Chương 9: Rời đi đánh giặc
Chương 9: Rời đi đánh giặc
Việt Thường là mảnh đất biên cương cực nam của Âu Lạc, dải đất nho nhỏ ven biển quanh năm bão gió dân cư thưa thớt chỉ hai chục ba chục ngàn dân sống khá rải rác thành các bộ phụ thược vào Chính bộ Việt Thường dưới chân Hồng Lĩnh.
Hôm nay những người con của đất Việt thường quay trở về sau hành trình gian khổ. Những người mẹ, người vợ, người em, người chị, cùng đám con thơ các bộ tập trung lẳng lặng nơi này … bọn hắn vẻ mặt ưu thương, đau buốn, từng giọt nước mắt lăn dài tìm kiếm người thân. Những tiếng thút thít vang lên khe khẽ nhưng tuyệt đối không có gào thét đau khổ t·ang t·hương gì. Nhưng sự lẳng lặng này mới thực sự đau khổ
3000 người khoác chiến bào ra đi bạo vệ đất nước, hơn 2500 người vĩnh viễn không thể trở về. Còn gì hơn nỗi đau này? Con mất cha, mẹ mất con, vợ mất chồng.
Mảnh đất khốn khó này lại thêm sự đau thương.
Tộc trưởng Bạch Công Đao đã không còn Bạch Công Phủ chính thực lên làm tân tộc trưởng. Việc thứ hai hắn làm là lo chuyện tang.
Di hài cha hắn cùng các chiến sĩ lúc này là không thể thu hồi nên hắn cùng người trong bộ chỉ có thể lập mộ gió cho mọi người.
Còn việc thứ nhất hắn đã làm hôm qua, đấy là lên núi Hồng Lĩnh.
Nhưng lạ thay tế đàn vẫn còn đó, thánh vật tượng rùa vẫn còn đó nhưng viên ngọc lại không thấy đâu. Phủ tìm một hồi không thấy nên đành lệ khệ khênh tượng xuống núi, hắn không nhận ra mình đã khoẻ hơn nhiều so với trước, rùa nặng gần 30 cân mà bê nhẹ như không.
Sau hôm làm mộ thì vị tân chúa Việt Thường tập hợp toàn tộc lại, hắn nói rõ tình hình Âu Lạc lúc này cho mọi người. Cổ Loa thất thủ, các bộ chạy về đất của mình, An Dương Vương chạy về Cửu Chân cùng chúa đất đó kêu gọi tập hợp toàn nước chống giặc.
Nghe xong có người trầm mặc.
Nhưng khi Phủ hỏi ý kiến các tộc lão già cả về việc có nên đến Cửu Chân hội quân không thì rất nhiều người hô ‘đánh’.
Ý dân đã quyết Phủ cũng đồng ý đánh.
Còn mấy đứa không hô đánh? Kệ, có ngon thì ra mà phản đối, phản đối nghĩa là hàng giặc Triệu, thù của 2500 người còn chưa báo đâu. Mà không hàng không đánh thì chúng nó cũng tự đánh đến nếu Cửu Chân thất thủ, đường cùng rồi, sau lưng làm gì còn đất chạy.
Thực ra là có lối đi, nhưng đó là rừng thiêng nước độc, Phủ còn biết trong đó có Mường tộc khá mạnh và hung tợn, không đên bước đường cùng hắn sẽ không tiền vào nơi mà 10 đi chỉ cón lại ba bốn như vậy.
Như vậy việc cấp bách là phải tập luyện cùng rèn v·ũ k·hí đã.
Lò đồng đỏ lửa ngày đêm, mỏ đồng núi lĩnh một lần nữa tấp nập trên mức bình thường, từng đoàn người miệt mài khai thác. Quặng đồng dự trữ là tài nguyên quý giá của cá nhân Phủ, hắn cũng không tiếc mà sử dụng bằng hết.
Bước đầu tiêu là thiêu quặng đồng, bắc đống gỗ ngoài trời rồi đốt những cục quặng đồng to như nắm đấm nhỏ, đây là kinh nghiệm cũng như bí thuật của ông cha. Vừa giúp quặng bở dễ giã nhỏ, lại loại bỏ tạp chất có mùi khó chịu ( SO2 rất độc)
Tiếp theo giã nhỏ số quặng đồng ây ra rồi cho vào lò đun chảy, bỏ thêm đá thạch anh bột và vôi vào. Khi đồng lỏng đã đạt nhiệt độ cao thì rót vào chậu sứ chuẩn bị từ trước. Trong lúc rót phải để càng cao càng tốt đồng thời vớt sỉ ra ngoài.
