Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 167: Tháng 4




Chương 167: Tháng 4

Một người còn sống nhưng đóng vai người đ·ã c·hết cùng hai người đ·ã c·hết từ rất lâu đứng trên mảnh vườn ở đầu hồi nhà, chị Ma – chủ nhân của số vàng - lấy lại hết phần vốn ban đầu đã bỏ ra còn phần vàng thừa chị ấy chia làm đôi cho Ông Mãnh một nửa, chị ấy một nửa còn tôi không có phần, tôi cũng không lấy làm thắc mắc vì mục đích của tôi không phải là những thứ ấy.

- Cụ sẽ làm gì với số vàng được chia này, xem ra là cả một bị lớn đấy cụ nhỉ?

- Tao cũng chưa biết sẽ làm gì, đột nhiên nhiều vàng quá tao thấy hoang mang.

- Cháu đây cũng có một ít, không biết làm gì nên cháu đã chôn xuống đất.

- Mày lại giống ông mày, cụ mày hồi trước rồi.

- Ta nghĩ ông nên dùng số của cải này mà cho vay ở trong làng. – Chị Ma cắt ngang cuộc trò chuyện của hai cụ cháu. – Tốt bụng thì cho vay lãi thấp thôi, đủ tiền trà nước là được rồi, làm thế mà tích phúc cho con cháu của ông cũng là điều tốt.

- Nhưng tôi không... không biết về mấy việc như thế, xưa nay tôi... tôi chỉ tiêu tiền.

- Hoặc là ta sẽ dạy cho ông hoặc là ông cho những vay thông qua những ma có uy tín ở ngoài bãi Cầu Khoai, dịp này đầu năm nhiều con cháu cũng khấn xin cho nên nhiều ma cũng phải chạy vạy vay mượn đấy.

- Cô... cô thần miếu dạy tôi được không?



- Được, không có gì khó nhưng ta nói trước, sau này ông mà còn mang bát tự của gia đình này hay thằng đích tôn của ông thì đừng trách đao kiếm vô tình. Ta không muốn thằng bé này phải khó xử khi ta chém tan hồn vía của tổ tiên nó, ông nghĩ thế nào?

- Sau đận này tôi cũng hãi lắm rồi, nhưng mà... nhưng mà... tôi có thể chơi cò con hoặc chơi cho vui ở làng được không, đôi khi... đôi khi cũng có lễ lạt, hội hè, đình đám... – Ông Mãnh nói với giọng điệu mặc cả.

- Ta không quản ông mấy thứ đấy, chỉ cần ông nhớ một điều rằng làm gì thì bản thân tự chịu tuyệt đối không mang con cháu ra cầm cố. Chuyện này chưa kết thúc dễ dàng như vậy được đâu, ông nghĩ lấy của chúng nó vài yến vàng mà chúng nó để yên chắc?

- Chúng nó tìm thì chỉ tìm ta, sẽ không liên can gì đến các người nên không phải lo. Ông cất vàng của ông đi và nay mai ta rảnh ta sẽ dạy cho ông cách, nhưng ta nhắc ông là đừng có cho vay nặng lãi như đám kia, phúc phần con cháu của ông cũng ít nhiều do ông tạo ra cho chúng nó.

- Tôi nhớ rồi.

- Chị! – Tôi xen vào cuộc trao đổi của hai người. – Nãy chị nói là đầu năm nên nhiều ma phải đi vay mượn để lo cho con cháu là sao ạ?

- Ma cũng có cuộc sống của ma, n·gười c·hết đi thì làm mà còn ma c·hết đi chắc gì đã được làm người. – Chị Ma giải thích cho tôi một cách nhẹ nhàng. – Trong thời gian làm ma thì họ giúp được người còn sống cái gì thì nhất định sẽ giúp, con cháu xin lộc thì họ cũng cần phải đi trao đổi nếu cái đó ngoài khả năng mà trao đổi thì cần phải có vàng, bạc hoặc tiền tùy vào những thứ cần độ cho con cháu là gì.

- Thế thì chỉ cần gửi vàng bạc xuống cho các cụ dưới ấy là xong.

