Chương 10: Xuân - Quách
Chương 10: Xuân - Quách
Thành Cổ Loa là trung tâm văn hoá, chính trị, quân sự của nước Âu Lạc. Nhưng nay mảnh đất phồn vinh một thời đang bị chà đạp không thương tiếc.
Từng dãy cọc cắm đầu người mọc trồng hai ven đường, những trồng thây đốt khắp nơi phát ra mùi khét lèn lẹt nan toả trong không khí đến cả dặm, một số chỗ nhầy nhụa trong mỡ người.
Nhưng n·gười c·hết có khi con đỡ, người sống còn khổ hơn thế nhiều. Nam thành nô lao động khổ cực như súc vật đòn roi tới tấp ngày đêm thay cơm. Nữ bi thảm ánh mắt vô hồn bị vô số Triệu tặc trà đạp hãm h·iếp.
Triệu Đà sau khi chiếm thành ra lệnh bắt những người Âu Lạc còn sống phải phá tường thành, phá ngày đêm không ngừng nghỉ. Bọn lính tráng phía dưới ra sức bóc lột đ·ánh đ·ập, thi thoảng chọn 1 người xấu số nào đó để chém đầu thị uy.
Địa ngục trần gian là đây chứ đâu.
Trái với khung cảnh âm ti ai oán bên ngoài thì cung điện cũ của An Dương Vương lại một màu sa hoa tiệc tùng. Thắng trận nên Triệu Đà thưởng cho tướng lĩnh rất hậu, lại cho binh sĩ tự do c·ướp b·óc cả tháng.
Nhưng tuyệt nhiên hắn chỉ tham gia vài buổi cho có rồi cho gọi các tướng lĩnh chủ chốt vào bàn việc.
“Có tin báo rằng Thục Phán đã chạy đến Cửu Chân tập hợp lực lượng để chống lại quân ta!” Triệu Đà nói.
“Man di bại tướng mà thôi, xin bệ hạ cho thần lãnh 1 vạn tinh binh, nội trong vòng 1 tháng nguyện dâng thủ cấp của Thục Phán.” Nhâm Sò chắp hai tay xin lệnh.
Thằng này là con riêng của Nhâm Ngao người từng khuyên Triệu Đà về việc chiếm Lĩnh Nam lập quốc.
‘Vùng đất Nam Hải có núi chắn, có biển kề, rất thuận lợi cho việc dựng nước và phòng thủ chống lại q·uân đ·ội từ Trung Nguyên đánh xuống.’
Trước khi Ngao c·hết còn chính thức bổ nhiệm Triệu Đà nối quyền cai trị quận Nam Hải tạo căn cơ cho Triệu Đà kiểm soát vùng Lĩnh Nam, g·iết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở đây, cho tay chân của mình thay vào những chức vụ đó mà lên cơ đồ như ngày hôm nay.
“Hừ, man di? Vậy Nhâm Sò tướng quân đang nói bề hạ lần trước thua cả hạng man di? Ta thấy người khinh địch như vậy, để người cầm quân ắt bại mà hao tổn vô ích.”
Tôn Trọng Thư một võ tướng khác của Triệu Đà đâm chọc.
Thư vốn là người của Tôn gia Giang Đông nhưng trời xui thế nào lại đi theo Triệu Đà từ những ngày đầu xuống Lĩnh Nam nên rất được trọng dụng. Gần đây lão đang không vừa ý về việc mấy ‘thằng nhóc’ trong quân ỷ cha mình có ơn với vua mà ngang ngược, đa số tội ác ở Cổ Loa đều từ lính dưới trướng bọn này mà ra.
Việc này cần phải trấn chỉnh ngay nếu không dân Âu Lạc sẽ liều c·hết chống trả. Khổ nỗi vua Nam Việt khi nghe tin ấy lại bảo là kì hạn 1 tháng chưa hết cứ kệ đi.
“Ông!” Sò mặt đỏ phừng phừng tức giận chỉ tay thẳng vào mặt Tôn Trọng Thư.
“Thằng oát con này mày dám chỉ vào mặt tao? Muốn ăn đòn phỏng!” Lão già kia cũng chả vừa.
“Các người có thôi không?” Triệu Đà tức giận quát.
Chúng tướng im bặt, khí chất của một vị vua trên lưng ngựa như bóp chặt yết hầu của hai người kia.
“Triệu Xuân đâu rồi?” Đà hỏi thái giám đang hầu bên cạnh.
“Dạ… dạ bẩm, thái tử vẫn đang trong phòng ạ.” Tên kia lắm bắp thưa.
Xoảng một tiếng, chiếc ly sứ bị vỡ tan tành, Triệu Đà mặt hằm hằm phẫn nộ.
“Gọi thằng c·hết tiệt đấy đến đây cho ta!”
Gã thái giám tái mặt vâng vâng dạ dạ mau chóng chuồn đi mất.
Triệu Đà quay sang nhìn Triệu Quách tức Trọng Thuỷ, càng nhìn càng thuận mắt.
Nam Việt mới lập quốc căn cơ còn mỏng, hàng năm phải đút lót tiền bạc cho Tây Âu và Mân Việt tuy quân Tần thiện chiến nhưng lại là cô quân ở nơi này phải đánh lấn từng bước không thể chịu được tứ bề thọ địch. Cơm phải ăn từng miếng. Muốn chinh phục Bách Việt thì căn cơ phải vững, chia chúng ra để đánh.
Lần trước mang quân đánh Âu Lạc, đã gặp khó ở Cổ Loa chật vật đánh mãi không xong cái thành c·hết tiệt này, thời tiết thì khó khăn quân sĩ ngã bệnh ốm c·hết vô số thì cớ.