Sau đấy rót đi rót lại đến khi nguội lung chảy tiếp rồi rót đồng như trên thêm cho đến khi nào không thấy sỉ nữa thì thôi.
Sỉ sinh ra trong quá trình rót cũng phải 5 lần đầu phải bỏ ra một chỗ riêng, 5 lần tiếp theo cũng phải để riêng chỗ khác. Sỉ 5 lần đầu tiên mang ra nung chảy lại rồi rót như cách rót đồng, sau khi vớt thu được kẽm. Còn sỉ của 5 lần sau thu được chì.
Cuối cùng là pha hỗn hợp đồng, thiếc, kẽm, chì theo thành phần.
Bảy thành rưỡi đồng, hai thành thiếc, nửa thành chì là cho mũi giáo vừa bền vừa dẻo.
Tám thành đồng, Một thành thiếc, một thành chì đúc lưỡi rìu rất cứng không giòn, cái này đi bổ đầu giặc Triệu cứ gọi là mượt thôi rồi.
…
Nếu để một tên người hiện đại xuyên về thấy quá trình đúc đồng này thì hắn sẽ phải thốt lên ‘Á đù’.
Phải nói rằng nghề đúc đồng của người Việt lúc này rất ra gì và này lọ. Họ đã biết thay đổi tỉ lệ để tạo ra hợp kim đồng phù hợp chế tạo cho từng công cụ.
Việc nướng quặng là để loại bỏ lưu huỳnh, bỏ thạch anh và vôi vào là để tách sắt, sau đó lung chảy quẳng ở nhiệt độ cao( trên 1200 độ C) rót đi rót lại nhiều lần là để tách kẽm, thiếc, chì dưới dạng sỉ. Sau quá trình này ta sẽ thu được đồng nguyên chất đến 90% một con số ấn tượng.
Ái lực oxi hay nhiệt độ phản ứng oxi hoá đạt đỉnh của các kim loại là khác nhau, lần lượt là Zn Fe, As, ni, Pb, Bi, Cu. Vậy nên mỗi lần vớt sỉ sẽ cho ra tỉ lệ kim loại trong sỉ là khác nhau.
Còn về tỉ lệ hợp kim đồng thì lại là cả một nghệ thuật đúc thông qua quá trình thử đi thử lại nhiều lần của người Việt cổ.
Nhưng tiếc là 1000 năm đô hộ khiến cho công nghệ này đã bị thất truyền ở thời kỳ độc lập tự chủ, nếu để người Việt áp dụng công nghệ này cho đồ sắt thì con cháu Long Quân – Âu Cơ có thể tuyên bố mấy thằng du mục Hán tộc tuổi tôm.
Nhưng rất tiếc lịch sử là lịch sử.
Việt Thường Bộ hăng say làm việc, Phủ cũng không rảnh khi hắn đứng ra dạy các chiến binh cách tập hợp ‘quân trận’ mà hắn học được khi đi lính ở tương lai.
Phủ nghĩ rồi, đánh ở chỗ đồng trống nếu không có quân trận kiểu Vua Lê Hoàn rất khó thắng giặc Triệu. Nhưng nếu đánh trong rừng thì quân Lê Hoàn Hoàng Đế chưa chắc thắng được Việt Thường, mỗi quân đều có thế mạnh.
Cái mà Phủ nghĩ đến là cần toàn diện hơn cách chiến đấu cho người Việt Thường, để đồng bằng trống trải bằng phẳng cũng có thể đánh mà rừng nú cũng có thể chiến đấu.
Trước tiên phải phổ cập cơ chế tổ ngũ, cái này rất khó, trái phải đám này không biết, đội ngũ rất khó thành hình. Nhưng phủ hanh tri dùng dây mây buộc vào một bên chân phải và tay phải của đám lính, từ đó đội hính ngang dọc sẽ nhanh hơn luyện thành.