- Nếu dễ dàng như thế thì chẳng nói làm gì, vàng bạc gửi đến tay cũng tản mát nhiều mà hơn nữa cả dòng tộc, cả gia đình mấy thế hệ chỉ có một người hoặc đôi ba người gửi trong khi xin thì .. tất cả đều xin. Em nghĩ ma nào cũng đại gia như Ông Mãnh nhà em sao?



- Cô thần miếu.. cô thần miếu lại nói kháy ta làm gì. – Ông Mãnh nhà tôi gãi đầu.

- Chả biết chị đã từng nhắc em chưa nhưng khi khấn gia tiên chỉ cầu sức khỏe, an lành còn cầu tài lộc đi lên chùa mà nhặt lộc rơi lộc vãi, như thế cũng là nghĩ cho tổ tiên của em, ta nói như thế có phải không Ông Mãnh?

- Tôi sẽ có nhiều thời gian để .. để làm việc khác và độ cho nó. – Ông Mãnh cười.

- Em nhớ rồi! – Tôi gật đầu.

***

Vào ngày 1.4 Dương lịch hàng năm, khối lớp 9 sẽ biết sẽ thi tốt nghiệp những môn học nào và tôi cũng đã biết 6 môn thi của mình và bắt đầu kể từ ngày 1.4.1998 thì hầu hết thời gian ở trên lớp các thầy cô đều ưu tiên cho 6 môn sẽ thi tốt nghiệp còn những môn khác sẽ được giảm tải và nói thật là học qua loa để chờ tổng kết môn vào đầu tháng 5.

Trong các môn học thì tôi ngán nhất là môn Hóa học và tôi đã cầu trời khấn Phật cho bản thân mình sẽ không phải thi tốt nghiệp môn này, chắc do trời xanh có mắt, à không, do trời xanh thương tình cho nên môn Hóa học không có trong 6 môn thi, tôi mừng thật sự như bản thân mình vừa trúng số độc đắc vậy.

Toán – Sinh – Lý – Văn – Sử - Địa thì tôi sẽ chỉ cần tập trung học môn Toán và Lý là đủ, 4 môn còn lại phần lớn đều là học thuộc lòng, kể cả môn Sinh học. Toán học thì tôi không dốt lắm, môn Lý thì dốt vừa vừa nên cũng tạm xem là yên tâm phần nào, trong khi nhiều bạn cùng lớp rất hãi phải học những môn như Sử, Địa hay là Văn thì tôi lại cảm thấy thảnh thơi biết bao nhiêu, còn khoảng 45 ngày nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp cấp II.

Để đảm bảo việc thi cử diễn ra khách quan, đấy là tôi nghĩ như vậy hoặc các bác trên Sở giáo dục muốn như vậy, thì 4 lớp của khối 9 khoảng 200 học sinh sẽ chia đôi, một nửa sẽ thi tại trường và nửa còn lại sẽ đến thi tại Hội đồng thi khác, tôi nhớ không nhầm thì nhóm này xuống thi ở trường cấp II Trạm Lộ, cách xã tôi cánh đồng Quán Dê và một nhóm nhỏ được tách ra thi xa hơn, tôi nghe nói là lên thị trấn Hồ. Tôi không muốn bản thân mình sẽ phải thi ở nơi ... đất khách quê người nên bằng một cách nào đó tên của tôi vẫn nằm trong danh sách những học sinh thi tại trường THCS An Bình mà tôi đang theo học trong khi tôi chắc chắn rằng trước đó tôi nằm trong danh sách đi xa. Những đứa bạn cùng lớp có vần tên bắt đầu bằng chữ cái từ P ở đi đều xách ba-lô ra chiến trường mờ mịt thì tôi lại nghiễm nhiên ở lại, điều này chúng nó hỏi tôi nhưng tôi cũng không biết phải trả lời ra làm sao. Thôi thì cuộc đời vốn công bằng, mấy năm trước vì một cái bút bi nào đấy mà tôi bị chuyển từ lớp A sang lớp B thì bây giờ cũng bởi một cái bút bi khác mà tên tôi được ở lại trường, như thế xem ra cũng là công bằng.



