Bà Xã, Em Là Duy Nhất

Chương 2: Tuổi Thơ Bất Hạnh




Đầy là lần gặp mặt đầu tiên giữa cô và Minh Triết. Hai người không chút thân thiết hay quen biết đang làm hôn lễ và trao nhẫn cho nhau. Cứ như vậy tình yêu và đám cười trong mơ của Nhược Khê đều bị cái gia đình đó điều khiển như một con rối phải nghe lời

"Chú rể, con có chấp nhận ở bên người mình yêu đến suốt quãng đời còn lại, dù ốm đau bệnh tật hay không ?"

"Con..đồng ý"

Minh Triết nói bằng giọng hơi gắt gỏng cùng đôi mắt nhíu lại cau có. Anh phải làm chuyện hôn lễ ngu ngốc này cũng chỉ vì muốn công việc làm ăn trở nên tốt đẹp hơn mà thôi

"Còn con cô dâu, con có chấp nhận ở bên người mình yêu suốt quãng đời còn lại, dù ốm đau bệnh tật hay không ?"

"Con..."

Nhược Khê ngập ngừng, lời này cô không muốn nói ra chút nào nhưng khi liếc mắt xuônvs dưới thì bắt gặp ngay những ánh mắt hằn hằn giận dữ của gia đình họ Đỗ, cứ như muốn nói rằng hãy mau nói đồng ý đi, còn chần chừ gì nữa

"Con...đồng ý"

Cuối cùng trong tiếng hò reo vỗ tay cô dâu chú rể trao nhau nụ hôn thắm thiết nhất nhưng ai hiểu thấu rằng bến trong thâm tâm cả hai đều không muốn như vậy chút nào. Người vì lợi ích làm ăn nên phải làm thứ ngu ngốc, người thì bị ép buộc, điều khiển như một con rối đồ chơi

Nhược Khê luôn muốn chờ một ngày có thể trả mối thù sâu nặng này. Sau khi kết thúc cô dâu chú rể duống dưới chúc rượu khách tham dự, tuy nhiên khi đến bàn của nhà họ Đỗ, Nhược Khê chỉ biết cúi gầm mặt xuống, nếu dám ngẩng mặt lên thì đừng mong được ăn cơm trong mấy tuần tới vì dám vô lễ

Bọn họ khi ở ngoài thì tỏ ra vô cùng gia giáo và cao quý, luôn miệng nói rằng chỉ có duy nhất một đứa con gái rượu là Đỗ Minh Nguyệt và không có đứa con nào khác. Bọn họ nói Nhược Khê là một đứa con của một người bạn nhờ nuôi dưỡng một thời gian nên mọi người xung quanh tin sái cổ

Còn khi ở nhà bọn họ lại bắt ép cô phải tuân theo các phép tắc lễ nghi vô cùng khắt khe và vô lí đến không tưởng như không được phép ngẩng đầu khi gặp họ vì đó là vô lễ và không tôn trọng, không được ăn cùng bàn với họ và bắt buộc phải ăn sau cùng với những đồ thừa còn sót lại nếu không sẽ không được ăn gì cả ngày, thỉnh thoảng may mắn thì những người hầu tốt bụng sẽ chuẩn bị một bữa thịnh soạn cho cô

Tuy nhiên chỉ riêng Nhược Khê phải tuân theo những điều vô lí đó còn Minh Nguyệt thì tự tung tự tác, không có bất cứ phép tắc nào bó buộc. Thật không công bằng



Chỉ riêng Minh Nguyệt được tặng quà và chúc mừng vào ngày sinh nhật còn Nhược Khê chỉ có thể tự lén lấy một miếng bánh cắt ra từ chiếc bánh sinh nhật của Minh Nguyệt rồi cắm một cây nến vào và một bữa tiệc sinh nhật nhỏ bắt đầu

Một tuổi thơ không hạnh phúc và đầy bi thương. Trên người Nhược Khê chỉ toàn những vết thương chi chít chồng chéo lên nhau, không bầm tím thì cũng là sẹo in hằn. Những trận đánh, cái tát điếng người, bị nắm tóc và ném ngã sõng xoài đã là một ám ảnh dai dẳng đối với cô

Minh Nguyệt lén cấu thật mạnh vào bàn tay Nhược Khê và nở nụ cười giả tạo mà chúc mừng

"Chị thật lộng lẫy, chúc chị và anh trăm năm hạnh phúc"

"Ừm" - Nhược Khê lạnh nhạt và miễn cưỡng cười nhẹ

Cái cấu tay đó thật đau đớn nhưng cô không dám kêu lên. Tại sao Nhược Khê lại sinh ra trong căn nhà này và trải qua những bi thương kia ? Tại sao chỉ dó Minh Nguyệt là được hưởng hạnh phúc ? Và tại sao cô lại được sinh trên thế gian này

Chỉ cần nghĩ đến bản thân đang mang dòng máu ghê tởm của gia đình thối nát này cũng đủ làm Nhược Khê nổi hết da gà. Có lẽ kiếp trước cô đã gây thù chuốc oán nên kiếp này phải chịu sự bất hạnh như để rửa trôi hết những hận thù của kiếp trước

Đứa con ngoài dã thú. Cái tên mà Nhược Khê ghét cay ghét đắng nhất. Nhiều khi ở nhà bọn họ vẫn chép miệng như vậy, chỉ cần nghe đến thôi cũng khiến Nhược Khê muốn giết chết họ ngay tức khắc nhưng lí trí luôn là một giải pháp xua tan ý đồ xấu xa của cô. Có một lần Nhược Khê đã suýt ở cửa tử khi chỉ mới 14 tuổi

Người mẹ quá cố trước khi chết đã tặng lại cho Nhược Khê sợi dây chuyền ngọc lục bảo tuyệt đẹp và theo lời bà nói thì nó là một báu vật gia truyền. Nhược Khê rất thích nó và vẫn luôn đeo nó trên cổ cho đến tận bây giờ

Ngày hôm đó Minh Nguyệt mới là cô bé 9 tuổi. Con bé nghịch ngợm thấy được sự lấp lánh của viên ngọc đính trên dây chuyền và đã năm lần bảy lượt cố cướp lấy nó cho bằng được. Nhược Khê đã cố gắng gìn giữ nó nhưng đã bị con bé lén lấy và đeo lên cổ như đồ của mình và vẫn tỏ thái độ như chưa có chuyện gì

Thế là cô bé Nhược Khê nông nổi còn đang ở độ tuổi bồng bột, dễ nổi nóng và thiếu suy nghĩ nên đã thẳng tay đẩy ngã Minh Nguyệt làm con bé đập đầu vào tủ sưng u một cục trên đầu và nhanh tay giật lấy sợi dây chuyền. Sau đó nó đã khóc to còn kêu la thảm thiết

Bố mẹ chạy đến dỗ dành hết mực. Hết ôm, xoa đầu và còn ngấn lệ vì xót. Hình phạt hành động đó là một trận đánh bán sống bán chết, bọn họ đã đánh Nhược Khê gãy hết tổng cộng 3 cây roi và còn dùng tay chân tác động vật lí một cách kinh khủng

Kết quả là Nhược Khê đã bị gãy cánb tay trái, chảy máu ở đầu, phải băng bó và còn rất nhiều vết thương khác. Đó là một cơn ác mộng đáng sợ