Các chiến binh Âu Lạc hay có thói quen dùng v·ũ k·hí cá nhân nên mỗi ông một loại. Cho nên Phủ đã có dự tính, tập hợp toàn bộ lao động các bộ nhỏ xung quanh tạo thành một khu công trường khổng lồ mấy ngàn người, lương thực thì chính bộ Việt Thường của Phủ sẽ ra hết, tức là Phủ móc tiền túi trang trải tất cả. Nước mất nhà tan tổ chim vỡ liệu còn trứng lành? Tiếc một chút cá nhân tài nguyên? Điều đó không có trong từ điển của Phủ. Từ khi gặp được q·uân đ·ội của Lê Hoàn lại thấy cách đối đãi quân, tụ tập lòng quân của ông ta thì Phủ học được nhiều lắm.
Ở đấy doanh trại Lê Hoàn quân hắn đã học được nhiều hơn là người khác nghĩ.
Nhìn thứ gọi là quân xưởng với “ thợ thủ công” làm việc hắn hiểu được sức mạnh của nhóm người này.
Việt Thường cũng có thợ thủ công nhưng chưa thành nghề chuyên, chưa phân cấp rõ nhiệm vụ. Nhưng ở Hoàng Đế Lê Doanh Phủ đã nhìn thấy các thợ thủ công phân công làm việc và tốc độ kinh hoàn ra sao.
Người giỏi nung sắt chỉ nung sắt, người giỏi rèn chỉ rèn người giỏi mài chỉ mài, người giỏi làm đồ gỗ chỉ làm đồ gỗ. Người làm khuôn tốt chỉ làm khuôn.
Đáng hận là Phủ chưa học được kỹ năng nung sắt của doanh Lê Hoàn, nhưng hắn biết ngay tại khu vực này có mỏ sắt chính tận mắt hắn thấy thợ thủ công trong doanh móc sắt quặng từ đâu ra.
Phủ tin hắn có thể chế sắt nếu có thời gian nghiên cứu, nhưng lúc này không có thời gian.
Phủ bắt đầu tập hợp tất cả các “ thợ thủ công tay nghề các bộ xung quanh, học theo Lê Hoàn doanh phân công lao động. Hắn muốn đại lượng c·hết tạo v·ũ k·hí mới. Đó là lưỡi mác đồng tiết kiệm hiệu quả dài, dễ sử dụng và rất hiệu quả cho đội hình.
Việt Thường có Kích nhưng mỗi bộ đều đúc khác nhau, có dài có ngắn không thích hợp đội hình quy chuẩn.
Người giỏi nung rót đồng chuyên nung rót đồng, kẻ giỏi làm đồ mộc thì làm cán thương. Người không tay nghề thì chặt tre cạo vỏ tre.
Điểm mệt mỏi nhất là khuôn đúc, mỗi lưỡi mác cần làm khuôn cát mịn đúc một lần nếu cứ như vậy thì muộn mất.
Phủ thấy người tương lai làm khuôn đúc bằng gang, có thể dùng lại nhiều lần.
Gang dễ nấu chảy do đó hắn tập hợp toàn bộ mười mấy tay già dặn nhất về đúc đồng yêu cầu bọn hắn đúc gang làm khuôn.
Sự thật là làm được, gang rót hơi khó hơn đồng, nhiệt độ nóng chảy cao hơn một khoảng nhưng vẫn làm được rót gang.
Sau một ngày đêm không ngủ không nghỉ các thợ đồng đã nung chảy mười mấy bộ chiến giáp gang mà Phủ thu được để làm khuôn.
Họ làm được các khuôn gang chưa phải thật sự tinh mĩ nhưng đúng là khuôn gang. Tất cả mừng muốn khóc.
Có khuôn gang chính là muốn đúc bao nhiêu mũi thương mũi giáo mũi tên đều được, khuôn gang rất bền.
Phủ hạ lệnh tiếp nung các bộ chiến giáp còn lại chiến lợi phẩm thành khuôn của rìu kiếm, từ đây lấy đó làm chuẩn mà đúc…
Tốc độ đúc đồng nhanh tăng đến chóng mặt vì giai đoạn làm khuôn vất vả tố thời gian không còn.