Tôi không biết ở các vùng quê khác vào thời của tôi tổ chức thi như thế nào nhưng khoảng thời gian khối lớp 9 chuẩn bị thi tốt nghiệp thì đứa nào cũng được chăm bẵm tốt hơn hơn, không phải đi chăn trâu, cắt cỏ, trông em ... và hay học nhóm vào những buổi chiều. Làng tôi tính cả tôi thì có chừng 12 đứa học cùng khối 9 và lớp B chiếm phân nửa, thi thoảng chị họ tôi và mấy đứa con gái khác (đứa nào cũng hơn tôi ít nhất .. 2 tuổi) đến nhà để hỏi bài tôi môn Địa lý và Lịch sử, tôi không dám nhận là mình giỏi nhưng tôi biết mình biết nhiều hơn chúng bạn cùng làng về hai môn học này. Tốt nghiệp lớp 9 ở quê tôi là một ngã rẽ cho 200 cuộc đời bởi vì nếu tốt nghiệp được (tỉ lệ trượt khoảng 2%) thì mới có thể có những lựa chọn tiếp theo.

Lựa chọn đầu tiên là tốt nghiệp và ở nhà làm ruộng, làm kinh tế, đi làm thuê, số bạn lựa chọn phương án này đều rơi vào những gia đình đông con, gia đình nghèo và cần lao động để nuôi các em trước khi nghĩ đến xa hơn, số này tôi ước chừng khoảng 15% và cũng rơi vào một số bạn nữ có học lực kém, an phận ở nhà giúp bố mẹ vài năm rồi lấy chồng bám ruộng.

Lựa chọn thứ hai là sẽ theo học cho đến hết cấp III để có thể có những cơ hội sáng sủa hơn như đi làm công nhân may, đi lao động xuất khẩu Đài Loan hoặc ra Hà Nội kiếm công việc nào đó mà người ta cần bằng cấp III. Lựa chọn thứ hai này không phải là dễ bởi vì trong huyện Thuận Thành của tôi ở thời điểm 1998 chỉ có 2 trường cấp III và thông tin sẽ có một trường cấp III dân lập sẽ được thành lập ở thị trấn Hồ nhưng chẳng ai muốn bản thân mình sẽ vào học trường dân lập, đấy là một sự thật bởi vì nó không khác gì việc phải học ở một ngôi trường dốt. Giai đoạn đất nước chuyển mình, những cái mới và cái cũ đan xen nhưng người lớn vẫn luôn bảo thủ và không ít thì nhiều những điều này cũng vô tình hình thành trong suy nghĩ của thế hệ 8X ở quê tôi. Tôi cũng đã từng học ké vài buổi ở trường cấp III dân lập này thì đúng là nó chỉ hơn trường cấp II của tôi một chút, lớp học thì nghịch nhiều hơn học, học sinh thì thích đánh nhau hơn nói chuyện và thầy cô giáo thì cũng dễ dãi, họ dạy theo đúng nhiệm vụ còn học được hay không đấy là việc của những lứa học sinh chúng tôi. Tôi nhớ rằng ở trường dân lập thành lập năm 1998 này thì số các bạn đạt điểm giỏi khó mà đếm được hết hai đầu ngón tay nếu dùng thước đo điểm số. Tôi biết nhiều người cho rằng điểm số không quan trọng, tôi cũng là một người như vậy nhưng trước năm 22 tuổi thì điểm số chính là thước đo của một con người khi đi học, sau 22 tuổi mọi thứ sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Cả huyện Thuận Thành tôi không nhớ có bao nhiêu xã nhưng chắc không ít hơn con số 17, điều này có nghĩa là có khoảng hơn 3400 học sinh lớp 9 sẽ thi tốt nghiệp và mục tiêu của phần lớn vẫn là vào học cấp III. Huyện chỉ có trường số 1 và trường số 2 và nhận số học sinh tối đa tôi cho là khoảng 1800, thậm chí không đến số này.