Lúc ây Tây Âu nhăm nhe đánh vào vùng đất tên Ung ( Ung Châu thời Tống hay Nam Ninh hiện tại ) cho nên Triệu Đà phải rút vội quân về khiến An Dương Vương thừa cơ truy kích g·iết được một mớ lính.
Việc đánh từng nước Việt không khó, nhưng với địa thế cài răng lược như vậy chỉ cần một bước đi nhầm là hỏng cả bàn cờ
Sau đấy Triệu Đà cảm thấy nếu cứ đánh nhất Việt mà các Việt khác trong Ngũ Việt Tây Âu, Mân, Hồ, Đông, Âu Lạc quấy phá thì quá khó. Cho nên hắn bày mưu giả hòa cùng Âu Lạc Triệu Quách đi ở rể Âu Lạc.
Nào ngờ thằng này đem về cho lão kinh hỉ lớn, không những ă·n c·ắp được công nghệ làm nỏ của người Âu Lạc cùng bản đồ thành quách bố trí quân sự Cổ Loa mà còn lôi kéo được vài tên lạc hầu lạc tướng về phe Nam Việt.
Chính vì điều này việc Triệu Đà có thể thần tốc lần này đánh hạ Cổ Loa trong khi cả Tây Âu và Mân Việt chưa kịp phản ứng can thiệp.
Triệu Quách tuy con thứ, lại là th·iếp sinh, nhưng tính tình ổn trọng, lại thâm sâu như biển, làm tiệc ổn thỏa, Triệu Xuân thì đúng là làm cho Đà cảm thấy rất mệt mỏi, sau này hắn trăm năm liệu có dám giao cơ nghiệp Triệu gia cho Xuân không? Nhưng phế trưởng lập thứ không phải đơn giản, Nhà ngoại của Xuân không tầm thường.
Xuân này từ khi Triệu Quách sang Âu Lạc thì mất đi đối thủ tranh ngôi là xa vào con đường ăn chơi. Việc Thục Phán chạy được cũng một phần do thằng này bất cẩn mà thành.
Vốn dĩ cánh quân của Triệu Xuân lo bọc phía nam Cổ Loa để không cho Thục Phán cùng đám lạc trưởng phía nam chạy xuống. Ai ngờ tên này vừa đi vừa cho quân c·ướp b·óc làm hội quân muộn không kịp chặn.
Đến lúc nghe tin Thục Phán dương cờ cần vương ở Cửu Chân thì Triệu Đà tức sôi máu chó lên, giờ lại nghe tin thằng nghịch tử kia đang mải ăn chơi nhảy múa thì trong đầu hắn có ý nghĩ phế trưởng lập thứ rồi.
Một lúc sau Triệu Xuân say lèm nhèm áo quần lôi thôi người đầy mùi rượu chạy tới, Triệu Đà tức dận rút kiếm tí thì chém. Nếu không phải có các tướng ngăn cản thì sau đêm nay lão chỉ còn 1 đứa con trai.
Sau một hồi nhốn nháo ăn nguyên cái ly nước vào mặt thì Xuân cũng tỉnh rượu. Hắn đi một mạch tới cạch bản đồ rồi rút con dao ra đâm thẳng vào vị trí Cửu Chân rồi hô.
“Thục Phán chạy được là do con, vậy thì để cho nhi thần đi lấy đầu hắn đi!”
Cả đám trố mắt nhìn, thái tử vẫn còn đang say rượu đúng không? Mời bệ hạ cho hắn thêm vài ly nước nữa cho tỉnh.
“Trẫm đồng ý những Nghiễm Văn(tự của triệu Xuân) phải lập quân lệnh trạng!”
Thế nhưng chả hiểu thế nào mà Triệu Đà lại đồng ý. Chúng tướng nhao nhao phản đối nhưng lời vua đã nói làm sao có thể rút là rút lại được.
Vậy là 10 ngày sau Triệu Xuân thống lĩnh 1 vạn 5000 quân xuôi nam về Cửu Chân, cùng lúc này Phủ đã về đến Việt Thường bắt tay vào huấn luyện q·uân đ·ội.
Đoàn quân rồng rắn đi ra khỏi Cổ Loa, đích thân Triệu Đà đứng trên cổng thành tiễn biệt.
Triệu Quách đứng sau lão cha đáy mắt hơi lóe lên vẻ sắc lạnh, tất nhiên điều đó chả thể thoát khỏi ánh mắt của Triệu Đà. Miệng lão hơi vểnh lên cao hứng hẳn.
“Quách! Ta có nhiệm vụ cho con đây.” Lão nhìn vào Trọng Thủy.
“Dạ có nhi thần!” Triệu Quách quỳ xuống lĩnh chỉ.
“Ta cấp cho con 2 vạn quân, trong vòng 3 tháng phải thu phục các bộ phía tây Cổ Loa.” Triệu Đà nhìn về phía tây rồi ra lệnh.
“Nhi thần tuân chỉ.”
Triệu Quách nhận lệnh xong lui xuống. Triệu Đà chắp tay sau lưng nhìn đoàn người đi dưới ánh bình minh. Một lúc sau ông ta lại gọi.
“Tôn Trọng Thư!”
“Có thần!” Tôn tướng quỳ một chân hô lớn.
“Ngươi dẫn 5000 quân đi đến Tam Giang thu phục bộ này, nên nhớ nếu không đánh mà thu phục được bọn họ thì tốt nhất.” Đà chầm chậm nói.
“Thưa bệ hạ, vậy thì nơi này còn có 5000 quân…” Tôn Trọng Thư ngập ngừng.
“Không sao, như vậy mới đủ!” Vua Nam Việt nói, đáy mắt đầy sát khí.