Ngày đêm hàng chục lò đồng không ngưng nghỉ . Khuôn gang đúc cả mất trăm lần mới vỡ, vỡ thì lại đem gang ra đúc lại…. thật sự tận dụng đến cùng cực.
Cán thương làm bằng tre, hơ lửa sấy khô, làm cân thương gỗ quá tốn thời gian.
Tre khô lại được đun trong dầu trẩu nóng tầm nửa canh giờ lôi ra xấy khô rồi lặp lại.
Hàng ngàn người làm cán thương. Công việc này chỉ tốn thời gian không đòi hỏi quá nhiều tay nghề.
Có thể nói rất nhiều kích đồng mác đồng cũ bị nung la đúc lại. Cả ngàn mũi mác mới tinh đều tăm tắp ra đời.
Đây là v·ũ k·hí quy chuẩn cho q·uân đ·ội, giống nhau như đúc.
Do phải tiết kiệm đồng nên chỉ có lưỡi giáo dài 3 tấc (12cm) dày nửa tấc rộng 1 tấc có rãnh máu cùng đốc kích còn lưỡi qua bị bỏ qua nặng hơn 1 cân (cụ thể là 700g).
Phủ nghĩ thêm 1 tấc dài là thêm thêm phần mạnh cán thương dài 6 thước (2m4) bởi lẽ tre rỗng khá nhẹ có thể để thân mác dài hơn mà vẫn cầm tốt. Cho nên Phủ tận dụng, mũi giáo nặng có hơn 1 cân nên cũng không hề thấy quá nặng đầu. Về vấn đế tre dai nhưng dễ nứt thì Phủ linh động cho quấn mây. Quấn các đoạn giữa đốt tre. Tre không thể vỡ ở mắt, nay lại gia cố giữa đốt, trừ khi chặt hết mây mới khiên cho cán thương dễ vỡ.
Phủ Việt Thường thành 4 đội.
Trường mác thương 600 người, trang bị khiên mây, tre phía sau lưng, hông đeo búa nhẹ hai tay cầm trường mác dài 6 thước. Đám này học nguyên theo quân của Lê Hoàn. 6 hàng mỗi hàng 100 người. Học đúng hai động tác đó là bổ mác từ trên cao xuống cùng rút mác lại rồi đâm. Không có luyện thêm cái gì khác. Đây là những thứ Phủ đã học được ở quân doanh Lê Hoàn trước đó.
Đội tiếp là là 845 người cầm thương ngắn 4,5 thước (1,8m) đây là bọn có thể dùng thương một tay, vẫn dài có thể chọc, nhưng bên hông có đeo rìu lớn hơn, lúc cần là dùng rìu chiến là chính.
Đồng thì cả bộ lạc ngoài nung quặng dự trữ chính là các đồ đồng đều bi lôi ra nung hết, ngay cả v·ũ k·hí không đúng quy cách cũng nung. Có khuôn gang tốc độc đúc siêu phàm, nung không lại với đúc rồi.
Khó hắn nhất vẫn là khiên. Khiên Mây không nhiều, chỉ có thể làm khiên tre đan mà thôi.
Sợi tre đập dập luộc nước cho mềm rồi xoắt vội mà đan, sau đó xấy khô ngâm dầu trẩu, lại xấy khô ngâm dầu trẩu, thứ này dai khó xuyên nhưng sợ lửa. Chần cẩn thận sử dụng thích đáng.
Thứ ba là đội cung thủ với nhân số 500 người trang bị cung mềm thêm 1 thanh kiếm đồng dắt hông, nhóm này tuyển dễ, 10 ông người Việt thì 9 ông biết dùng cung để săn bắn. Phủ định toàn quân trang bị cung nhưng hết đồng để chế đầu tên mất rồi, cả bộ hiện chỉ có 10 ngàn mũi tên đồng.
Cuối cùng là 50 kỵ binh, nói là kỵ binh cho oai chứ mấy ông mới tập tành cưỡi ngựa. Nói chung là ngồi tạm vững chứ đánh nhau thì đám này xuống ngựa cầm kích cho nhanh. Kích này là kích xịn toàn bằng sắt thu được ở Lục Hải đấy.
Sau 7 ngày quân đoàn Việt thường bộ 2000 người hùng hùng hổ hổ tiến về Cửu Chân thề g·iết giặc trả thù.