Trường Thuận Thành số 2 nằm gần chùa Dâu cách nhà tôi 8km và sẽ xét điểm thi tốt nghiệp từ cao xuống thấp để nhận học sinh còn muốn vào trường số 1 thì điểm tốt nghiệp sẽ vô nghĩa, học sinh nào muốn vào học trường Thuận Thành 1 sẽ phải thi Toán và Văn y như thi đại học vậy. Nhưng có một điều khó khăn đó là nếu bạn đã chọn thi vào trường số 1 thì không thể học trường số 2 và cũng như bạn nộp hồ sơ vào trường số 2 rồi mất cơ hội thi vào trường số 1. Mỗi học sinh chỉ có một cơ hội và nếu trượt thì dùng học bạ nhập học trường dân lập và bởi thế trường dân lập gần như mang mác tập hợp những người thất bại, tôi không ủng hộ cách suy nghĩ này nhưng tôi không chống lại được số đông.

Tôi có một kế hoạch cho thời gian sắp tới chính là thi tốt nghiệp được điểm cao đã rồi sẽ quyết định những bước tiếp theo. Thời điểm này bố mẹ tôi cũng hay gọi về hỏi thăm tình hình học tập và dĩ nhiên cũng không thiếu những khoản tiền cho thằng con bồi bổ để gắng sức thi cử cho nở mặt nở mày với làng nước. Tôi không hiểu lắm, trong suốt quãng thời gian học cấp II ít khi bố mẹ tôi quan tâm tôi được bao nhiêu điểm nhưng đến thời điểm này lại đặc biệt quan tâm, sau này tôi biết được rằng những người bạn của mẹ tôi ở khu tập thể Nam Đồng cũng có nhiều con cái thi tốt nghiệp lớp 9, mẹ tôi không muốn con mình thua kém! Thế là tôi vô hình gánh trên vai những áp lực không đáng có nhưng... tôi mặc kệ, việc của tôi là ngày học đêm ngủ mơ hoặc làm những thứ khác thú vị hơn nhiều so với phải bận tâm nghĩ đến những kì vọng và áp lực không đáng có. Tôi là người thích tự do, bướng bỉnh cho nên sẽ làm việc của mình theo ý của mình, như thế là tuyệt vời nhất, có lẽ vì thế mà khi các bậc phụ huynh hay bạn học đang sôi sục như chuẩn bị vào trận chiến lớn thì tôi lại ung dung như thể mình mới chỉ học lớp 8 vậy.

***

Tôi có nhớ việc chị Ma từng đưa lời hẹn với những bóng ma đuổi theo đòi vàng trong đó có Dương bổ đầu xem chừng là ma đại ca, địa điểm hẹn nhau như tôi đã nghe nói là trên đường cái quan nơi giáp ranh của hai huyện, đây là một chuyện vui nên tôi cũng muốn đi xem náo nhiệt, đâu phải riêng tôi, thấy đánh nhau thì ai chẳng muốn đi xem. Bên cạnh đó, địa điểm nơi hẹn tôi đoán là Cống Đoan vì chỗ ấy nằm trên Quốc lộ 17 và có cắm cột mốc thông báo địa phận huyện bên. Thời điểm 1998 nếu tôi đứng trên nóc nhà thì tôi cũng sẽ nhìn thấy khu vực cống đoan này trong tầm mắt bởi vì chỉ khoảng một ki-lô-mét đường chim bay, gần như vậy mà bỏ lỡ thì thật đánh tiếc. Tôi cũng đoán chừng đám người bên kia sẽ mang theo thật nhiều người tài giỏi hơn để tìm cách đòi lại vàng, bạc mà tôi đã thắng, tôi không lấy gì làm áy náy bởi vì tôi không l·ừa đ·ảo ai cả, tôi đã thắng mấy ván có thể do vận đỏ hoặc ai đó khuất mặt thò tay vào phù hộ cho tôi thì tôi cũng chịu.

Chị Ma cũng đã hứa sẽ cho tôi đi cùng vào đêm trăng tròn nhưng đêm nay trăng vẫn còn méo lắm cho nên tôi đi ngủ mà không mang theo kiếm và đêm ấy, sau cái đêm đi cùng Ông Mãnh và chị Ma khoảng hai đêm, tôi đang ngủ say lại nghe tiếng gọi, tiếng gọi này nghe lạ lẫm và lại chẳng gọi đích danh tôi.

-Đích tôn nhà này, họ Lý, năm sinh Giáp Tý, thập ngũ niên có trong nhà không?

---

***