một người phụ nữ quỳ gối chặn lại, đầu đội một lá đơn, quân lính đuổi nhưng nhất định không chịu đi, chúa thấy lạ nên cho dừng kiệu và gọi tới hỏi chuyện thì mới biết chồng người phụ nữ này đã bị bọn c·ướp g·iết, người phụ nữ b·ị b·ắt về làm vợ một tướng c·ướp mấy năm và lựa thời cơ trốn chạy thẳng hướng Thăng Long để vạch tội. Sau khi nghe chuyện và nhận đơn kêu oan, chúa Trịnh sai tướng dẫn 2000 quân từ kinh thành bí mật tiến về Gia Viễn, áp sát làng Đa Giá Thượng vào một đêm và ẩn nấp trên cả núi đá vôi.
Chiều hôm sau có một người khách lạ đi đò và tạt vào tửu điếm ăn uống no say rồi thuê phòng lăn ra ngủ, nửa đêm bọn c·ướp xông vào. Người khách bị trói giật cánh khuỷu, nhét giẻ vào miệng rồi bị đưa lên núi, nhưng khi chưa kịp ném người khách này xuống hang thì tiếng hô vang của 2000 quân sĩ làm rung động cả núi rừng, toàn bộ làng Đa Giá Thượng bị bao vây không kẻ nào thoát được. Khoảng 300 người đã b·ị b·ắt, trừ trẻ nhỏ, 52 tên đầu sỏ bị khép vào tội giảo, số còn lại coi là tòng phạm và bị đi đầy ra miền biên viễn.
Vậy 52 người xử tội giảo kia c·hết làm ma rồi có thay đổi tính nết hay không?
---
Tôi không biết bằng cách nào chị Ma tạo lập được hệ thống tai mắt nằm vùng khắp trong huyện nhưng tôi đoán rằng mấu chốt ở chỗ chị ấy có ... nhiều vàng. Một nén vàng hay vài nén bạc để ra trước mặt thì khả năng những cái miệng đang ngậm hột thị cũng nhổ vội ra mà tranh nhau nói, ấy là tôi đoán chứ sự thật như thế nào là bí mật của chị ấy, tôi làm sao mà quản cho được.
Ngay đêm ấy khi đi ngủ tôi đã làm theo lời chị Ma, tôi xé một miếng vải trắng và buộc một đầu vào cạp quần mình, một đầu buộc vào chuôi thanh kiếm gỗ sau đó yên tâm ngủ ngon, kể ra thì cũng thật buồn cười khi đi ngủ mà mặc quần áo khá đàng hoàng nhưng dù là mơ thì tôi vẫn muốn mình rời nhà với một phong cách lịch sự, không sang trọng nhưng phải lịch sự. Tôi thực sự không biết là mình nằm mơ hay mình xuất hồn, mãi rồi tôi cũng chẳng còn quan tâm việc này nữa vì mơ cũng như thật và thật thì cũng như mơ ấy mà. Đây là một thắc mắc mà một thời gian sau tôi tự khám phá ra, tôi biết được rằng những lúc tôi tưởng là mơ lại không khác gì xuất hồn bởi vì chỉ có hồn mới nhìn được hồn rõ như vậy khi không có lá vối của chị Ma, thường thì bắt đầu giờ Tý tôi biết nhiều người có khả năng xuất hồn đi làm một số việc thần không biết quỷ không hay.
Chị Ma xuất hiện trong giấc mơ của tôi và gọi tôi ra khu vườn đầu hồi nhà, tôi không nhớ mình đã chạy ra đó bằng cách nào nhưng khi nhìn thấy tôi chị ấy lại cười như nắc nẻ làm tôi ngây người ra không hiểu chuyện gì.
-Sao chị là cười?
-Ơ em buộc khăn kiếm vào người thật à?
Tôi ngẩn người ra rồi cúi xuống nhìn mới nhớ ra là mình không cầm kiếm mà đang lôi thanh kiếm gỗ trừ tà của ông sư, chả hiểu sao nó lại không có tiếng lạch cạch hoặc do tôi vội nên không chú ý. Tôi cười ngượng rồi quay lại, cúi xuống cầm thanh kiếm gỗ lên rồi tháo dây buộc, thanh kiếm này là thật hay là hồn của kiếm? Chẳng ai giải thích cho tôi, dù sao nó cũng từng là thứ để sư thầy gãi lưng.
-Em mới gặp chị hồi tối mà, giờ có việc hả chị?
-Ừ, nhưng không đi đâu xa cả.
-Vậy đi đâu ạ? Mấy bóng ma đòi vàng chị sao?
-Không, là ma thì nhất ngôn cửu đỉnh, đêm trăng tròn rồi tính, bây giờ chị em mình tách nhau ra.
-Hử?! – Tôi ngạc nhiên.
-Em ra góc Đông Nam của làng tìm chỗ mật phục để quan sát còn chị sẽ canh phía cánh đồng sau chùa vì ơi ấy rộng.
-Nhưng mà canh cái gì ạ?
-Có tin báo đêm nay có bọn du thủ du thực sẽ đột nhập vào làng theo hướng Đông nhưng lại không có vị trí cụ thể.
-Là người hay ma ạ?
-Ma, lần này là ma.
-Vậy theo dõi họ sau đó làm gì hả chị?
-Theo dõi xem chúng nó làm gì, đi đâu, có bao nhiêu vong.
-Và rồi ...?
-Bất quá thì đánh nhưng đấy là hạ sách, chỉ đánh khi biết rõ ý định của đối phương, tuyệt đối không nên ra tay động thủ trước.
-Em ...
-Đừng có sợ, nếu em phát hiện ra có vong hồn lạ thì gọi chị.
-Sao mà em biết vong hồn nào lạ được chứ?
-Vong của cả cái làng này em không biết nhưng mặt em chắc họ nhẵn rồi cho nên chả ai làm phiền gì em đâu cho nên nếu phát hiện vong có những biểu hiện lạ tìm cách đột nhập vào làng thì hãy nghĩ trong đầu gọi chị ba lần, chị tự khắc nghe thấy, gần mà.
Chị Ma nói vậy là tôi nhớ đến khoảng khắc khi nằm trên mái nhà bà Thế mà suýt bị phát hiện bởi những đứa khác trong làng khi tôi ném nhầm túi nước mỡ vào một anh thanh niên vô tình đi qua, khi ấy trong lúc hoảng hốt tôi cũng thầm cầu khấn chị ấy cứu mình và sau đó thì tôi đã thoát được.
Sau khi thống nhất thêm vài thứ nữa cũng như căn dặn tôi cẩn thận, chị Ma biến mất còn tôi chẳng thể làm điều thần kỳ như vậy được nên đành đút thanh kiếm vào phía sau cổ áo giống như một kiếm khách rồi đi ra góc Đông Nam của làng.
---
***